PHẦN 2: KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC, ĐANG CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC
Tương phản hoàn toàn với Việt Nam, đại hồ điều hòa Tonle Sap ở Campuchia vẫn còn nguyên vẹn. Biển hồ mênh mông này vẫn được nhân dân Campuchia nâng niu, bảo vệ. Vào MÙA MƯA nước sông Mê Công tích trữ vào hồ, cung cấp một nguồn thủy sản to lớn cho nhân dân đánh bắt, cắt giảm nước vào ĐBSCL. Vì rất ghét mùa nước LŨ này nên các cây đa khoa học Việt Nam cần cám ơn nhân dân Campuchia.
Vào MÙA KHÔ nước từ từ rút ra, đảo chiều, đẩy ngược vào sông Mê Công sang Việt Nam. Nước hồ rút làm trơ lòng bùn đầy dinh dưỡng xung quanh hồ. Người dân thi nhau trồng lúa thuần khiết hữu cơ, không cần bón phân, không cần phun thuốc trừ sâu. Đó là cuộc sống Thuận Thiên, nông nghiệp cân bằng sinh thái. Biển hồ Tonle Sap hiện nay đang thực sự giúp ĐBSCL về vấn đề nước. Đến năm 2050, tôi đoán vẫn vậy. Rất ổn định “Mùa mưa cắt giảm lũ, mùa khô tăng cường nước cho ĐBSCL”. Quá quí đối với ĐBSCL.
Như vậy Biển hồ Campuchia vô cùng hữu ích đối với ĐBSCL cả hai mùa, toàn năm và lâu dài. Thế mà hiện nay nhân dân Campuchia có nguyện vọng làm kênh đào Funan Techo, sẽ lấy đi từ sông Mê Công có 5m3/s, tức 0,05% của một giọt nước (15.000m3/s) sông Mê Công, các cây đa khoa học Việt Nam đã giẫy nẩy lên phản đối. Một số người đã vào tài khoản mạng xã hội của ông Hun Sen, Chủ tịch Thượng viên Campuchia bình luận những câu rất phản cảm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã bị ung thư nặng về khoa học, đang rất có hại cho đất nước: Vì người dân đã bị Bộ NN&PTNT tước quyền lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì giữa mặn, ngọt và lợ. Cụ thể việc Nhà nước bỏ 7 phần kinh phí, nhân dân góp 3 để xây 57.000km đê bao hàng vạn lô đất để sản xuất lúa 3 vụ quanh năm. Người dân coi như bắt buộc chỉ có trồng lúa. Có nhiều nơi bà con thấy rằng canh tác nước mặn và nước lợ hiệu quả hơn. Cụ thể là nuôi tôm lãi hơn cấy lúa và trồng dừa nên đã phá cống, phá đập để lấy nước mặn. Nhưng như vậy là vi phạm pháp luật vì phá hoại các công trình thủy lợi của Nhà nước. Sống trong vùng sinh thái nước mặn nhưng lại không được phép canh tác nước mặn, phải thực hiện nông nghiệp nước ngọt. Điều này đã đẩy rất nhiều nông dân vào con đường làm ăn “phi pháp, lén lút”, đã đào giếng khoan, hút nước ngầm mặn lên để nuôi tôm. Trong khi nước mặn bề mặt lại bị cống đập chặn, ngăn từ xa.
Vì trồng lúa chỉ có thua lỗ, nên nhiều nơi bà con đã đào ao, hồ nuôi tôm ngay tại ruộng lúa của mình, mặc cho xung quanh là lúa và kênh mương nước ngọt. Báo chí đăng nhiều câu chuyện bà con chấp nhận nộp phạt để nuôi tôm. Bà con phải khoan hút nước ngầm (mặn lợ) để nuôi tôm. Nếu nước ngầm chưa đủ độ mặn nuôi tôm thì mua thêm muối ăn pha vào theo tỷ lệ 100kg muối cho 1.000m3 nước. Tôi tin là Tứ trụ Triều đình mà biết được những thông tin này sẽ phải phát khóc. Sống tại vùng sinh thái nước mặn – lợ nhưng người dân không được phép canh tác nước mặn – lợ để làm giàu; phải canh tác nước ngọt dựa vào nước sông thượng nguồn đổ về cộng với nước mưa tại chỗ. Điều này chỉ có ở Việt Nam với Bộ NN&PTNT là Tổng lư lệnh, nhưng rất ưu ái ngành Thủy lợi.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã bị ung thư nặng về khoa học, đang rất có hại cho đất nước: Vì ĐBSCL vô cùng bằng phẳng, cao độ thấp, có mặt tiền là biển nhưng lại quay lưng lại với biển, quyết canh tác nước ngọt. Các cửa sông, kênh, rạch giao lưu với biển đã bị bịt và sẽ bịt hết. Từ năm 1975 đến 2016, ước tính khoảng 6 tỉ USD (giá trị hiện hành) đã được Bộ NN&PTNT đầu tư cho ngành Thủy lợi, chiếm khoảng 80% tổng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước của toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Nguồn WB: Báo cáo Phát triển Việt Nam năm 2016: Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam). Ngành Thủy lợi ngồi trên núi vàng núi bạc, nhưng nhiều triệu người dân trồng lúa vẫn khổ.
Thậm chí một số cây đa khoa học Thủy lợi đã nhiều năm vỗ ngực “Việt Nam từ đói ăn đi xin gạo, đã nhanh chóng thừa gạo để ăn và xuất khẩu là nhờ ngành Thủy lợi”. Những người chuyên làm công tác xuất nhập khẩu phân hóa học và thuốc trừ sâu cũng có quyền nói “Nước có thừa ngoài sông, nhưng không có phân hóa học và thuốc trừ sâu thì cũng chẳng có gạo để ăn”. Mừng là chúng ta không thấy ai tranh công về xuất nhập khẩu phân bón và thuốc trừ sâu.
Theo tôi ngành Thủy lợi không nên đảo chính phản động đối với lịch sử. Vì lập luận của đảo chính là sai về khoa học. Không nên cho rằng nhờ có thủy lợi, đất nước mới chuyển từ đói ăn thành cường quốc xuất khẩu gạo. Về vấn đề này, nhân dân Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam đã ghi nhận ông Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, là “Cha đẻ” của khoán hộ trong nông nghiệp đã đi vào lịch sử của đất nước. Thập kỷ 60, ông vô cùng đau đớn thấy nhiều năm liền ruộng đồng mầu mỡ tốt tươi, phân bắc, phân xanh, thủy lợi tưới tiêu đầy đủ, thế mà nông dân vẫn đói ăn. Người nông dân bị trói buộc trong HTX. Ra đồng làm việc buổi sáng, nghỉ trưa, chiều về đều theo tiếng kẻng gõ ở đầu làng. Hình ảnh người nông dân “giơ cuốc lên, nhưng nghe thấy tiếng kẻng nghỉ trưa đã không thèm bổ xuống ruộng, mà đặt cuốc ngay lên vai mình, thanh thản bước lên bờ ra về” cho thấy người nông dân không thiết tha làm việc trong HTX thời đó. Thương dân quá, ông đã dấu Trung ương thực hiện “khoán chui”, thực chất là “xé” HTX giao lại ruộng đất cho nông dân tự làm và khoán thu sản phẩm, còn lại bao nhiêu nông dân hưởng hết. Chỉ sau có vài tháng, dân có cơm ăn no nhờ khoán chui. Các cánh đồng 5-7 tấn/ha liên tiếp hình thành, năng suất và sản lượng tăng gấp đôi gấp ba, nạn đói giáp hạt kinh niên được loại bỏ ngay lập tức, ấm no hạnh phúc đã trở về đầu tiên trên tỉnh Vĩnh Phúc.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã bị ung thư nặng về khoa học, đang rất có hại cho đất nước: Vì cửa sông Ba Lai (thuộc sông Tiền) tại tỉnh Bến Tre đã bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bịt miệng vào ngày 30/4/2002. Đã chết từ lâu, không có dòng chảy, thành một hồ nước lợ siêu dài, phù sa lắng đọng đầy vùng bên trong, nước ô nhiễm nặng do chất thải của dân cư, từ các hoạt động nông và công nghiệp. Đài TV1 đã có một bài phóng sự về sự tiếc nuối của người dân đối với con sông chết này.
ĐBSCL ngày xưa là biển. Hiện nay là đồng bằng rất thấp có mặt tiền là biển, với vô vàn sông lớn, sông bé, kênh, rạch lớn bé chằng chịt thông nối với nhau. Hệ sinh thái ngàn năm cân bằng ở vùng này là mặn – lợ - ngọt. Vì vậy xâm nhập mặn ở vùng 8 tỉnh (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang) tiếp giáp biển đã có từ ngàn năm rồi, là hàng ngày, là từng phút, từng giây, là tạo hóa đã ban tặng. Do vậy nếu bắt người dân vùng này chỉ canh tác nước ngọt là sẽ mãi nghèo. Vì là thực hiện lối canh tác nghịch thiên, rất không hiệu quả. Vì phải đầu tư tốn kém; phải dành nhiều thời gian, công sức cho việc ngăn mặn. Nói là có lãi nhưng chỉ là cảm tính thôi.
Thượng nguồn cái hồ Ba Lai siêu dài này vẫn bị nước mặn từ sông Tiền và sông Hàm Luông tấn công “tập hậu”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đâm lao, phải theo lao, nên đã tiếp tục bỏ tiền xây thêm hai cống ngăn mặn nữa tại xã Tân Phú và xã Tiên Long thuộc huyện Châu Thành. Trên thế giới, có lẽ không ở đâu thắt lưng, buộc bụng để biến một con sông tự nhiên, tạo hóa ban tặng, bị bịt miệng đầu ra và bịt miệng đầu vào thành một hồ nước lợ tù túng siêu dài (có lẽ khoảng 50km) như ở tỉnh Bến Tre.
Từ năm 2002 đến nay ĐBSCL chỉ còn lại 8 cửa sông thôi. Vì vậy để cho chính xác nên đổi tên ĐBSCL thành Đồng bằng sông Bát Long. Đau khổ hơn nữa là tám cửa sông ra biển còn lại của sông Mê Công sẽ bị thu nhỏ miệng lại như đề xuất đã được công bố của nhà khoa học Lương Quang Xô (Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam). Sẽ là những khoản đầu tư khổng lồ. Tiền lấy đâu ra? Nhà nước chỉ có mỗi cách duy nhất là tăng thu thuế, phí từ dân và bán đất đai, cũng là tài sản của dân.
Đúng như GS.TS Võ Tòng Xuân, đại biểu Quốc hội, người có quá nhiều năm gắn bó với nông nghiệp Đồng bằng sông Bát Long và Trường đại học Cần Thơ, đã viết về ngành Thủy lợi “Tâm lý ngành này “có công trình mới có ăn” nên thường xuyên đề xuất với lãnh đạo nhiều công trình để trồng thêm lúa, rất tốn kém và không hiệu quả trong thời buổi này” (nguồn: Báo cáo của giáo sư tại Hội nghị Diên hồng về Phát triển bền vững vùng ĐBSCL, ngày 26 – 27/9/2017 tại Cần Thơ). Có tội không? Có quá đi chứ.
Ngày 5/3/2022 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục tổ chức lễ khánh thành cống đập bịt miệng sông Cái Lớn và Cái Bé tại tỉnh Kiên Giang, có tổng mức đầu tư 3.300 tỷ đồng. Đó là hai con sông lớn nhất đổ ra biển Tây vào vịnh Rạch Giá. Tuy nhiên vùng này vẫn còn rất nhiều kênh, rạch liên thông với vùng cửa biển thông sông Hậu chịu tác động rất lớn của thủy triều biển Đông có biên độ dương lớn gấp 3 lần thủy triều biển Tây. Muốn bịt kín, ngăn mặn nước vùng này sẽ cần thêm nhiều cống nữa và chi phí vận hành đóng mở các cống sẽ vô cùng tốn kém. Về lý thuyết đối với ngăn mặn biển Đông, hàng ngày hai lần đỉnh triều dâng lên phải đóng cửa van lại. Đối với biển Tây vì là nhật triều nên chỉ cần một lần đóng van cửa. Chi phí vận hành cống ngăn mặn đương nhiên sẽ bổ vào thuế và sẽ thu từ dân.
Bịt miệng cửa sông đồng nghĩa với ép nhân dân phải canh tác nước ngọt, nên các tỉnh có mặt tiền là biển đã phải hàng ngày chiến đấu với xâm nhập mặn. Quá mệt, quá khổ, quá tốn kém!.
Bắt người dân trồng lúa 3 vụ, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, suốt ngày rắc phân hóa học và phun thuốc trừ sâu, đồng nghĩa với khổ suốt đời, xóa đi cơ hội CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ vùng này; ví dụ giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp nhẹ, thủ công mỹ nghệ, du lịch v.v..
Việt Nam đã bị ung thư nặng về khoa học, đang rất có hại cho đất nước:
Ngày 28/10/2008 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1547/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh”, do Bộ NN&PTNT trình. Quy hoạch này có 2 hợp phần chủ lực nhằm ngăn LŨ từ sông Sài Gòn, sông Soài Rạp và Vàm Cỏ Đông tràn vào:
a) Xây dựng tuyến đê bao dài 172km (đường đỏ hình bản đồ bên dưới): Độ cao đỉnh đê từ 2 – 3m, chiều rộng mặt đê 7,5m, chạy suốt dọc bờ hữu sông Sài Gòn (từ Bến Sức, huyện Củ Chi), đến dọc sông Nhà Bè, dọc sông Soài Rạp, đi tiếp dọc bờ tả sông Vàm Cỏ đến Vàm Cỏ Đông; khép kín khu vực cần được bảo vệ (khoảng 3/4 diện tích Tp. HCM) và 4 huyện của tỉnh Long An là Cần Giuộc, Cần Đước, Bến Lức và Đức Hòa.
b) Xây dựng 12 cống lớn (các chấm tím hình vẽ dưới) và trạm bơm tại các cửa kênh, rạch lớn, khép kín các tuyến đê bao dài 172km.
Bộ NN&PTNT đã giao GS.TS Trần Đình Hòa, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu công trình đê biển Vũng Tàu – Gò Công tỉnh Tiền Giang (hình vẽ đường xanh đậm) từ năm 2010 – 2012. TS. Hòa cho biết “Ý tưởng xây dựng tuyến đê biển này đã được Chính phủ đồng ý giao cho 4 Bộ liên quan tiến hành nghiên cứu… các nội dung và kết quả nghiên cứu đã bao trùm khá đầy đủ về hiệu quả giảm ngập, ngăn mặn, tăng cường rất tốt khả năng chống lũ, chống ngập lụt, tác động của giải pháp đến kinh tế xã hội, môi trường hệ sinh thái… Những giải pháp, biện pháp kỹ thuật và công nghệ thi công sẽ rất mới, hiện đại mang tầm cỡ quốc tế…”. Dự toán tổng chi phí cho đê biển này 160.964 tỷ đồng.
Tôi vô cùng ngạc nhiên với tuyến đê bao hình lưỡi bò dài 172km và công trình đê biển vĩ đại. Ngạc nhiên đến kinh hoành. Vì Tp. Hồ Chí Minh chưa bao giờ có ngập úng toàn diện, toàn thành phố, chỉ có ngập úng cục bộ, khi vài điểm, khi chục điểm, luân phiên thay đổi theo lưu vực bị mưa. Tp. HCM được Trời ưu ái, may mắn hơn rất nhiều các tỉnh miền Trung và miền Bắc, nên CHƯA BAO GIỜ trải nghiệm LŨ, LỤT ngập mái nhà, gây thảm họa chết người và thiệt hại tài sản. Chỉ 30 năm gần đây thành phố mới bị NGẬP ÚNG CỤC BỘ sau mưa, nhiều nơi chỉ cần mưa vừa phải đã ngập úng, gây phiền toái cho dân.
Vô cùng lạ. Không thể hiểu nổi. Vì Tp. HCM đã ngàn năm không có LŨ, LỤT. Chỉ có ngập úng cục bộ sau mưa bão, mà phải xây đê bao và đê biển kỳ vĩ như vậy? Mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu tại Tp. HCM mới chỉ có 2cm, tối đa là 2 đốt ngón tay thôi. Nếu không phải ung thư về khoa học thì có thể do Tp. HCM tiền của để mốc nhiều năm không biết làm gì thì đổ vào xây đê bao, đê biển cho vui.
Vô cùng buồn là không một cây đa khoa học thủy lợi nào liếc mắt vào số liệu ghi chép, thống kê, theo dõi hàng ngày về MỰC NƯỚC CAO NHẤT tại trạm thủy văn Phú An sông Sài Gòn. Căn cứ niên giám thống kê công bố tại website của UBND Tp. HCM từ năm 2005 đến năm 2015 tôi phát hiện một nghịch lý vô cùng lạ: MỰC NƯỚC CAO NHẤT CỦA MÙA MƯA LẠI LUÔN THẤP HƠN MÙA KHÔ. Tôi đã tính bình quân cho 10 năm nói trên. Kết quả là mực nước cao nhất của mùa mưa là 135cm, mùa khô là 142cm chênh lệch là 8cm. Vô cùng ngạc nhiên. Không thể tin được vào mắt mình. Nhưng đó là những số liệu hết sức khách quan, trung thực do các nhân viên theo dõi, quan trắc ghi lại. Họ ghi chép vô tư và trung thực, hàng ngày, quanh năm. Vì đó là số liệu cho 10 năm, đủ dài để tôi kết luận TÍNH QUI LUẬT của hiện tượng kỳ lạ này. Vậy làm sao có thể giải thích được hiện tượng nghịch lý, khó tin này? Yếu tố “bí ẩn” nào của tự nhiên đã “cứu giúp” Tp. HCM, ngăn không cho nước sông Sài Gòn dâng cao vào mùa mưa? Tôi đã giải thích thành công hiện tượng kỳ lạ này dựa vào Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton (Vật lý 10) về lực tương tác hấp dẫn giữa Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng, quĩ đạo chuyển động và các khoảng cách giữa chúng với nhau. Chi tiết xin xem tại website nguyenducthang.vn nhóm tin “Thủy lợi và ngập úng Tp. HCM”. Rõ ràng đê bao hình lưỡi bò dài 172km với 12 cống lớn bịt miệng hết kênh lớn chống ngập cục bộ đâu đó sau mưa bão và đê biển kỳ vĩ ngăn mực nước biển dâng 2 đốt ngón vì biến đổi khí hậu là tâm thần về khoa học.
Ngày 30/8/2018 tôi gửi bài viết “Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực Tp. HCM là phản khoa học và rất có hại cho đất nước” đến Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND Tp. HCM. Sau đó tôi nhận được 3 công văn dưới đây:
Việt Nam đã bị ung thư nặng về khoa học, đang rất có hại cho đất nước: Vì theo các cây đa khoa học Việt Nam, Tp. HCM phải được ưu tiên đặc cách, đặc thù, đặc biệt, hàng đầu cả nước, về cơ chế chính sách, về vốn ngân sách Nhà nước, về vốn FDI v.v.. mới có thể giải quyết được mấy vấn nạn cơ bản sau:
a) Ung thư về ùn tắc giao thông
b) Ung thư về ngập úng
c) Ung thư về vệ sinh môi trường
d) Ung thư về lấn chiếm vỉa hè
e) Ung thư về dòng người nhập cư và nhà ở xã hội.
f) Ung thư về dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe.
Buồn là 20 năm qua, càng ưu tiên, đặc cách đặc thù, càng tắc. Vấn nạn năm sau cao hơn năm trước. Lãnh đạo Tp. HCM gần đây đã kêu toáng lên “Ưu tiên như vậy là chưa đủ. Tp. HCM hiện đang bó tay”
Rất tương phản, trong khi ĐBSCL liền kề thì nghèo, suốt ngày lội ruộng. Vài triệu người lao động từ vùng này thầm lặng kéo về Tp. HCM, làm đủ việc thượng vàng hạ cám để kiếm sống. Họ phải bỏ lại con thơ cho bố mẹ già, những người cao tuổi gánh vác. Hạnh phúc gì khi mà con cháu của chúng ta sống vắng thiếu sự chăm sóc, nâng niu trìu mến của bố mẹ. Lao động thượng vàng hạ cám để kiếm sống thì giỏi lắm đủ nuôi miệng, tiền thuê nhà ở và gửi chút ít về cho mẹ già để mấy bà cháu cơm cháo nuôi nhau. Không thể xây nhà, xây cửa ở quê được.
Vậy tại sao chúng ta không làm ngược lại? Chọn giải pháp mà cả Tp. HCM và ĐBSCL đều được. Cả hai cùng thắng. Đó là Tp. HCM phải xua tay, từ chối tất cả ưu tiên, ưu ái, cơ chế đặc biệt; quyết không biến thành MỘT CỤC NAM CHÂM KHỔNG LỒ CỦA ĐẤT NƯỚC, đã làm lãnh đạo thành phố 20 năm qua ăn không ngon, ngủ không yên. Tốt nhất lãnh đạo Tp. HCM hãy xua tay, đẩy các dòng vốn trong và ngoài nước về ĐBSCL. Hãy nói với họ rằng “Cám ơn. Xin mời các quí ông, quí bà về ĐBSCL” và kiến nghị Chính phủ hãy trải thảm đỏ cho các nhà đầu tư về ĐBSCL. Đó là tư duy phát triển của hầu hết các thành phố ở Châu Âu “Không nên biến mình thành cục nam châm khổng lồ của đất nước” và “Phát triển nhưng không để lại ai ở phía sau”.
Việt Nam đã bị ung thư nặng về khoa học, đang rất có hại cho đất nước:
Tại Paris từ 30/11 – 12/12/2015 diễn ra Hội nghị Biến đổi khí hậu lần thứ 21 của Liên Hợp quốc (COP 21). Các đoàn đại biểu từ 196 quốc gia đã thống nhất với Thỏa thuận Paris 2015 về chống BĐKH. Đó là một thỏa thuận lịch sử của thế giới nhằm cứu lấy Trái đất, bảo vệ nhân loại. Mục tiêu chủ yếu là cắt giảm phát thải carbon, trụ cột là cắt giảm nhiệt điện than. Hội nghị COP nào cũng phải có đại diện của Bộ Công thương. Đoàn COP 21 của Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đã thể hiện trách nhiệm, khẳng định cam kết chính trị mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam đã, đang và tiếp tục chủ động, có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế chung tay nỗ lực ứng phó với BĐKH bằng những hành động cụ thể cả ở tầm quốc gia và quốc tế.
Thế mà sau hội nghị, Bộ Công thương vẫn trình Thủ tướng ký phê duyệt Qui hoạch Điện lực VII điều chỉnh (Quyết định số 428/2016/QĐ-TTg, ngày 18/3/2016), đưa tỷ lệ nhiệt điện than lên quân vương, trụ cột 53% vào năm 2030. Tôi đoán là đại diện Bộ Công thương đã ngủ gật tại COP 21, đã biến Thủ tướng Chính phủ Việt Nam là người chém gió tại COP 21. Đầu óc của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã bận nghĩ về việc khác. Vì Bộ này luôn là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Đánh giá Môi trường chiến lược của đề án Qui hoạch Điện lực. Bộ đã có văn bản thống nhất ủng hộ nên Thủ tướng Chính phủ mới ký phê duyệt. Biết được tin này, cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry, đặc phái viên của Chính phủ Mỹ về BĐKH đã vội bay sang Việt Nam, khuyên Chính phủ Việt Nam “không nên là tù nhân của nhiệt điện than, một con rồng vàng nhưng phủ đầy bụi than”.
Việt Nam đã bị ung thư nặng về khoa học, đang rất có hại cho đất nước:
Quyết định số 428/2016/QĐ-TTg, ngày 18/3/2016 phê duyệt Qui hoạch Điện lực VII điều chỉnh sẽ đưa điện lực Việt Nam trở về thời kỳ “đồ đá” so với thế giới, vì đã chọn mô hình điện lực của thập kỷ 60 cho tương lai của ngành điện Việt Nam.
Ngày 29/9/2015 tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) cùng với nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard đã tổ chức hội thảo quốc tế "Than - nhiệt điện than: những điều chưa biết". Trưởng nhóm chuyên gia, ông Lauri Myllyvirta cho biết “Trong tổng số người Việt chết yểu do ô nhiễm không khí của năm 2011, có đến 4.300 người được xác định liên quan đến khí thải từ các dự án nhiệt điện than. Dự báo khí thải than ở Việt Nam sẽ tăng gấp ba lần vào 2030. Khi đó có khoảng 25.000 người chết mỗi năm”.
Như vậy, từ năm 2011 đến năm 2045 Việt Nam sẽ tổ chức đại lễ mừng kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo tính toán của tôi, sẽ có 613.047 người chết yểu (premature death) vì nhiệt điện than nếu hoàn thành thực hiện bản Qui hoạch Điện lực VII điều chỉnh.
Ngày 6/7/2018 tôi đã có thư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về “Quy hoạch Điện VII điều chỉnh là rất có hại cho đất nước”. Với bản quy hoạch này chúng ta phải thắt lưng buộc bụng, bỏ ra 148 tỷ USD để “mua” được những tác hại vô cùng to lớn sau đây:
8g30 ngày 14/8/2018 tôi được mời đến phòng họp 508 của Cục Điện lực và NLTT; đối diện với các chuyên gia, cán bộ quản lý của Cục, tất cả 8 người. Chủ trì, điều hành cuộc họp là Phó Cục trưởng Lê Văn Lực. Kết quả sau cuộc họp là ngày 25/8/2018 Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã ký thư gửi cho tôi; đánh giá cao những tâm huyết, góp ý của tôi cho công tác quy hoạch điện lực và sẽ cho làm Quy hoạch điện VIII.
Việt Nam đã bị ung thư nặng về khoa học, đang rất có hại cho đất nước:
Ngành điện là ngành kinh tế trụ cột, số một của đất nước. Quy hoạch Phát triển Điện lực quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nói đơn giản, đó là một văn bản kế hoạch phát triển dài hạn, cho 15 – 25 năm. Bộ Công thương là cơ quan chuyên trách và có kinh nghiệm nhiều năm xây dựng Qui hoạch Điện lực. Thế mà có đến 4 bản Qui hoạch Điện lực liền kề đều bị chết yểu. Bình quân tuổi thọ cho một bản quy hoạch là 4,5 năm. Cụ thể: QHĐ 5 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 95/2001/QĐ-TTg ngày 22/6/2001. Tiếp đến là QHĐ 6, QHĐ 7 và QHĐ 7 điều chỉnh ra đời ngày 18/3/2016 tại Quyết định số 428/QĐ-TTg. Sau khoảng 2 năm thực hiện phải bỏ vì thư kiến nghị của tôi.
Buồn là đề án QHĐ 8 chết ngay từ trong trứng nước. Vì ngày 08/10/2021 Bộ Trưởng Bộ Công Thương ký Tờ trình số 6277/Ttr-BCT đã bị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ bắt làm lại. Vì sao? Vì tôi phát hiện ra Đề án QHĐ 8 đã xác định vào năm 2045 điện nhiên liệu hóa thạch vẫn là trụ cột của ngành điện, chiếm 60,8%, trong đó 30% là nhiệt điện than. Điện năng lượng tái tạo chỉ có 36,5%. Còn lại là nhập khẩu 3,1%. Tôi đã gửi kiến nghị: Nếu Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt bản đề án này, đồng nghĩa với Bộ Công thương sẽ đeo mặt nạ điện than cho Thủ tướng Phạm Minh Chính đi tham dự Hội nghị COP26 của Liên Hợp quốc về chống BĐKH từ 31/10 – 12/11/2021 tại Vương Quốc Anh.
Rất mừng là tại COP26 Thủ tướng đã cam kết với Thế giới là Việt Nam sẽ tiến tới trung hòa phát thải carbon (zero carbon emission) vào năm 2050, đồng nghĩa xóa bỏ nhiệt điện than. Vì vậy cam kết này phải được thể hiện trong bản dự thảo mới của QHĐ 8 và được phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023. Đồng nghĩa với ngành điện Việt Nam sẽ quay 180 độ, đi cùng hướng phát triển với điện lực thế giới.
Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 là liều thuốc cơ bản, đặc trị chống ung thư cho Hiệp hội Năng lượng Việt Nam. Vì tại website của Hiệp hội, từ ngày 08/2/2017 – 14/6/2017 đăng liền mạch 20 bài “Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than?” và từ ngày 13/10 – 18/12/2017 đăng 15 bài “Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm”. Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội, tại bài 4, đăng 06:54 15/02/2017 có viết nguyên văn “Trong tương lai, tới năm 2050, chúng ta có thể phát triển nhiệt điện than lên 50 – 60%, vấn đề ô nhiễm môi trường không là quan trọng”.
Việt Nam đã bị ung thư nặng về khoa học, đang rất có hại cho đất nước:
Bộ Công thương đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007 phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”, sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 1,8 triệu tấn (khoảng 2,0 triệu m3), đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xăng dầu của cả nước. Để thực hiện đề án này Việt Nam sẽ cần khoảng 1,0 triệu ha đất trồng sắn và xây dựng 18 nhà máy tại 3 miền Bắc, Trung, Nam để ủ men tinh bột sắn sản xuất cồn ethanol siêu tinh khiết. Tập đoàn PVN dưới thời lãnh đạo của Chủ tịch Đinh La Thăng đã xây dựng 3 nhà máy. Mỗi nhà máy công suất 100.000m3 ethanol/năm. Định nghĩa xăng E5: Cứ 5 lít ethanol siêu tinh khiết trộn với 95 lít xăng khoáng RON92 ta được 100 lít xăng E5.
Vì nhân dân e ngại xăng E5 không thích hợp với động cơ xe Nhật nên ít mua, nên ngày 01/01/2018 Bộ Công thương đã đình chỉ bán xăng khoáng RON92. Đồng nghĩa với bắt buộc khách hàng phải mua xăng E5 hoặc xăng RON95. Chỉ vài ông quan phụ trách mảng xăng dầu thôi nhưng quyền lực vô biên, ngang nhiên ngồi lên trên cả Luật cạnh tranh, do chính Bộ chủ trì soạn thảo. Vi phạm rất thô bạo Luật cạnh tranh.
Để đẩy mạnh tuyên truyền về xăng E5, Bộ Công thương đã làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông. Kết quả là ngày 29/9/2017, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành quyết định số 1622/QĐ-BTTTT về “Chương trình truyền thông quốc gia nhằm khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học”, kéo dài 4 năm, từ 2017 đến 2020:
Đầu tháng 8/2018 tôi tình cờ đọc được thông tin tuyên truyền trên. Tôi vô cùng ngạc nhiên, vì thấy nó vô lý và phản khoa học. Một đàn chuột 100 con, gồm 95 chuột đen và 5 con chuột trắng, thế mà cứ gọi là đàn chuột trắng. Đến các cháu học sinh tiểu học cũng phản đối, sai! Do vậy, tôi đã tìm hiểu sâu hơn về xăng E5. Không thấy nơi nào trên thế giới gọi là xăng sinh học E5, hay xăng E5 là xanh, là sạch cả. Duy nhất chỉ có ở Việt Nam. Thế giới chỉ đơn giản gọi là xăng E5.
Ngày 15/8/2018 tôi đã có bài viết gửi Thủ tướng Chính phủ “Về chính sách xăng E5 là phản khoa học và rất có hại cho đất nước”. Trong đó tôi đã đưa ra rất nhiều Thực tế/Sự thật để phân tích, chứng minh cho 7 vấn đề sau:
Tôi nghĩ chính xác là VÔ CÙNG CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC. Nhưng bởi vì những tác hại nói trên chia đều cho 100 triệu dân gánh chịu. Mỗi người một ít, nên nhiều người không nhận ra. Người dân vẫn im lặng, chấp nhận. Tuy nhiên, những lãnh đạo cao cấp của đất nước mà biết được những thông tin này họ sẽ vô cùng đau đớn. Đau đớn đến phẫn uất. Ví dụ các Bộ trưởng mà đọc xong, có thể sẽ nghẹn lòng cay đắng. Vì chỉ một vài ông quan thôi mà nhân dân cả đất nước phải gánh chịu.
Việt Nam đã bị ung thư nặng về khoa học, đang rất có hại cho đất nước:
20 năm qua, cả đất nước đều biết ùn tắc giao thông (UTGT) là vấn nạn nhức nhối hàng đầu của thủ đô Hà Nội và của Tp. HCM. Nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược đã được Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ ban hành. Ngân sách của Nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông của Hà Nội và Tp. HCM là vô cùng nhiều so với các lĩnh vực khác.
Gần đây nhất là Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Qui hoạch Giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Trong đó riêng 10 tuyến đường sắt đô thị trên cao đã chiếm khoảng 40 tỷ USD được kỳ vọng là quả đấm thép để chấm dứt UTGT. Báo chí đã nói nhiều về những con đường đắt nhất hành tinh của Hà Nội. Ngày 20/12/2016 Bí thư Hoàng Trung Hải rất lo lắng “Hôm trước tôi có báo cáo Bộ Chính trị là Hà Nội đang nhìn thấy thảm họa đến dần mà không biết làm thế nào”.
Như vậy là mọi chất xám, trí tuệ của Bộ Giao thông Vận tải và hai Sở GTVT đã được vắt kiệt. Uy quyền quản lý Nhà nước họ cũng đã khai thác hết. Thăm quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm nước ngoài cũng không thiếu. Hà Nội đã tổ chức thi và đã trao giải thưởng cho giải pháp chống UTGT.
Vậy tại sao UTGT không giảm, vẫn tăng nặng? Có cách nào nữa không? Sao không nghĩ khác và làm khác?
Năm 2015 tôi viết ra giải pháp loại bỏ triệt để UTGT cho Hà Nội và Tp. HCM. Lật ngược tỷ lệ giao thông các phương tiện cá nhân/công cộng đang là 90/10 thành 10/90 chỉ sau 3 năm thực hiện đầu tư. Căn cứ vào bản chất của giải pháp, tôi đặt tên là Giải pháp Xung và hiến gửi tới Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (khi đó là anh Đinh La Thăng), UBND thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; kính xin, kính biếu, kính mời họ. Giải pháp xung hoàn toàn không có trong sách giáo khoa của ngành giao thông. Là giải pháp thuộc về TỔ CHỨC QUẢN LÝ VĨ MÔ giao thông. Gồm hai chính sách không thể tách rời, luôn có nhau, luôn gắn bó khăng khít cùng nhau, như hai mặt của một đồng xu. Tách rời là thất bại. Vì bản chất là như vậy nên tôi ví giải pháp Xung như một đồng xu. Đồng xu là quá bé nên thế giới chưa có nhà khoa học giao thông nào phát hiện ra. Tôi nghĩ khác, có thể các cây đa khoa học Giao thông bị xiềng xích, trói buộc trong học thuyết của họ. Tôi là người ngoại đạo nên được tự do suy nghĩ để tạo ra những căn cứ khoa học mới, từ đó đề xuất giải pháp xung, không có trong sách vở giáo khoa của ngành Giao thông.
Bộ Giao thông Vận tải và Sở GTVT ở Hà Nội và Tp. HCM Việt Nam đã bị ung thư nặng về khoa học, đang rất có hại cho đất nước:
Khi tỷ lệ tham gia giao thông đi xe công cộng/xe cá nhân kỳ vọng là 90/10, đó thực sự là mô hình giao thông bền vững (Sustainable Transportation) của Hà Nội và Tp. HCM, mô hình mẫu mực cho thế giới. Ví dụ Tp. HCM có khoảng 10 triệu ô tô và xe máy cá nhân. Giải pháp xung sẽ “cắt giảm” 8 – 9 triệu xe ra khỏi giao thông. Trên đường phố sẽ chỉ có 1 – 2 triệu xe cá nhân đi lại. Ngạc nhiên chưa!
London, Paris, New York, Bắc Kinh, Moskva v.v.. có đường phố thênh thang, rộng lớn; có hạ tầng giao thông công cộng khá hoàn hảo, đặc biệt là hệ thống tàu điện ngầm kỳ vĩ. Tuy nhiên họ chỉ mới đáp ứng được 50 – 60% nhu cầu đi lại của người dân. Còn lại tỷ lệ đi xe con là rất cao và một ít là đi xe đạp nên vẫn bị UTGT.
Gần 10 năm kính xin, kính biếu, kính mời, bài giải pháp xung của tôi chưa thể leo lên đến cấp lãnh đạo Bộ GTVT hay Chủ tịch UBND thành phố để họ tự nghiên cứu, tự đọc. Toàn là cấp chuyên viên và lãnh đạo Vụ, Viện, Sở đọc. Những ý kiến mà họ đưa ra làm căn cứ để từ chối giải pháp xung thực sự là ngây ngô về khoa học. Giá mà ông Bộ trưởng GTVT trực tiếp đọc bài viết, chỉ cần 1 - 2 giờ thôi, thì Hà Nội và Tp. HCM sẽ thực xóa bỏ triệt để vấn nạn UTGT, sẽ bay cao, bay xa; giống như ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã đọc trực tiếp bài viết của tôi “Cần trả lại chân lý khoa học cho kết luận về nguyên nhân cá chết”. Đọc xong, ông gọi điện ngay cho tôi “bài viết của anh là thuyết phục”. Ông tin luôn, nghe luôn, không hề lăn tăn. Một mình ông quyết luôn, không cần hỏi đội ngũ “tham mưu, quân sư, cố vấn tậm tịt” nữa. Tôi tin là lòng Bộ trưởng Trần Hồng Hà khi ấy vô cùng buồn, vô cùng thất vọng, vì đội ngũ tham mưu, cấp dưới của mình đã bị ung thư nặng về khoa học. Họ đã mắc những lỗi sai rất cơ bản, rất sơ đẳng trong Hóa học và Môi trường.
Việt Nam đã bị ung thư nặng về khoa học, đang rất có hại cho đất nước:
Ngày 6/4/2016 đã xẩy ra thảm họa môi trường biển lịch sử của Việt Nam, đồng thời của thế giới. Cá chết trắng ngoài biển, nổi mênh mông và trôi dạt vào bờ. Bắt đầu từ biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) vào tỉnh Thừa Thiên - Huế dài 209km. Thủ tướng Chính phủ ký ngay quyết định giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam xác định nguyên nhân. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công An, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng phối hợp.
Hàng trăm nhà khoa học, liên Bộ, ngành, từ Trung ương tới địa phương, lao ngay vào cuộc truy tìm nguyên nhân cá chết. Họ được trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị hiện đại và kinh phí. Sau gần 3 tháng làm việc hết sức, khẩn trương và quyết liệt, thông qua nhiều hội nghị, hội thảo nội bộ, Bộ KH&CN cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ về nguyên nhân.
Ngày 30/6/2016 Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ họp báo công bố nguyên nhân cá chết là do CÁC ĐỘC TỐ PHENOL VÀ XIANUA KẾT DÍNH TRONG MỘT LỚP MÀNG NHẦY NHƯ TẤM CHĂN DI ĐỘNG, HÚT NHẢ ĐỘC TỐ GÂY RA. Lớp màng di động này đi đến đâu, cá chết đến đó. Không khí xã hội căng thẳng. Một số nơi đã có biểu tình. Bộ Tài nguyên và Môi trường căng lên như một giây đàn. Bộ trưởng Trần Hồng Hà bị các đại biểu Quốc hội tấn công, truy vấn trách nhiệm. Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh Võ Kim Cự bị cách chức. Từ ngày cá chết, tất cả sản lượng cá đánh bắt trước đó cũng bị tiêu hủy. Tất cả những hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến biển bị cấm.
Sáng 01/07/2016, các cây đa khoa học trụ cột của đất nước họp bàn về các giải pháp làm sạch biển. Một cây đa trụ cột về hải dương học nói với báo giới, san hô biển đã bị chết, phải vài chục năm mới tự phục hồi lại được. Trưởng nhóm về các độc tố hóa học đề xuất “Sẽ phải hút hàng ngàn tấn trầm tích, kinh phí hút 1.000 tấn cũng phải mất vài nghìn tỷ đồng. Chúng ta sẽ phải hút suốt chiều dài 209 km và phải hút sâu tối thiểu 50cm thì mới đảm bảo sạch biển” (Báo Dân Việt, đăng thứ Sáu, ngày 01/07/2016 15:46 PM). Tôi tính sơ bộ tổng kinh phí cần dùng là 473 tỷ USD và thời gian khoảng 5 năm.
Với một số thông tin ít ỏi trên báo điện tử VnExpress được phép đăng khi đó, với kiến thức cơ bản về Hóa học và Môi trường mà tôi tích lũy được, tôi khẳng định là nước biển khi ấy là nước uống tốt, nếu không có độ mặn, vi trùng và vi khuẩn. Tôi thấy đó là một kết luận rất sai, ngây ngô về khoa học, đối kháng với nhiều thực tế hiện trường, với thông lệ Thế giới giải thích nguyên nhân cá chết ngoài biển. Từ khi loài người biết sản xuất ra các độc tố hóa học đến nay, chưa ở đâu trên Thế giới xẩy ra cá chết trắng ngoài biển khơi bị qui kết do các độc tố hóa học, duy nhất chỉ có ở Việt Nam.
Tôi đã viết bài “Cần trả lại chân lý khoa học cho kết luận về nguyên nhân cá chết”. Tôi phân tích, chứng minh rằng trong nước thải của công ty Formosa Hà Tĩnh khi đó có chứa một lượng khổng lồ các cation sắt hai (Fe2+) tác dụng với ô xy hòa tan vốn rất khan hiếm dưới đáy biển, tạo thành hợp chất hydroxit sắt ba, kết tủa màu vàng Fe(OH)3. Đây là một phản ứng hóa học cơ bản và rất phổ biến của tất cả các nhà máy nước khai thác nước ngầm, sử dụng giàn phun mưa để lấy ô xy loại bỏ các cation sắt hai Fe2+ luôn có trong nước ngầm. Cá đã chết vì cạn kiệt oxy đáy biển, một cái chết an lành và nhân đạo. Cá chết vì cạn kiệt ô xy đã phải đem tiêu hủy. Vậy cá chết trên khắp tất cả các mẹt hàng bán ở chợ cá cũng phải đem tiêu hủy à? Theo tôi chỉ nên tiêu hủy loại cá chết đã ươn, không còn tươi.
Tầm 16g30 một ngày cuối tháng 7/2016 tôi gõ cửa phòng Bộ trưởng Trần Hồng Hà và hé mở. Thấy bên trong có vài người đang họp, tôi vội đóng cửa và đứng chờ ngoài hành lang. Khi mọi người họp tan, ra về, tôi vào luôn. Chỉ được có khoảng 2 phút, đủ để trao tận tay bài viết của tôi cho Bộ trưởng. Bộ trưởng đón nhận, mở cặp diplomat đặt vào và nói “Cám ơn, tôi sẽ đọc ngay tối nay”. Sau đó khoảng 3 ngày, một buổi chiều Bộ trưởng đã gọi điện thoại cho tôi, nói là bài viết thuyết phục. Ít ngày sau, Bộ trưởng tắm biển, ăn cá biển và tuyên bố biển đã an toàn, trong lành để cho TV, đài báo quay. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến biển chính thức trở lại bình thường. Người dân vùng này không hiểu vì sao biển lại sạch nhanh đến vậy. Các cây đa khoa học trụ cột và tinh tú của đất nước cũng chấm dứt luôn việc bàn luận về các giải pháp làm sạch biển. Với 473 tỷ USD và 5 năm nạo vét đáy biển sẽ là một sự hủy diệt kinh hoàng toàn bộ hệ sinh thái đáy biển miền Trung. Tuy nhiên lấy đâu ra 473 tỷ USD? Nếu thắt lưng buộc bụng 100 triệu dân Việt Nam, giỏi lắm Quốc hội duyệt chi 5 tỷ USD, nhưng cũng đủ tàn phá toàn bộ hệ sinh thái đáy biển vùng này.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã bị ung thư nặng về khoa học, đang rất có hại cho đất nước:
Tôi đã có một số lần gửi thỉnh cầu đến Bộ Khoa học và Công nghệ, đòi trả lại chân lý khoa học cho kết luận về nguyên nhân cá chết; nhưng Bộ đã quay lưng lại. Thư cuối cùng tôi viết có tiêu đề “Sẽ là có tội, nếu Bộ Khoa học và Công nghệ vẫn cố tình bắt nhân dân cả nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội mãi phải nghe sai, nói sai và hiểu sai về nguyên nhân cá chết”. Trong đó tôi đưa ra nhiều phân tích rất khách quan và khoa học. Dưới đây chỉ là một số trích dẫn:
Nhận thức là cả một quá trình không ngừng nghỉ, con người đã gặp nhiều sai lầm, vấp ngã, đứng lên, thông qua đó loài người được hoàn thiện, phát triển rực rỡ như ngày nay. Nhiều những sai lầm, thất bại trong nghiên cứu KH&CN đã giúp cho con người những bài học, kinh nghiệm quí, những phát hiện mới, tìm ra những qui luật mới làm nền tảng cho những giải thưởng KH&CN cao quí. Không có giải thưởng Nobel khoa học nào mà con đường dẫn đến nó được trải đầy hoa, đằng sau nó không có những sai lầm và thất bại.
Khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 Bác Hồ đã viết lên nguyện vọng “Mong muốn Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu”. Bác đã ban hành Sắc lệnh số 016-SL ngày 4/3/1959 thành lập Uỷ ban Khoa học Nhà nước. Hiến pháp của đất nước cũng luôn qui định KH&CN là những quốc sách hàng đầu của đất nước. Quốc hội đã ấn định hàng năm, tổng chi ngân sách Nhà nước cho phát triển KH&CN là 2%. Đến nay, đất nước chúng ta đã có khoảng 25.000 tiến sĩ.
Ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Hôm nay tôi nói công khai, cũng có lúc bên công an, quân đội tâm tư, xin xử lý nội bộ hoặc nói thế nào để không làm mất uy tín hai cơ quan này… Công khai là thanh bảo kiếm chữa lành các vết thương, phải phanh phui nó ra, cắt bỏ nó đi thì mới chống được tệ nạn. Che giấu, bưng bít mới dẫn đến mất uy tín”.
Tuy nhiên Bộ Khoa học và Công nghệ vẫn lặng thinh. Tổng Tư lệnh của ngành KH&CN mà quay lưng lại với những chân lý, qui luật của khoa học sẽ là thảm họa cho đất nước. Tôi không nói ngoa đâu.
Việt Nam đã bị ung thư nặng về khoa học, đang rất có hại cho đất nước:
Các cây đa khoa học ngoại ngữ, ngoại thương; các viện, trường về ngoại ngữ, ngoại thương đã hiểu sai và dịch sai một cụm từ chuyên môn phổ thông, nhưng rất quan trọng là BUSINESS MANAGEMENT được dịch là QUẢN TRỊ KINH DOANH. Suốt 30 năm đổi mới tôi thấy báo chí, truyền thông nói nhiều về các khóa học, đào tạo về Quản trị kinh doanh. Một ngành nghề, một lĩnh vực thu hút học sinh, sinh viên mạnh mẽ hai thập kỷ qua. Tôi đã cố hình dung để hiểu thế nào là Quản trị kinh doanh và những nội hàm của nó là gì? nhưng rất khó, không nghĩ ra nổi. Mặc dù tôi đã tra nhiều từ điển khác nhau về từ Business, tất cả đều dịch là kinh doanh, công việc.
Thế rồi một hôm tôi tình cờ thấy cháu họ của tôi cầm quyển sách tiếng Anh Business Administration. Vốn đã tò mò, khó hiểu về khoa học Quản trị kinh doanh nên tôi tranh thủ mượn xem luôn. Tôi vào ngay trang đầu đọc phần định nghĩa business administration là gì? Đọc xong phần định nghĩa tôi òa lên vui mừng. Vì tôi đã hiểu hết toàn bộ những nội hàm chủ yếu của khoa học này và trả lại quyển sách. Sách định nghĩa rất rõ đó là quản trị một tổ chức, một thực thể hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt mục tiêu phát triển của nó. Vậy nó phải là QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP, không thể là QUẢN TRỊ KINH DOANH. Chắc chắn rồi vì Quốc hội không ban hành Luật Kinh doanh, chỉ có Luật Doanh nghiệp thôi. Những nội hàm của quản trị doanh nghiệp lớn và rộng hơn rất nhiều so với quản trị kinh doanh. Vì vậy việc dịch chuẩn xác theo nội hàm của vấn đề, sẽ vô cùng hữu ích cho cả triệu sinh viên, học sinh và những người khát khao hiểu biết về ngành này. Do vậy, những bằng cấp, tên khoa vẫn đề Quản trị kinh doanh sẽ là điều xấu hổ.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã bị ung thư nặng về khoa học, đang rất có hại cho đất nước:
Trước đây tôi đã đọc các công văn của Bộ Khoa học và Công nghệ khi nói về các cơ chế chính sách thương mại, thị trường thúc đẩy phát triển KH&CN, Bộ toàn dùng cụm từ “thị trường khoa học công nghệ, KH&CN”. Cho đến nay khi đọc một số thông tin, tài liệu trên mạng vẫn thế, chưa thay đổi. Tôi nghĩ đó là một lỗi sai cơ bản mà Bộ chưa nhận ra. Vì thế giới chỉ nói về thị trường công nghệ (technology market), và chỉ tồn tại thị trường công nghệ. Họ không nói về thị trường khoa học, và không tồn tại thị trường khoa học (science market).
Vì khoa học là sản phẩm trí tuệ của nhân loại. Các qui luật, chân lý khoa học là sở hữu chung. Do vậy khoa học không phải là một hàng hóa, không thể mua bán, trao đổi được. Ví dụ học thuyết Mác – Lê Nin. Ví dụ định luật Newton. Ví dụ qui luật về “Mực nước cao nhất tại sông Sài Gòn Tp. HCM vào mùa mưa luôn thấp hơn mùa khô”, do tôi tình cờ phát hiện ra khi nghiên cứu về dự án đê bao hình lưỡi bò dài 172km chống ngập cho Tp. HCM. Như vậy, chỉ có công nghệ mới có sở hữu riêng, có chủ sở hữu, do vậy mới có thể trở thành hàng hóa trao đổi, mua bán trên thị trường. Do vậy tôi mong rằng Bộ Khoa học và Công nghệ, sau này sẽ chỉ nói là “thị trường công nghệ”.