Kính gửi: |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc Bộ trưởng Bộ Công thương Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ trưởng Bộ Tài chính Ủy ban Khoa học và Công nghệ Quốc hội Văn phòng Chủ tịch nước |
(về CHÍNH SÁCH XĂNG E5 LÀ PHẢN KHOA HỌC VÀ RẤT CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC)
Tôi tên là Nguyễn Đức Thắng, cán bộ Nhà nước về hưu năm 2008, có quá trình công tác, khởi đầu tại Viện Kỹ thuật quân sự, tiếp đến là Viện Khoa học Việt Nam và cuối cùng là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ Công thương hiện đang triển khai mạnh mẽ việc sản xuất và sử dụng xăng E5 trên phạm vi cả nước, tiến tới chỉ có bán xăng E5, không bán xăng RON 92. Sau khi nghiên cứu toàn diện rất nhiều vấn đề liên quan, tôi thấy việc triển khai thực hiện CHÍNH SÁCH XĂNG E5 ĐANG LÀ RẤT CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC:
Tôi thấy mình phải có trách nhiệm gửi thư này (đính kèm là bài viết phân tích chi tiết những sai lầm và tác hại của chính sách xăng E5) tới Tổng Bí thư, Thủ tướng và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan cân nhắc, xem xét và có nguyện vọng mong nhận được ý kiến trả lời vì ngày 18/3/2018 tôi đã gửi nhưng không một hồi âm.
Xin chân thành cám ơn.
Kính thư,
Nguyễn Đức Thắng,
Điện thoại 01652344233, email: ndthangndt@yahoo.com
=============================
CHÍNH SÁCH XĂNG E5 LÀ PHẢN KHOA HỌC VÀ RẤT CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT CỦA XĂNG KHOÁNG, ETHANOL (CỒN) VÀ XĂNG E5:
Thực tế/sự thật (TT/ST) 1: Định nghĩa xăng E5: Là xăng khoáng (RON92 hay RON95) nhưng thay thế 5% bằng ethanol tinh khiết. Cụ thể: Trộn 95 lít xăng với 5 lít ethanol tinh khiết ta được 100 lít xăng E5. Nếu tỷ lệ phối trộn là 10% hay 20% sẽ gọi là xăng E10 hoặc E20. Vì lượng ethanol là rất nhỏ, chỉ có 5% hay 10% nên MỌI TÍNH CHẤT LÝ HỌC VÀ HÓA HỌC CỦA XĂNG E5, E10 ĐỀU THUỘC VỀ XĂNG KHOÁNG, DO XĂNG KHOÁNG QUYẾT ĐỊNH.
TT/ST 2: Xăng khoáng (xăng truyền thống) ở Việt Nam có 2 loại là xăng RON92 và RON95. Xăng là sản phẩm thu được trong quá trình tinh chế dầu mỏ (nhiên liệu hóa thạch, fossil fuel). Thành phần cơ bản của xăng là hỗn hợp của các hợp chất cháy nổ mà chủ yếu là isooctan (công thức hóa học C8H18), butan (C4H10), ethyltoluen (C2H5-C7H7). Giá trị nhiệt lượng của xăng khi cháy nổ là 46,7 MJ/kg. Trong quá trình cháy, xăng kết hợp với khí O2 (oxy) tạo thành hai sản phẩm chủ yếu là khí CO2 và nước (H2O) và một lượng rất nhỏ khí SOx (gây ô nhiễm môi trường). Lượng SOx nhiều hay ít tùy thuộc vào chất lượng của xăng nhập khẩu (vào giá xăng nhập khẩu).
TT/ST 3: Ethanol (còn gọi là cồn), cũng là một loại nhiên liệu, có công thức hóa học là C2H5-OH. Ethanol tinh khiết 99,5% khi cháy cho ta giá trị nhiệt lượng là 26,8MJ/kg (bằng 57% so với xăng). Sản phẩm chủ yếu sau cháy cũng là khí CO2 và hơi nước (H2O) và một lượng rất nhỏ các chất formaldehyd, acetaldehyd gây ô nhiễm môi trường. Ethanol chủ yếu được sử dụng làm nhiên liệu đốt, pha trộn vào xăng. Ngoài ra, ethanol còn dùng làm hóa chất có nhiều ứng dụng khác nhau trong công nghiệp và đời sống, nhưng với một lượng rất nhỏ. Vì vậy, bài viết này chỉ đề cập đến ethanol nhiên liệu.
TT/ST 4: Trong hóa học, ở qui mô công nghiệp người ta có thể tổng hợp được ethanol bằng cách hydrat hóa ethylen nhờ xúc tác ở nhiệt độ cao và áp suất cao, theo phản ứng: C2H4 + H2O = C2H5-OH. Công nghệ phức tạp, giá thành khá cao.
TT/ST 5: Tuy nhiên, ở qui mô toàn cầu, ethanol chủ yếu được sản xuất từ quá trình lên men trực tiếp đường hay mật. Hoặc đun nấu thủy phân tinh bột (gạo, ngô, sắn, khoai các loại, lúa mì…), lên men sinh học, tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường, chuyển hóa tiếp thành hỗn hợp, đem chưng cất thông thường trong nhân dân ta thu được rượu (khoảng 15 độ, 15% ethanol). Còn lại chủ yếu là nước và lượng nhỏ các chất như methanol, propanol, formaldehyd, acetaldehyd… Trong nhà máy, qui mô công nghiệp có thể chưng cất thành rượu 45 độ (45% ethanol), cao hơn nữa ta được cồn công nghiệp 80% - 95% bán tràn lan khắp nơi. Trường hợp sau liên hoan, tiệc rượu trắng không rõ nguồn gốc có nhiều người bị ngộ độc, tử vong chủ yếu do methanol, propanol, formaldehyd, acetaldehyd có nồng độ quá cao (chủ yếu từ cồn ế thừa không rõ nguồn gốc, pha loãng thành rượu, bán rẻ).
TT/ST 6: Bằng phương pháp chưng cất chuẩn, trong nhà máy chỉ đạt được ethanol tinh khiết tối đa 95% còn lại 5% là nước. Tỷ lệ này là trần giới hạn, là điểm mà hỗn hợp thu được có điểm sôi không đổi (constant boiling point mixture - azeotrope). Giai đoạn tiếp theo là công nghệ chưng cất đặc biệt, có phụ gia xúc tác (đầu tư tốn kém) để đạt tới độ tinh khiết là 99,5% đáp ứng yêu cầu khắt khe để pha trộn vào xăng. Nếu kiểm soát chất lượng không tốt, độ tinh khiết chỉ đạt 98% đến 99%, nước còn lại từ 1% đến 2%, khi trộn vào với xăng sẽ không tốt cho động cơ.
Ethanol thu được từ quá trình lên men đường hay tinh bột gọi là bio-ethanol (ethanol sinh học) để phân biệt với ethanol sản xuất bằng phương pháp tổng hợp hóa học. Ở qui mô toàn cầu, ethanol chủ yếu sản xuất bằng lên men, nên người ta thường gọi, nói và viết đơn giản là ethanol, nhưng hiểu là bio-ethanol.
TT/ST 7: Ethanol có đặc điểm là hút ẩm mạnh. Khoảng không khí tiếp xúc bên trên ethanol, sẽ nhanh chóng bị “khô” vì ethanol hút hết độ ẩm, hút hơi nước từ không khí vào ethanol. Nếu bể, bình lưu giữ, đường ống dẫn ethanol không kín khí, không khí khô rồi lại tiếp tục được bổ sung không khí ẩm từ nơi khác đến; cứ thế lượng nước vào ethanol sẽ “tự động” nhiều thêm lên. Trong hỗn hợp: nước - xăng – ethanol thì nước sẽ rất dễ tách pha riêng biệt, sau thời gian nhất định sẽ nhìn thấy rõ nước tách riêng, xăng riêng.
TT/ST 8: Việc sử dụng đường hay tinh bột (gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mì…) là những dinh dưỡng cơ bản của con người để sản xuất ethanol làm nhiên liệu chạy xe đã bị nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế lên án vì trên Trái đất còn gần 2 tỷ người thiếu ăn. Do vậy, các nhà khoa học ở các nước công nghiệp phát triển đang tập trung nghiên cứu công nghệ dùng hóa chất (axit hoặc xút) thủy phân xen-lu-lô có trong bã mía, lõi ngô, vỏ bào, mùn cưa, gỗ vụn, thân, cành cây, bìa giấy vụn… chuyển hóa thành đường glucosa. Sau đó lên men đường glucosa để sản xuất ra ethanol. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ còn phức tạp và chi phí tốn kém, giá thành khá cao. Có ý kiến cho rằng những sinh khối (biomass) nói trên nên thiêu đốt hoặc khí hóa (gasification) để sản xuất điện năng, sau đó nạp điện năng này vào ắc qui chạy xe điện sẽ có hiệu quả hơn.
Như vậy cả xăng và ethanol đều là những nhiên liệu lỏng, có khối lượng riêng nhẹ hơn nước, dễ bốc hơi, dễ cháy và tỏa ra nhiều nhiệt lượng. Tuy nhiên ethanol tỏa ra nhiệt lượng thấp hơn, chỉ bằng 57% so với xăng khoáng, do vậy số km đường đi được so với xăng là ngắn hơn.
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG ETHANOL VÀ XĂNG E5, E10 Ở TRÊN THẾ GIỚI:
TT/ST 9: Nhiên liệu sinh học (biofuel): Gồm ethanol (sản xuất từ mía, đường, mật, củ cải đường, ngô các loại, lúa các loại, khoai các loại, sắn các loại và xen-lu-lo có trong các chất thải nguồn gốc thực vật), dầu thực vật (dừa, dầu cọ, dầu lạc, dầu đậu tương, dầu hướng dương…), dầu mỡ động vật (cá, lợn…).
Nhiên liệu sinh học là nguồn năng lượng tái tạo (renewable energy), vì được sản xuất từ nguyên liệu là động - thực vật, do con người tăng gia sản xuất, cứ hết lại có, không cạn kiệt.
TT/ST 10: Trên Thế giới có nhiều nước, có nhiều cách khác nhau trong trồng trọt các cây lương thực – thực phẩm để sản xuất ethanol sinh học (bio-ethanol). Tuy nhiên, tất cả các nước phát triển và rất nhiều nước đang phát triển trên Thế giới đều có cách tiếp cận trái ngược 180 độ với Việt Nam trong việc sản xuất bio-ethanol. Các nước EU đã đưa ra tiêu chí Phát triển bền vững (EU Sustainability Criteria) để xem xét, đánh giá liệu một nhiên liệu sinh học (bio-fuel) sản xuất ra có đáp ứng được tiêu chí PTBV hay không? Nếu bio-ethanol không đáp ứng được tiêu chí PTBV, sẽ không được cấp chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính (CO2 gọi chung là phát thải cacbon), không được phép phân phối và sử dụng trong khối EU kể cả nhập khẩu từ nước khác.
TT/ST 11: Theo Báo cáo thường niên về Nhiên liệu sinh học năm 2017 của EU, do Ban Dịch vụ Nông nghiệp Đối ngoại của Bộ Nông nghiệp Mỹ thực hiện (EU Biofuel Annual 2017, Foreign Agriculture Service, USDA): Năm 2016 toàn khối EU pha trộn ethanol vào xăng đạt tỷ lệ 3,3%. Ngày 30/11/2016 Ủy ban Châu Âu đã ban hành Chỉ thị Năng lượng tái tạo II (Renewable Energy Directive II, RED II) xác định trần phối trộn sẽ là 7% vào năm 2021, sau đó giảm dần về 3,8% vào năm 2030. Trong RED các tiêu chí PTBV đối với nhiên liệu sinh học được tập trung vào hai nhóm:
1) Phải giảm được 50% phát thải cacbon so với xăng thường (RON 92, RON 95). Đối với những nhà máy sản xuất bio-ethanol xây dựng từ năm 2018 trở đi sẽ chịu tỷ lệ cao hơn, là 60%. Việc đánh giá giảm phát thải cacbon đối với bio-ethanol sẽ được tính toán cho cả vòng đời sản phẩm, từ khâu trồng trọt ở ngoài đồng đến sản xuất trong nhà máy và cuối cùng đến tiêu dùng (từ nơi sinh đến nơi chôn cất, life cycle assessment/analysis, from cradle to grave).
2) Nhiên liệu sinh học (ví dụ bio-ethanol) phải có xác nhận của cơ quan/tổ chức có thẩm quyền là cây nguyên liệu được trồng trên đất, không phải là đất chuyển đổi từ đất rừng, đất có hàm lượng cacbon cao (high carbon density, là đất rất giàu các chất mùn hữu cơ, tiêu chuẩn hàng đầu về chất lượng của đất). Không được chuyển đổi đất rừng, đất có đa dạng sinh học cao (highly biodiverse land), đất rừng trồng (wooded land), đồng cỏ đa dạng sinh học (biodiverse grassland), đất ngập nước (wetland), đầm lầy (mire) thành đất trồng cây nguyên liệu để sản xuất bio-ethanol.
Đáng tiếc, việc trồng sắn để sản xuất và tiêu dùng bio-ethanol để pha trộn thành xăng E5 của Việt Nam đang phủ định tất cả hai nhóm tiêu chí này.
TT/ST 12: Đã nhiều năm và cho đến nay, Brazil và Mỹ là hai cường quốc sản xuất ethanol từ những cánh đồng mía bạt ngàn và những cánh đồng ngô bất tận của họ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ethanol ở Brazil là mía đường, ở Mỹ là ngô.
https://en.wikipedia.org/wiki/Ethanol_fuel_in_the_United_States
Năm 2010 toàn Thế giới sản xuất 86,85 tỷ lít ethanol. Trong đó Mỹ và Brazil đã chiếm đến 88%. Nước Mỹ đứng đầu với sản lượng 49,95 tỷ lít, bằng 58% toàn Thế giới, tiếp đến là Brazil 26,2 tỷ lít, chiếm 30% toàn cầu. Hiện nay, ethanol của Brazil và Mỹ đáp ứng đầy đủ những tiêu chí về Phát triển bền vững của EU.
TT/ST 13: Năm 2008 toàn nước Mỹ tiêu thụ 523 tỷ lít xăng, pha trộn với 36 tỷ lít ethanol, như vậy tỷ lệ pha trộn ethanol vào với xăng bình quân cả nước là 7% (thể tích). Tuy nhiên, vì nhiệt trị của ethanol thấp hơn so với xăng thường, nên tỷ lệ nhiệt năng của ethanol trong xăng chỉ bằng 4,6% (năng lượng).
TT/ST 14: Phòng thí nghiệm Quốc gia về NLTT của Mỹ (The National Renewable Energy Laboratory, NREL) đã nghiên cứu, đánh giá toàn diện hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu của xăng E20 so với xăng thường (xăng E0) đi đến kết luận là do nhiệt trị của ethanol thấp hơn so với xăng, nên xăng E20 đã bị thua thiệt, yếu kém hơn (7,7%) so với xăng thường.
TT/ST 15: Xét trên góc độ năng suất, hiệu quả kinh tế, hiệu quả năng lượng, và hiệu quả giảm phát thải khí nhà kính đối với sản xuất ethanol thì Mỹ thua xa Brazil. Nguyên nhân cơ bản vì ngô phải đun nấu chín, tiêu tốn rất nhiều năng lượng sau đó ủ men mới chuyển hóa thành đường. Còn đối với mía vì hàm lượng đường đã có sẵn trong mía nên chỉ cần lên men chuyển hóa thành ethanol.
TT/ST 16: SO SÁNH MỘT VÀI CHỈ TIÊU SẢN XUẤT ETHANOL CỦA BRAZIL VÀ MỸ
|
Brazil |
Mỹ |
Nguyên liệu chính để sản xuất ethanol |
Mía |
Ngô |
Sử dụng % diện tích đất canh tác cả nước |
1% |
3,7% |
1 đơn vị năng lượng đầu vào thu được n đơn vị năng lượng đầu ra (từ ethanol) |
9 |
1,4 |
Năng suất (số lít ethanol/1 ha đất) |
7.400 |
3.900 |
Tỷ lệ giảm phát thải cacbon, tính toán cho cả vòng đời sản phẩm, so với xăng, có tính đến việc thay đổi trực tiếp và gián tiếp sử dụng đất, theo tính toán của Cơ quan bảo vệ Môi trường Mỹ, vào năm 2022: |
61% |
21% |
Số xe (ô tô, xe tải nhẹ, xe máy) linh hoạt về nhiên liệu (có thể chạy với xăng E0 hoặc đến E85) đưa vào sử dụng tính đến năm 2011 |
16,3 triệu |
10 triệu |
Số trạm bán xăng có phối trộn ethanol trong cả nước, tính đến hết năm 2011 (% cả nước) |
35.017 (100%) |
2.749 (1,6%) |
Giá thành 1 lít ethanol (cent Mỹ) |
22 (năm 2006) |
35 (năm 2004) |
Tỷ lệ bình quân phối trộn ethanol vào xăng |
23% |
7% |
TT/ST 17: Theo khảo sát của Hiệp hội ô tô Mỹ (American Automobile Association, AAA) vào năm 2012 chỉ có 12 triệu trên 240 triệu xe hạng nhẹ (bằng 5%) được các hãng sản xuất xe phê duyệt là phù hợp với xăng E15. Đến tháng 6/2013 trên cả nước Mỹ chỉ có 24 cây xăng E15, trong tổng số 180.000 cây xăng.
TT/ST 18: Tháng 11/2013 Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ đã đưa ra những quan ngại về vấn đề/khó khăn từ thực tiễn liên quan đến tỷ lệ phối trộn ethanol quá 10% vào xăng và đề xuất coi 10% là trần giới hạn cho tỷ lệ pha trộn ethanol vào xăng.
TT/ST 19: Brazil là nước tổ chức sản xuất bio-ethanol qui mô, bài bản, toàn diện, đồng bộ, áp dụng triệt để cơ giới hóa, tự động hóa, tối ưu hóa tất cả các khâu (từ trồng mía, thu hoạch, vận chuyển vào nhà máy, sản xuất, xử lý và tận dụng mọi chất thải trong quá trình sản xuất, đến phân phối tiêu dùng) do vậy đã có chi phí thấp nhất và hiệu quả nhất Thế giới, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí khắt khe về PTBV của khối EU, kể cả rất nhiều năm trước đó chưa tồn tại những tiêu chí này. Chất thải của nhà máy được tái sử dụng làm phân bón bơm theo các hệ thống đường ống ra cánh đồng mía. Các nhà khoa học nghiên cứu về giống cây mía cũng vào cuộc để tạo ra những cây cho năng suất cao, ít sâu bệnh, kể cả biến đổi gen. Có thể nói năng suất mía của Brazil cũng thuộc diện cao nhất Thế giới. Đồng bộ với chủ trương sản xuất ethanol sử dụng làm nhiên liệu cho xe, các hãng sản xuất ô tô của Brazil tập trung thiết kế, sản xuất những loại xe, động cơ có thể chạy với tỷ lệ phối trộn ethanol bất kỳ, từ xăng E0 tới E85 (Flexible - fuel vehicles).
TT/ST 20: Theo báo cáo “Brazil Biofuel Annual 2017, Foreign Agriculture Service, USDA”: Từ năm 2012 đến năm 2017, tỷ lệ bình quân phối trộn ethanol tinh khiết vào xăng trên phạm vi toàn đất nước Brazil là cao nhất Thế giới, bình quân 18% - 27,5%. Chi phí cho sản xuất mía chiếm đến 60 – 70% giá thành của ethanol.
TT/ST 21: Theo “India Biofuels Annual Report 2017, Foreign Agriculture Service, USDA”: India năm 2016 nhập khẩu 400 triệu lít ethanol, nhập khẩu từ Mỹ chiếm 80% = 320 triệu lít = 173 triệu USD, suy ra 0,54 USD/L. Năm 2016 toàn Ấn Độ tiêu dùng 33.265 triệu lít xăng trộn với 1.110 triệu lít ethanol (tỷ lệ phối trộn 3,3%). Ethanol sản xuất chủ yếu từ mật mía 2.061 triệu lít + nhập khẩu 400 triệu lít – xuất khẩu 136 triệu lít = tiêu dùng 2.290 triệu lít, pha vào xăng 1.110 triệu lít.
Tóm lại:
III. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ETHANOL VÀ SỬ DỤNG XĂNG E5 Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG HỆ LỤY:
1. Tình hình trồng sắn khi chưa có chính sách xăng E5:
TT/ST 22: Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, chỉ tính riêng trong vòng 5 năm (từ 2010-2014), tổng diện tích rừng Tây Nguyên đã giảm tới hơn 300.000 ha, độ che phủ của rừng giảm 6,1%. Các nguyên nhân chính là do chuyển đổi rừng và phá rừng để trồng cao su, cây công nghiệp, cây ăn quả; xây thủy điện, hạ tầng giao thông, công trình công cộng, lấn chiếm đất rừng để canh tác, sản xuất nông nghiệp.
TT/ST 23: Cây sắn hay khoai mì hoặc củ đậu (cách gọi ở miền Nam) có thời gian sinh trưởng 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tùy giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng. Ưu điểm chính của cây sắn là củ cho ta tinh bột, nhưng cây sắn có 3 nhược điểm chính là “tham ăn dưỡng chất”, nhanh chóng làm cạn kiệt đất; củ và lá sắn có chứa độc tố xianua (HCN). Chế biến sắn trong nhà máy gây ô nhiễm môi trường.
TT/ST 24: 1kg sắn tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%, tinh bột 16-32%. Công dụng của sắn là để chế biến ăn tươi, làm thức ăn gia súc, làm sắn lát khô, chế biến bột sắn nghiền, tinh bột sắn bánh kẹo, mì ăn liền, bún, miến, mì ống, mì sợi, bột khoai, bánh tráng, hạt trân châu, phụ gia thực phẩm...
TT/ST 25: Nguồn sắn từ Lào và Căm pu chia vào Việt Nam tối đa khoảng 1,4 triệu tấn sắn tươi/năm. Tuy nhiên rất nhiều trong số sắn này là tạm nhập tái xuất, sẽ được “chế biến” để xuất sang Trung Quốc. Về tổng thể, vì Trung Quốc là nền kinh tế quá lớn, họ có tiền, nên thị trường sắn của Việt Nam, Lào, Căm pu chia và cả Thái Lan nữa do Trung Quốc điều tiết, “nóng lạnh” do Trung Quốc quyết định.
TT/ST 26: Suốt nhiều năm qua, diện tích trồng sắn trên cả nước “ổn định” ở mức 0,55 triệu ha, cho tổng sản lượng bình quân nhiều năm 9,7 – 10 triệu tấn củ tươi. Như vậy bình quân năng suất sắn của Việt Nam khoảng 17,8 tấn/ha, bằng 84% của Thái Lan (21,1 tấn/ha), bằng 57% của Ấn Độ (31,4 tấn/ha, cao nhất Thế giới)
TT/ST 27: Đã thành truyền thống người dân trồng sắn, loại cây “tham ăn” dinh dưỡng, sau vài ba vụ, đất bị bạc mầu, năng suất thấp, sẽ bỏ đất hoang, tiếp tục vào sâu; chỉ cần 1 mồi lửa đốt rừng khai phá mảnh đất mới để trồng sắn. Nhiều nơi còn phải bổ sung phân hóa học và thuốc trừ sâu mới có sắn thu hoạch. Ngày xưa là đất rừng, thảm thực vật phủ kín mặt đồi núi, nên sau những cơn mưa, nước đổ về xuôi rất chậm và toàn là nước trong. Trung bình cứ 1 m2 đất rừng sau mưa có thể lưu giữ được đến 0,1m3 nước ngấm sâu vào đất (tương đương với lượng mưa 100mm sau khoảng 2 giờ). Ngày nay là những đồi trồng sắn mênh mông, đất luôn được cầy, cuốc, đào xới nên sau mỗi cơn mưa, toàn là nước đất, nước bùn đỏ ngầu ào ạt đổ về xuôi tạo nên những cơn lũ quét chớp nhoáng cuốn đi tất cả.
TT/ST 29: Báo https://tuoitre.vn/bot-khoai-mi-lam-tan-nat-rung-492742.htm
TT/ST 30:
Đối với những hành vi vi phạm pháp luật phá hoại rừng chúng ta cũng hầu như bó tay. Lâm tặc và kiểm lâm nhiều nơi cùng là một đường dây hoạt động. Bơm hóa chất vào gốc cây, sau một thời gian cây chết, làm tờ trình khai thác hợp pháp những cây gỗ chết.
TT/ST 31: Khi chưa có chính sách xăng E5, rừng đã bị khai thác, cạn kiệt từ lâu nên ngày 05/12/1997 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 08/1997/QH10 về dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Ngay tại Điều 1 có ghi: “Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng là công trình quan trọng quốc gia. Thông qua chủ trương đầu tư trồng mới 5 triệu ha rừng trong thời gian từ năm 1998 đến năm 2010 với các mục tiêu sau:
Đẩy mạnh tốc độ trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chú trọng bảo vệ vốn rừng hiện có và rừng trồng mới, phát huy có hiệu quả chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và phát huy tính đa dạng sinh học, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của đất nước, đưa tỷ lệ che phủ lên trên 40% diện tích của cả nước”. Kết quả sau 12 năm thực hiện (chia làm 2 giai đoạn), nhiều người dân có thể tự đánh giá được.
TT/ST 32: Đã nhiều năm nay, chúng ta “suy diễn cảm tính” coi cây sắn là cây xóa đói giảm nghèo, mang lại thu nhập, công ăn việc làm, đặc biệt cho bà con vùng sâu, vùng xa, góp phần ổn định, an sinh xã hội. Có người còn gọi là cây “tỷ đô” vì xuất khẩu thu về ngoại tệ, mặc dù không có bất cứ một nghiên cứu cụ thể nào để LƯỢNG HÓA chính xác, toàn diện những chi phí – lợi ích thu được. Nhưng có một thực tế nghiệt ngã là hầu hết những người trồng sắn, một nắng hai sương, bà con vùng sâu, vùng xa, có khi còn mất công không lãi, nghèo vẫn hoàn nghèo.
TT/ST 33: Xóa đói, giảm nghèo nếu không tôn trọng QUI LUẬT HIỆU QUẢ SẢN XUẤT thì sẽ mãi mãi nghèo. Giải quyết công ăn việc làm nếu không tôn trọng qui luật này thì sẽ nghèo lâu. Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong của Đảng, đã rất nhiều năm, người công nhân làm việc, có biên chế, hưởng lương, phúc lợi xã hội tương tự như công chức hiện nay. Tuy nhiên họ vẫn mãi nghèo. Đầu thời kỳ đổi mới (năm 1980) Đảng đã “chấp nhận đau đớn” đẩy tất cả nhiều triệu công nhân ra sống với cơ chế thị trường. Kết quả về tổng thể lại là khá hơn.
TT/ST 34: Trong giai đoạn Cách mạng công nghiệp 4.0 rất nhiều công ăn, việc làm, nghề nghiệp cũ, năng suất thấp, hiệu quả kém, bắt buộc phải diệt vong, để tạo điều kiện cho những nghề nghiệp mới, công việc mới có năng suất cao hơn, hiệu quả hơn. Ví dụ cụ thể là nhiệt điện than, nhiều triệu công nhân mỏ và trong các nhà máy nhiệt điện than trên toàn Thế giới sẽ buộc phải mất việc, phải chuyển đổi sang làm nghề khác sạch sẽ hơn, văn minh hơn, ví dụ làm điện gió và điện mặt. Hàng triệu người đánh máy chữ, hay điện thoại viên tại các tổng đài cũng đã phải giải nghệ, chuyển nghề. Tất cả báo in giấy đang trên đà ngắc ngoải. Thậm chí nhiều triệu luật sư, bác sĩ chẩn đoán bệnh ở phòng khám sẽ thất nghiệp… vì các phần mềm máy tính sẽ làm thay, nhanh hơn nhiều lần và chính xác hơn. Nhiều tài xế, lái xe chuyên nghiệp cũng sẽ phải chuyển đổi nghề nghiệp vì ô tô không người lái sẽ phát triển rất mạnh.
Tại sao lại cứ phải phá rừng, trồng sắn làm bio-ethanol để nghèo vẫn hoàn nghèo? Tại sao không thực hiện những chương trình phát triển đa dạng sinh học, những cây thảo dược quí hiếm trong rừng để làm thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Công ăn việc làm trong lĩnh vực này sẽ không bao giờ bị công nghệ thông tin chiếm đoạt, cướp mất công việc.
Tại sao lại không hình thành nhiều hơn nữa các vùng du lịch, về với thiên nhiên, với nhiều hoa lá, với thảm thực vật, với đa dạng sinh học động – thực vật, gắn kết với chương trình thảo dược miền núi, gắn kết với sông suối? Công ăn việc làm trong những nghề này chắc chắn không bị Cách mạng công nghiệp 4.0 tước bỏ, vì những công việc này công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo sẽ phải “đầu hàng”.
Thay vì trồng sắn phục vụ xăng E5, hy vọng xóa đói giảm nghèo, hãy thực hiện và nhân rộng mô hình ECO-GIDEVI làm giầu bằng kết hợp công – nông – lâm, không chất thải, với trồng rừng cỏ voi và cây rừng Paulownia trên đất trống, đồi trọc thấm đậm tinh thần sinh thái và phát triển bền vững (thông tin từ Dr. Mai Huy Tân, Chủ tịch công ty TNHH Nhịp Cầu Việt – Đức, email: drtanvdb@gmail.com).
Hà Nội và Tp. HCM cùng với các đặc khu kinh tế - hành chính càng nhiều ưu đãi, càng nhiều cơ chế đặc thù, đặc biệt, vượt trội sẽ càng vật lộn với những “tị nạn kinh tế”, quá tải cơ sở hạ tầng và càng làm giãn xa khoảng cách giầu – nghèo trên phạm vi cả nước. Điều này là hoàn toàn không có ở hầu hết các nước Châu Âu sinh thái.
Tại sao lại cứ phải phá rừng, trồng sắn để làm bio-ethanol mà không cấp không đất và ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp chuyên sản xuất những sản phẩm gọn nhẹ, dễ dàng vận chuyển, chi phí vận chuyển thấp (giầy dép, quần áo, thiết bị điện tử, điện thoại di động…) đến những vùng này để thu hẹp khoảng cách giầu – nghèo giữa các vùng miền? Tại sao những ngành nghề này lại cứ phải để ưu tiên cho Hà Nội, Tp. HCM và những tỉnh lân cận? đã giầu có, đã có nhiều ưu thế, lại được tăng cường, gia tăng ưu thế hơn nữa? ưu tiên cho qui tụ, tập trung hơn nữa, để rồi lại phải bỏ ra cả trăm tỷ USD chỉ để giải quyết những vấn đề thường nhật, như ùn tắc giao thông, ngập úng mà cho đến nay vẫn bó tay, không thể giải quyết được.
TT/ST 35: Sản xuất dưới cái ô XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO mà không tôn trọng QUI LUẬT HIỆU QUẢ SẢN XUẤT sẽ mãi mãi nghèo.
Những tiến bộ của KH&CN sẽ luôn loại bỏ những ngành nghề không hiệu quả và tạo ra những công ăn việc làm mới ở những ngành nghề mới hiệu quả hơn, thân thiện môi trường hơn, phát triển bền vững hơn.
2. Tình hình trồng sắn và chuyển đổi đất rừng khi có chính sách xăng E5:
TT/ST 36: Tháng 7/2007 giá xăng dầu trên Thế giới bị đầu cơ, tăng rất cao, từ 60 USD/thùng lên 147 USD/thùng vào tháng 7/2008. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã đề xuất xây dựng 3 nhà máy lớn, có tổng công suất 300.000m3 ethanol/năm, để phối trộn vào xăng thành xăng E5, đặt tại 3 miền của đất nước là Tam Nông (Phú Thọ), Dung Quất và Bình Phước, với những lý do:
Các lãnh đạo của PVN khi đề xuất dự án, chỉ quan tâm giai đoạn đầu tư xây dựng nhà máy, chỉ định thầu, công nghệ máy móc, thiết bị Trung Quốc… khâu vận hành, lỗ lãi ra sao có người kế tiếp gánh vác. Kết quả thì có 3 nhà máy, nhưng hiệu quả thì không, như phản ánh rất nhiều trên các báo chí chính thống, như dưới đây:
TT/ST 37: “Ba dự án nhiên liệu sinh học của PVN "đốt" 5.400 tỷ đồng, nhà máy đắp chiếu… hầu hết đều chỉ định thầu cho Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC)…máy móc thiết bị hầu hết là của Trung Quốc… sản phẩm không bán được, nợ ngập đầu, thua lỗ nặng… “Sờ gáy” 3 dự án ethanol của PVN, Thanh tra Chính phủ vừa công bố quyết định thanh tra toàn diện 3 dự án nhiên liệu sinh học tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với thời gian làm việc là 50 ngày… Chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra, xử lý theo quy định đối với các sai phạm trong quá trình đầu tư xây dựng 2 dự án là Phú Thọ và Dung Quất có dấu hiệu cố ý làm trái hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc chọn địa điểm xây dựng (dự án Dung Quất) trong chỉ định thầu, ký kết và thực hiện các hợp đồng EPC dẫn đến hậu quả nghiêm trọng…”
TT/ST 38: Mặc dù người dân không mặn mà, e ngại sử dụng xăng E5, về lâu dài sẽ không tốt cho ô tô, xe máy vì tất cả đều được sản xuất để sử dụng xăng thường (RON92 và RON95), từ ngày 1/1/2018 Bộ Công thương đã dừng bán xăng RON92, chỉ có bán xăng E5 và xăng RON95.
TT/ST 39: Sau gần 4 tháng ép buộc mua xăng E5, những người e ngại xăng E5 phải cắn răng chuyển sang mua xăng RON95 chấp nhận với giá cao. Ngày 24/4/2018 Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu về tình hình triển khai xăng “sinh học” E5. Con số thống kê được báo cáo, tỷ lệ bán xăng E5 là 42% (giá bán lẻ 18.930 đồng/L), xăng RON95 là 58% (giá bán lẻ 20.500 đồng/L). Tại buổi họp này, lãnh đạo Bộ Công thương đã ủng hộ ý kiến tiến tới sẽ chỉ bán một loại xăng là E5, “khai tử” xăng khoáng.
TT/ST 40: Theo Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007 về việc phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 1,8 triệu tấn (khoảng 2,0 triệu m3), đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xăng dầu của cả nước.
Như vậy, bên cạnh 3 nhà máy của tập đoàn PVN đã đầu tư, chúng ta sẽ phải đầu tư thêm khoảng 15 nhà máy sản xuất ethanol nữa (công suất trung bình 100.000 m3/nhà máy) rải đều ra 3 miền Bắc – Trung – Nam.
TT/ST 41: Bình quân 1 ha trồng sắn cho 17,8 tấn sắn tươi, tương đương với 6,6 tấn sắn lát khô (vì bình quân 1 tấn sắn tươi cho ta 0,37 tấn sắn lát khô). Bình quân 2,4 tấn sắn lát khô cho ta 1 m3 ethanol, nên 6,6 tấn sắn lát khô cho ta 2,75 m3 ethanol. Như vậy, bình quân 1 ha đất trồng sắn của Việt Nam cho 2,75 m3 ethanol, so với trồng ngô của Mỹ (3,9 m3) bằng 71%; so với mía của Brazil (7,4 m3) chỉ bằng 37%.
TT/ST 42: Theo Đề án phát triển nhiên liệu sinh học vào năm 2025 sẽ cần khoảng 2 triệu m3 nhiên liệu sinh học, sẽ phát sinh nhu cầu gần 0,73 triệu ha đất (2 : 2,75 = 0,73). Nhiều năm qua diện tích trồng sắn “ổn định” ở mức 550.000 ha, đáp ứng cho những nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người và gia súc, cho xuất khẩu sang Trung Quốc, nay cộng thêm 730.000 ha để có nhiên liệu sinh học, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xăng dầu của cả nước sẽ là một thảm họa lớn đối với rừng xanh, sẽ tàn phá mạnh mẽ thảm thực vật đa dạng sinh học, gia tăng nhiều hơn nữa lũ quét bùn đất đỏ đổ về xuôi, nhiều người chết, trâu bò, lợn chết, nhà cửa tan nát. Lãnh đạo của đất nước sẽ phải thường xuyên kêu gọi cả nước chung tay góp sức giúp bà con các vùng bị lũ lụt. Các cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương tổ chức những buổi đóng tiền quyên góp. Các tổ trưởng dân phố địa phương cũng đến từng các gia đình thu tiền quyên góp. Ngân sách Nhà nước sẽ phải bỏ ra nhiều tỷ đồng hơn nữa để xử lý những hậu quả của lũ lụt.
TT/ST 43: Nhiều năm về trước, khi chưa có chính sách xăng “sinh học” E5, rừng đã bị tàn phá nặng nề để trồng cao su, chè, cà phê, hạt tiêu… là những chuyển đổi “hợp pháp” đất rừng, được bật đèn xanh chuyển đất rừng, thảm thực vật rừng sang đất trồng cây công nghiệp. Một cách nghiêm túc, xét theo tiêu chí PTBV chúng ta đã hoàn toàn không đạt nếu chuyển đổi đất rừng, giàu đa dạng sinh học, giầu mùn và hữu cơ, sang cho trồng cây công nghiệp. Mật độ dân số Việt Nam thuộc các top các nước đứng đầu Thế giới (không kể các quốc đảo) với 288 người/km2 (Trung Quốc là 144). Chúng ta đã khai thác rừng Tây Nguyên cạn kiệt, nên tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai phải chuyển sang Lào khai thác đất rừng để trồng cao su và mía.
TT/ST 44: Khi chủ trương, chính sách xăng “sinh học” E5 ra đời sẽ cần thêm 730.000 ha nữa, sẽ là một công cụ hợp pháp để phá rừng mạnh mẽ hơn nữa. Chính quyền địa phương các cấp không thể bảo vệ được rừng, khi nhiều doanh nghiệp, HTX, công ty xin chuyển đổi đất rừng để trồng sắn cho xăng E5. Nhu cầu về sắn gia tăng hơn gấp đôi nên người dân sẽ “tự động” vào rừng, chỉ cần 1 mồi lửa sẽ có một mảnh đất mới, nhiều chất mùn hữu cơ để trồng sắn. Hươu, nai, hổ, báo (nếu có) nhanh chân chạy được thì thoát thân, những sinh vật nhỏ bé sẽ bị thiêu chết. 100% thảo dược, cây cỏ quí hiếm bị thiêu cháy. Sau khoảng 2 – 3 năm, mưa nắng và gió sẽ liên tục rửa trôi hết đất mùn, giàu hữu cơ, chỉ còn lại đất vô cơ, hay sỏi đá. “Nhu cầu” về xăng E5 (chính xác hơn là người dân bị bắt buộc sử dụng xăng E5) bị đẩy lên cao, tương lai sẽ là xăng E10 nữa, người dân lại vào rừng sâu hơn nữa và chỉ cần 1 mồi lửa, một mảnh rừng và đa dạng sinh học nhiệt đới mà các nước sứ ôn đới khát khao không thể có được, lại bị tiêu diệt.
TT/ST 45: Song hành với chủ trương trồng sắn ở bìa rừng, khu rừng nghèo, ngay đến rừng đầu nguồn, rừng bảo vệ nghiêm ngặt, vườn quốc gia nếu không may dưới lòng đất có chứa các quặng kim loại quí hiếm (vàng, bạc, sắt, bauxit, wonfram, titan…) rồi cũng sẽ bị đào bới. Một công ty Nhà nước hay một doanh nhân giàu có sẽ có một tờ trình kèm theo một báo cáo nghiên cứu khả thi rất hoàn hảo, cũng đủ san phẳng những vườn quốc gia quí hiếm, bảo vệ nghiêm ngặt.
Có thể anh Đinh La Thăng cùng các lãnh đạo khác của PVN đã nhìn dải núi hùng vĩ của Việt Nam từ Bắc vào Nam, suốt dải sườn Đông của dặng Trường Sơn rất thích hợp để trồng sắn sản xuất ethanol. Bước đầu 3 nhà máy ethanol đầu tiên của PVN được đặt ở 3 miền Bắc – Trung – Nam để đón nguồn nguyên liệu sắn tươi từ sườn Đông của dải núi hùng vĩ này.
TT/ST 46: Bộ Công thương và PVN đam mê ethanol và xăng E5 nên đã phủ định những ý kiến chỉ đạo luôn kiên định và nhất quán về bảo vệ rừng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về “Các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020” (ngày 20/6/2016, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), tại Hội nghị trực tuyến “Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và các giải pháp thực hiện trong thời gian tới” (ngày 14/10/2017 tại Hà Nội), Hội nghị về “Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu” (ngày 08/8/2018 tại Tp. HCM) như sau:
3. Gây thua lỗ nặng về kinh tế:
TT/ST 47: Theo tác giả Trần Thanh Tân, người trực tiếp kinh doanh ngành sắn và cồn đã đúc rút kinh nghiệm trong 4 bài viết liền mạch “Ngành sắn lát và sản xuất cồn nhiên liệu từ sắn lát Việt Nam” tại http://thanhtan.net/kinhdoanh-kinhte/nganh-san-lat-va-san-xuat-con-nhien-lieu-tu-san-lat-viet-nam-phan-1.html có viết như sau: “Các dự án ethanol tư nhân lựa chọn suất đầu tư khoảng 600 tỷ VND/công suất 100.000 m3 năm, còn dự án PVN thì có tổng mức đầu tư khoảng 2.400 tỷ cùng công suất (cao hơn gấp 4 lần). Nếu suất đầu tư ít quá thì có thể vấp phải vấn đề chất lượng thiết bị, chất lượng công nghệ, nhưng nếu cao quá thì không có nghĩa là sản phẩm sẽ tốt hơn, chắc chắn là khấu hao, lãi vay phân bổ vào 1 lít Ethanol sẽ không hề nhỏ….tháng 11/2014, giá thành làm ra một lít ethanol khoảng 18.000-19.000 đồng/lít”.
TT/ST 48: Giá bán này còn thấp, là giá “ăn vào môi trường” vì mọi chất thải của nhà máy đâu có xử lý, nếu có thì cũng làm chiếu lệ cho qua. Chỉ cần đến cuối nguồn thải của nhà máy là biết ngay nhà máy đã tuân thủ những qui định bảo vệ môi trường như thế nào. Nếu so sánh giá thành ethanol 18.000-19.000 đồng/lít với Giá CIF nhập khẩu xăng RON 92 của năm 2016 khoảng 7.700 – 8.200 đồng/L, năm 2017 khoảng 8.200 – 9.000 đồng/L sẽ thấy ngay là lỗ nặng nề, vì cao gấp 230%.
TT/ST 49: Giá CIF nhập khẩu là do Bộ Tài chính công bố căn cứ trên giá xăng dầu bình quân Thế giới. Sau đó Bộ tính GIÁ CƠ SỞ = Giá CIF + cộng thuế và phí các loại + định mức (chi phí và lợi nhuận) cho doanh nghiệp. Trong đó thuế BVMT là đặc biệt cao, thường chiếm 18 – 20% của giá cơ sở. Xăng là nhiên liệu sạch nhất trong tất cả các loại nhiên liệu nhưng lại bị đánh thuế BVMT cao nhất. Than là nhiên liệu bẩn nhất, nguy hại nhất nhưng thuế BVMT gần như bằng 0. Giá cơ sở này được tính, công bố áp dụng cho từng giai đoạn 15 ngày.
Ví dụ, từ 1 – 15/10/2016, bình quân GIÁ CƠ SỞ cho 1 lít xăng RON92 = 16.700 đồng/L (100%) = 7.875 đồng (giá CIF, chiếm 47%) + 8.825 đồng (thuế, phí các loại, 53%). Căn cứ giá cơ sở này, Bộ Công thương gửi thông báo đến tất cả các đầu mối kinh doanh xăng dầu trong cả nước về GIÁ BÁN XĂNG DẦU không lớn hơn 16.700 đồng/L.
Như vậy, giá thành ethanol sản xuất ở Việt Nam thường lớn hơn 200% giá CIF xăng RON 92 hay RON 95. Tại sao chúng ta lại hăng hái, vất vả để chịu lỗ nặng về kinh tế? Tất nhiên cái lỗ này ngành xăng dầu không chịu, họ vẫn có lãi, do hai Bộ Tài chính và Công thương chuyển lỗ này sang cho nhiều triệu người mua xăng E5 gánh chịu. Bộ Tài chính và Bộ Công thương sẽ “trích” từ số tiền thu được 53% (sau khi trừ đi chi phí và lợi nhuận định mức cho doanh nghiệp, khoảng 8%) một phần nhỏ nào đó để “bù đắp” khoản lỗ vì ethanol.
TT/ST 50: Công trình nghiên cứu của các tác giả Sorapipatana, Chumnong & Yoosin, Suthamma, 2011. "Life cycle cost of ethanol production from cassava in Thailand" Renewable and Sustainable Energy Reviews, Elsevier, vol. 15(2), pages 1343-1349, February, cũng đưa ra kết luận là giá thành của ethanol sản xuất từ sắn của Thái Lan cũng không thể cạnh tranh được với xăng thông thường.
TT/ST 51: Trong tương lai (cả ngắn hạn và dài hạn) không thể có chuyện xăng trên Thế giới sẽ nhanh chóng tăng giá đến 200%, đồng thời giá thành ethanol của Việt Nam ngừng tăng để hai thứ giá tiệm cận lại với nhau. Vì trong thời gian tới, rất nhiều ô tô sẽ chuyển sang chạy điện, không dùng xăng nữa, E5 hay E10 cũng không cần, như dự báo của Bloomberg New Energy Outlook 2018:
TT/ST 52: Vì điện gió, điện mặt trời và các pin/ắc qui đang là quá rẻ, là nguồn năng lượng xanh, sạch, không bao giờ cạn kiệt, nên ô tô và xe điện sẽ bùng nổ trong tương lai. Hãng thông tấn Reuters đã trích dẫn báo Nhật Chunichi Shimbun vào năm 2022 Toyota sẽ xuất xưởng hàng loạt xe điện chạy đường dài từ 800km – 1000km cho một lần nạp điện chỉ có vài phút. Tương tự là hãng General Motors nhưng chậm hơn 2 năm. Ô tô và xe điện không phát thải bất cứ loại khí nào, không tiếng ồn. Ở qui mô toàn cầu, năm 2017, ô tô xe điện (bao gồm xe tải nhẹ và xe buýt) bán ra khoảng 1,1 triệu chiếc, chiếm 1,8% của tổng các phương tiện vận tải. Vào năm 2030 sẽ tăng lên gấp 27 lần, đạt 30 triệu xe, ô tô điện. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 55% vào năm 2040. Phát sinh nhu cầu điện năng mới là 2.000 tỷ kWh vào năm 2040, sẽ là 3.414 tỷ kWh vào năm 2050. Các ô tô, xe điện khi đó sẽ tiêu thụ 9% tổng nhu cầu điện năng toàn cầu. Nước Đức, xe ô tô điện sẽ tiêu thụ 24% tổng nhu cầu điện năng vào năm 2050.
TT/ST 53: Vì giá thành của ethanol hiện nay đang gấp 200% giá xăng nhập khẩu. Nên giá bán lẻ xăng E5 hiện nay chính là lấy cái lãi của xăng khoáng bù cho lỗ của ethanol, lấy của những người mua xăng bù lỗ cho 3 nhà máy ethanol của PVN. Những công nhân làm ca, làm kíp của 3 nhà máy này được lương chỉ đủ ăn đủ ở thôi, cho con đi học ở các trường công thôi. Vậy khoản “bù lỗ” chính là để “nuôi” bộ máy quản lý.
Vì giá thành ethanol đã quá cao, các nhà máy ethanol đều đang ngập trong nợ nần, nên Ban giám đốc sẽ chỉ mua sắn với giá rẻ. Vì là độc quyền 1 người mua, hàng ngàn người bán sắn. Nông dân đành phải đắng lòng bán sắn như cho, vì ăn không hết, để thì thối hỏng, làm sắn lát khô cũng không bảo quản được lâu.
TT/ST 54: Trường hợp nếu ở bên Trung Quốc có tín hiệu cần sắn, mua giá cao hơn, thì người dân có cơ hội chuyển bán hết sang Trung Quốc. Khi đó 3 nhà máy ethanol của PVN sẽ buộc phải “tạm thời” đóng cửa, vì hết nguyên liệu. Thời điểm nửa đầu năm 2018, giá sắn lên cao chưa từng có, khoảng 5.600đồng/kg. Nhìn tổng thể trên cả nước lượng sắn tồn kho bằng 0. Cơ hội cho những người trồng sắn lại lao vào rừng, và chỉ 1 mồi lửa, một góc rừng mới lại được chuyển đổi thành đất mới trồng sắn. Lâm tặc mang cả máy cưa, máy kéo, ô tô vận chuyển gỗ rừng ầm ầm nhiều ngày còn không biết, vậy làm sao mà phát hiện một mồi lửa, diễn ra chỉ trong 1 phút?
4. Sản xuất và sử dụng bio-ethanol ở Việt Nam sẽ làm gia tăng phát thải cacbon:
TT/ST 55: Theo công trình nghiên cứu “Tiêu thụ năng lượng hóa thạch và phát thải khí nhà kính (CO2eq) trong quá trình sản xuất và sử dụng nhiên liệu ethanol sinh học tại Việt Nam” của tác giả Văn Đình Sơn Thọ và cộng sự từ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, phát thải khí CO2 của bio-ethanol và xăng RON 92, như dưới đây:
Các giai đoạn vòng đời sản phẩm: |
gCO2/L ethanol |
gCO2/L xăng RON92 |
Nông nghiệp, trồng nguyên liệu |
536 |
0 |
Sản xuất nhiên liệu trong nhà máy |
684 |
208 |
Phân phối nhiên liệu |
20 |
25 |
Sử dụng nhiên liệu |
1.530 (*) |
1.812 |
Tổng: |
2.770 |
2.045 |
Gia tăng phát thải |
35% |
0% |
(*) Theo Hóa học lớp 11: Ethanol cháy với oxy tạo ra CO2 và H2O theo phương trình phản ứng hóa học: C2H5OH + 3O2 = 2CO2 + 3H2O + nhiệt năng.
Phân tử lượng của ethanol là 46, của CO2 là 44. Như vậy cứ 46g ethanol cháy với oxy cho ta 88g (2x44g) CO2. Vậy 1 lít ethanol nặng 800 gam, khi cháy sẽ thải ra (88 x 800) : 46 = 1.530 gam CO2.
Kết luận: Quá trình sản xuất và sử dụng ethanol sinh học ở Việt Nam đã làm gia tăng phát thải 35% khí CO2 so với xăng khoáng RON92.
5. Việc sử dụng nhiên liệu ethanol sinh học gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn so với xăng khoáng:
TT/ST 56: Theo định nghĩa về xăng E5, vì lượng ethanol chỉ chiếm 5% hoặc 10% nên mọi tính chất hóa học và lý học của xăng E5, E10 đều thuộc về xăng khoáng. Vì vậy khí thải của xăng E5, E10 sẽ là khí thải của xăng RON92 + khí thải của hợp phần ethanol. Vì trong ethanol còn có các aldehyd khác nên khi sử dụng sẽ thải ra lượng nhỏ formaldehyd và acetaldehyd.
TT/ST 57: Như đã nói ở trên, Brazil là nước sử dụng rất nhiều xăng trộn bio-ethanol tỷ lệ cao nhất Thế giới, E5, E10, E20, E85... Kết quả phân tích môi trường không khí tại thành phố Sao Paulo cho thấy nồng độ formaldehyd là 160% và acetaldehyd 260% cao hơn thành phố Osaka của Nhật Bản, nơi không sử dụng xăng E5.
TT/ST 58: Tại công trình nghiên cứu “Ethanol fuel use in Brazil: air quality impacts” của tác giả Larry G. Anderson (Department of Chemistry, CB 194, University of Colorado Denver, POB 173364, Denver, Colorado, USA) công bố ngày 04/9/2009. Toàn văn phần TÓM TẮT tạm dịch như sau:
“Brazil là nước đã nhiều năm sản xuất ethanol sử dụng làm nhiên liệu chạy xe. Họ là nước sản xuất ethanol có hiệu quả kinh tế nhất Thế giới. Sử dụng ethanol để chạy xe tác động lớn đến ô nhiễm không khí. Nồng độ của acetaldehyde và ethanol trong không khí ở Brazil cao hơn nhiều so với các nơi khác trên Thế giới. Nồng độ các hợp chất có nhân thơm đơn và các axit carboxylic trong không khí tương tự như ở các nơi khác. Sử dụng nhiên liệu ethanol đã làm gia tăng nồng độ acetaldehyd, ethanol và NOx trong không khí. Cả hai hợp chất acetaldehyd và NOx góp phần quan trọng đối với ô nhiễm không khí, các phản ứng quang hóa tạo ra ozone (O3). Chất lượng không khí chứa ozone là rất có vấn đề ở Brazil, ở các thành phố lớn như Sao Paulo và Rio de Janeiro. Đó là những vấn đề phải được cân nhắc, xem xét khi nơi nào đó trên Thế giới sẽ định sử dụng nhiều ethanol làm nhiên liệu chạy xe”.
Do vậy, những tuyên truyền của chúng ta nói “sử dụng xăng E5 là sạch hơn xăng RON92, góp phần bảo vệ môi trường” là hoàn toàn trái với định nghĩa về xăng E5 và đối kháng với 2 thực tế khoa học nói trên.
6. Việc gọi xăng E5 là xăng sinh học E5 là sai về bản chất khoa học:
TT/ST 59: Thế giới chỉ gọi ethanol sinh học (bio-ethanol) thu được bằng phương pháp lên men vi sinh để phân biệt với ethanol có được bằng phương pháp tổng hợp hóa học. Vì lượng bio-ethanol chỉ có 5% hay 10% trong xăng RON92 nên Thế giới không bao giờ gọi xăng E5, E10 là xăng sinh học (bio-gasoline E5, E10). Thế giới chỉ gọi là gasoline E5, E10. Mọi tính chất hóa học và lý học của xăng E5, E10 đều thuộc về xăng RON92.
TT/ST 60: Một số chuyên gia xăng dầu Việt Nam coi xăng E5 là RENEWABLE (tái tạo) là sai, vì trong xăng E5 chỉ có 5% là bio-ethanol, renewable mà thôi. Còn 95% của nó là non-renewable, là xăng khoáng, nhiên liệu hóa thạch (fossil fuel). Do vậy gọi xăng E5 là xăng sinh học, tái tạo là rất sai về bản chất khoa học.
TT/ST 61: Lên mạng Google các cụm từ liên quan ta được kết quả hiện thị và thời gian tìm kiếm như bảng dưới đây:
gasoline |
116.000.000 kết quả (0,53 giây) |
bio-ethanol |
6.840.000 kết quả (0,45 giây) |
“biogasoline E5” |
85 kết quả (0,25 giây), phần lớn là từ Việt Nam. Ảnh dưới đây là một ví dụ: |
TT/ST 62: Dưới đây là một ví dụ bài báo của nhà khoa học Hoàng Anh Tuấn và cộng sự về “Hiệu quả hoạt động của động cơ và các đặc trưng khí thải của xe máy sử dụng xăng sinh học E10 tại Việt Nam”:
Theo Hoàng Anh Tuấn và cộng sự, khí thải của xăng RON92 đạt tất cả các tiêu chuẩn EURO II, trong khi khí thải của xăng “sinh học” E10, có thông số về NOx là 0,38g/km, trong khi chuẩn EURO II là 0,30g/km. Khí NOx là rất quan ngại trong ô nhiễm môi trường. Như vậy, xăng E10 phát thải khí NOx nhiều hơn xăng RON 92.
Kết luận: Việt Nam là nước duy nhất trên Thế giới “phong tặng” xăng E5 là xăng sinh học, xanh, sạch, thân thiện môi trường là “căn cứ khoa học” trụ cột để Bộ Công thương ép cả đất nước phải cứu giúp 3 nhà máy sản xuất ethanol của PVN đang chìm ngập trong nợ nần.
7. Tiêu chí về PTBV đối với một nhiên liệu sinh học (biofuel, trong đó có bio-ethanol) của Thế giới:
TT/ST 63: Chúng ta đã có nhầm lẫn cơ bản, đã coi xăng E5 là nhiên liệu sinh học. Xăng E5 phải là xăng khoáng, vì nó có 95% là xăng RON 92. Chỉ có bio-ethanol (E100) mới được coi là nhiên liệu sinh học. Tuy nhiên, không phải mọi nhiên liệu sinh học đều là nhiên liệu của PTBV. Thế giới “tẩy chay” nhiên liệu sinh học phi sinh thái, không PTBV. Ủy ban Châu Âu đã ban hành Chỉ thị Năng lượng tái tạo (Renewable Energy Directive, RED) Trong đó đã đưa ra các tiêu chí PTBV đối với nhiên liệu sinh học, được tập trung vào hai nhóm:
1) Phải giảm được 50% phát thải cacbon so với xăng thường (RON 92, RON 95). Đối với những nhà máy sản xuất bio-ethanol xây dựng từ năm 2018 trở đi sẽ chịu tỷ lệ cao hơn, là 60%.
2) Không được chuyển đổi đất rừng, đất có đa dạng sinh học cao (highly biodiverse land), đất rừng trồng (wooded land), đồng cỏ đa dạng sinh học (biodiverse grassland), đất ngập nước (wetland), đầm lầy (mire) thành đất trồng cây nguyên liệu để sản xuất bio-ethanol.
TT/ST 64: Như vậy, một doanh nghiệp bất kỳ, sản xuất ra một nhiên liệu sinh học nào đó, nhiên liệu sinh học này phải đồng thời đáp ứng được 2 nhóm tiêu chí nói trên, mới được coi là nhiên liệu sinh học PTBV, mới được phân phối, sử dụng trong khối EU hoặc nhập khẩu vào khối EU, mới được cấp chứng chỉ, xác nhận giảm phát thải cacbon.
Trường hợp ethanol sinh học của Việt Nam thực sự đang hủy hoại rừng, đa dạng sinh học, gia tăng 35% phát thải cacbon. Có thể khẳng định ngay ethanol sinh học sản xuất tại Việt Nam không có thuộc tính PTBV.
TT/ST 65: Tổ chức Global Bioenergy Partnership (GBEP), được 10 quốc gia và 7 tổ chức quốc tế ký TOR thành lập ngày 11/5/2006, đã tiến hành biên tập tài liệu The Global Bioenergy Partnership Sustainability Indicators for Bioenergy để hướng dẫn các Chính phủ, các doanh nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học theo hướng PTBV, ngay tại phần kết của trang MỞ ĐẦU có một lời khuyên của Ban biên tập, nguyên văn như sau:
“If not sustainably produced, bioenergy can place extra pressure on biodiversity, scarce water resources and food security. If land use is not well planned and enforced, increased deforestation, loss of peatlands and land degradation can occur and lead to an overall negative impact on climate change”. Tạm dịch như sau:
“Nếu một nhiên liệu sinh học không được sản xuất theo cách bền vững, thì chính nó sẽ gia tăng sức ép lên đa dạng sinh học, các nguồn nước vốn đã khan hiếm và đe dọa an ninh lương thực. Nếu sử dụng đất đai không có kế hoạch tốt, chế tài tốt, sẽ gia tăng hủy hoại rừng, tổn thất đất hữu cơ (đất mùn), suy thoái đất đai và dẫn đến một tác động tiêu cực bao trùm đối với biến đổi khí hậu”.
TT/ST 66: “Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” còn được gọi là Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 153/2004/QĐ-TTg, ngày 17/8/2004, trong đó có qui định:
"Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường”.
“Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân”
“Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” là căn cứ để cụ thể hóa, cũng như xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển KT - XH của cả nước, các ngành, địa phương”.
Tuy nhiên, Định hướng này, Quyết định này, các tiêu chí về PTBV đã không được Bộ Công thương tôn trọng khi trình Thủ tướng ký phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” (Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007). Thực hiện đề án này chúng ta vừa bị thua lỗ nặng nề về kinh tế vừa hủy hoại rừng, môi trường sinh thái, gia tăng phát thải khí cacbon.
8. Những khuyến cáo của các nhà sản xuất động cơ chuyên chỉ để chạy xăng khoáng:
TT/ST 67: Ethanol có đặc điểm là hút ẩm mạnh. Khoảng không khí tiếp xúc bên trên ethanol, sẽ nhanh chóng bị khô vì ethanol hút hết độ ẩm, bổ sung “thêm” nước vào ethanol. Nếu bể, bình lưu giữ, đường ống dẫn ethanol không kín khí, không khí khô rồi lại tiếp tục được bổ sung hơi nước từ nơi khác đến; cứ thế lượng nước vào ethanol sẽ “tự động” nhiều thêm lên. Trong hỗn hợp: nước - xăng – ethanol thì nước sẽ tách pha riêng biệt, sau một thời gian sẽ nhìn thấy rõ nước tách riêng, xăng riêng.
TT/ST 68: Hầu hết ô tô và xe máy sử dụng ở Việt Nam được thiết kế và sản xuất chỉ để chạy xăng thông thường (RON92 hay RON95). Không một hãng xe nào của Nhật ra thông báo rằng các xe của họ sản xuất, đang sử dụng tại Việt Nam có thể chạy an toàn lâu dài với xăng E5. Tuy nhiên, một số chuyên gia xăng dầu, ô tô, xe máy Việt Nam đã tự “thay mặt” các hãng Nhật “kết luận” những ô tô xe máy Nhật đang chạy ở Việt Nam sử dụng xăng E5 là được, không có vấn đề gì.
TT/ST 69: Trái ngược, thông tin của chuyên gia quốc tế như sau: “Những nhược điểm khi sử dụng xăng pha trộn ethanol vào động cơ chuyên thiết kế và sản xuất chỉ để chạy xăng, bao gồm việc hạ thấp số km đường đi được trên một đơn vị nhiên liệu tiêu thụ, ăn mòn kim loại, xuống cấp các chi tiết bằng nhựa, cao su của hệ thống nhiên liệu, làm tắc hệ nhiên liệu, bộ phận bơm phun nhiên liệu, bộ chế hòa khí, làm phân tách nhựa composite của bể chứa nhiên liệu, hình thành màng lớp bám trên bề mặt chi tiết động cơ, làm hỏng các chi tiết bên trong động cơ, hấp thụ thêm nước, làm nhiên liệu tách pha, giảm tuổi thọ bình, bể chứa nhiên liệu. Nhiều hãng sản xuất động cơ đốt trong cho ô tô, tàu thủy, xe máy, thiết bị cắt cỏ, máy phát điện đều cảnh báo cẩn trọng về việc sử dụng bất kỳ loại xăng pha trộn với ethanol đối với động cơ của họ”.
[Nguyên văn: Disadvantages to ethanol fuel blends when used in engines designed exclusively for gasoline include lowered fuel mileage, metal corrosion, deterioration of plastic and rubber fuel system components, clogged fuel systems, fuel injectors, and carburetors, delamination of composite fuel tanks, varnish buildup on engine parts, damaged or destroyed internal engine components, water absorption, fuel phase separation, and shortened fuel storage life. Many major auto, marine, motorcycle, lawn equipment, generator, and other internal combustion engine manufacturers have issued warnings and precautions about the use of ethanol-blended gasolines of any type in their engines ].
TT/ST 70: Tất cả các nước trên Thế giới tuân thủ nguyên tắc vàng “Động cơ nào, nhiên liệu ấy” là tối ưu, hợp lý và hiệu quả.
9. Bộ Thông tin và Truyền thông vào cuộc tôn vinh xăng “sinh học” E5:
TT/ST 71: Ngày 29/9/2017, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành quyết định số 1622/QĐ-BTTTT về “Chương trình truyền thông quốc gia nhằm khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học”: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về việc sử dụng nhiên liệu sinh học bằng nhiều hình thức truyền thông phong phú, đa dạng, phù hợp với trình độ dân trí của từng nhóm đối tượng, từng vùng, miền, nhất là khu vực đô thị, thành phố lớn, nơi có tỷ lệ sử dụng nhiên liệu cao.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Thông tin cơ sở
2. Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử
3. Các cơ quan báo chí, hệ thống truyền thanh - truyền hình cấp huyện và hệ thống thông tin cơ sở
IV. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG
Chương trình truyền thông thực hiện trong 04 năm (2017 - 2020), trong đó:
1. Giai đoạn 1: Năm 2017 - 2018
2. Giai đoạn 2: Năm 2019 - 2020
Như vậy, nhân dân cả nước, cả Tứ trụ Triều đình đã và sẽ còn phải nghe sai, hiểu sai, nói sai về bản chất khoa học của xăng “sinh học” E5 của Việt Nam, là xanh, sạch, thân thiện môi trường. Sử dụng xăng “sinh học” E5 là thực hiện gìn giữ mầu xanh của đất nước, thực hiện phát triển bền vững.
10. Bộ Công thương đã vi phạm Luật cạnh tranh:
TT/ST 72: Bằng việc khai tử bán xăng RON92, chỉ có bán xăng E5, Bộ Công thương đã bắt buộc nhiều triệu người tiêu dùng phải sử dụng xăng E5. Rất nhiều người vì lo sợ an toàn cho động cơ khi sử dụng lâu dài xăng E5, nên đã cắn răng chuyển sang sử dụng xăng RON95 với giá cao hơn.
Nhằm tiếp tục bắt 100% người tiêu dùng phải sử dụng xăng E5 nên Bộ Công thương đã dự định sẽ đẩy giá bán xăng RON95 lên cao hơn nữa, để ép người tiêu dùng quay lại mua xăng E5. Nếu không thành công, Bộ sẽ khai tử luôn cả xăng RON 95, cấm bán xăng RON 95 trên toàn quốc. Như vậy, Bộ Công thương đã cố ý vi phạm điểm 1, Điều 6 của Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004, mặc dù Bộ là tác giả của Luật này. Cụ thể như sau:
“Điều 6. Các hành vi bị cấm đối với cơ quan quản lý nhà nước
Cơ quan quản lý nhà nước không được thực hiện những hành vi sau đây để cản trở cạnh tranh trên thị trường:
1. Buộc doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp được cơ quan này chỉ định, trừ hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật”.
Thêm vào đó, các sản phẩm xăng dầu đã nhiều năm, được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi danh mục hàng hóa, dịch vụ Nhà nước độc quyền nắm giữ, quyết định giá.
IV. GIẢI PHÁP:
Từ tất cả những phân tích toàn diện và tổng thể ở trên, tốt nhất là đóng cửa 3 nhà máy sản xuất ethanol của PVN, bán thành sắt vụn. Không còn cách nào khác, không thể duy trì sự tồn tại của chúng vì tóm gọn như sau:
Về mặt kinh tế thuần túy, giá thành sản xuất bio-ethanol ở Việt Nam, hiện tại và trong tương lai lâu dài sẽ luôn đắt gấp 200% - 300% giá nhập khẩu xăng RON92, RON 95. Không nên tiếp tục bắt nhiều triệu người tiêu dùng trên cả nước gánh chịu khoản thua lỗ này.
Xe máy, ô tô điện sẽ bùng nổ để sử dụng điện gió và điện mặt trời, nguồn năng lượng vô tận, không phát thải, không tiếng ồn. Trên qui mô toàn cầu đến năm 2050, tổng nhu cầu về xăng sẽ giảm.
Mất 5.400 tỷ đồng đầu tư xây dựng cho 3 nhà máy là lớn, nhưng cũng không thể so với cái mất còn lớn hơn rất nhiều là nhiều rừng và thảm thực vật rừng, đa dạng sinh học của đất nước sẽ tiếp tục bị tàn phá với qui mô rộng lớn hơn, lũ bùn đất đỏ đổ về xuôi ngày càng nhiều hơn, người dân sẽ phải ngụp lặn chống chọi với lũ bùn đất rất tang thương. Ngân sách Nhà nước lại phải bỏ ra rất nhiều để xử lý hậu quả và nhân dân cả nước chung tay góp sức cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt.
Giải pháp TỐT nhất là mất ít hơn còn hơn mất nhiều hơn, đau đớn ít hơn còn hơn đau đớn nhiều hơn; đó là hãy vì lợi ích của cả đất nước mà dẹp bỏ 3 nhà máy ethanol của PVN, bán sắt vụn, tuân thủ qui tắc vàng “Động cơ nào xăng ấy”.
Sản xuất và tiêu dùng ethanol sản xuất ở Việt Nam sẽ làm gia tăng phát thải cacbon lên 35%, gia tăng biến đổi khí hậu, đi ngược lại với những cam kết của Chính phủ Việt Nam thực hiện thỏa thuận Paris 2015, cắt giảm phát thải cacbon. Bio-ethanol nếu không đáp ứng được những tiêu chí về PTBV sẽ không được cấp phép sử dụng ở nhiều nước trên Thế giới.
Vì có thể làm giầu bằng thực hiện và nhân rộng mô hình ECO-GIDEVI kết hợp công – nông – lâm, không chất thải, với trồng rừng cỏ voi và cây rừng Paulownia trên đất trống, đồi trọc thấm đậm tinh thần sinh thái và phát triển bền vững
Bộ Công thương đã thực sự xem nhẹ những văn bản dưới đây:
TT/ST 73: Ngày 25/6/1998 Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 36/CT-TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dòng đầu tiên tại Chỉ thị xác định “Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại”
TT/ST 74: Ngày 15/11/2004 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 41-NQ/TW về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng thông qua đã khẳng định quan điểm phát triển đất nước là "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường"
TT/ST 75: Ngày 22/02/2005, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị.
TT/ST 76: Ngày 21/01/2009 Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
“Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” còn được gọi là Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 153/2004/QĐ-TTg, ngày 17/8/2004.
CHÍNH SÁCH XĂNG E5, CHỈ CÓ HOÁN ĐỔI 5 LÍT XĂNG RON92 BẰNG 5 LÍT ETHANOL ĐẮT GẤP 200% ĐANG VÀ SẼ GÂY RA NHIỀU HỆ LỤY NGHIÊM TRỌNG CHO ĐẤT NƯỚC!!!
“Không tồn tại một xã hội thuần túy, chỉ tồn tại một xã hội sinh thái. Mọi quan điểm phát triển (kinh tế, chính trị, văn hóa) sẽ đổ vỡ nếu như chúng không xuất phát từ quan điểm xã hội sinh thái. – Nguyễn Đức Thắng” |
Nguyễn Đức Thắng, Hà Nội, bổ sung và hoàn thiện ngày 15/8/2018.