Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2019
Kính gửi: |
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ trưởng Bộ Công thương Bộ trưởng Bộ Xây dựng Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam |
(Về việc Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo
và công nghệ ngoại nhập)
Tôi tên là Nguyễn Đức Thắng, cán bộ về hưu năm 2008. Năm học 1965 – 1966 tôi được giải nhì học sinh giỏi Lý lớp 9 toàn miền Bắc. Năm đó vào vòng thi chung kết, làm dụng cụ thí nghiệm tại trường cấp 3 Xuân Đỉnh (Hà Tây) chỉ có 2 người. Năm lớp 10 tôi được tuyên dương ở hội đồng thi tốt nghiệp. Từ tháng 8/1967 – 4/1977 tôi được cử sang nước CHXHCN Tiệp Khắc học đại học tại Khoa các Khoa học tự nhiên, trường Karlova Univerzita tại thủ đô Praha và chuyển tiếp nghiên cứu sinh tại Viện Hóa lý và Điện hóa (Viện Hàn lâm khoa học Tiệp Khắc). Tôi có quá trình công tác hơn 10 năm tại Viện Kỹ thuật quân sự, Bộ Quốc phòng, 10 năm tại Viện Khoa học Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và 10 năm tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xin được trình bày những trăn trở sau:
Hiện nay đất nước ta đang có khoảng 0,5 triệu thanh niên trẻ xuất khẩu lao động (theo con đường hợp pháp) đi làm việc trong 30 ngành nghề khác nhau ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, bình quân hàng năm đem về 2,5 tỷ USD. Năm 2018 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 245 tỷ USD (ngang bằng GDP), trong đó các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đạt 176 tỷ USD, chiếm 72%, còn lại 28% dành cho các doanh nghiệp Việt Nam, đạt 69 tỷ USD. Điều đó chứng tỏ người Việt Nam làm thuê, là oshin ngay trên chính quê hương, đất nước của mình. Do vậy, những lợi ích do Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CP TPP) và Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EU-Vietnam FTA) v.v.. mang lại các doanh nghiệp FDI thụ hưởng là chính.
85% các doanh nghiệp FDI là 100% các ông chủ nước ngoài. Nhiều ông chủ còn vay vốn đầu tư của chính các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI tập trung vào hoạt động gia công, lắp ráp, nguyên vật liệu chủ yếu nhập ngoại nên giá trị gia tăng ở Việt Nam là rất thấp. Điển hình là các hoạt động lắp ráp ô tô, xe máy, điện - điện tử, may mặc, da giầy sử dụng nhiều nhân công lao động giản đơn; tận dụng những qui định quản lý môi trường còn thấp và không nghiêm; tận hưởng những cơ chế, chính sách ưu đãi cao, miễn giảm thuế từ Trung ương đến cấp tỉnh. 15% doanh nghiệp FDI là liên doanh với đối tác Việt Nam, phía nước ngoài đóng góp bằng công nghệ cũ, lạc hậu, thải loại từ chính quốc. Từ năm 2013 các doanh nghiệp FDI đã đóng góp, tạo ra 20% GDP của Việt Nam.
Năm 2018 Việt Nam xuất khẩu gạo thu về 3,1 tỷ USD, trong đó có đến 85% là chi phí cho phân hóa học, thuốc trừ sâu, giống, xăng, dầu. Trong những sản phẩm dệt may xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, khoảng 85% chi phí là cho nhập khẩu sơ, sợi, vải, phẩm nhuộm, chỉ, khuy, ốc v.v.. Vào một nhà máy dệt may, 100% máy móc, thiết bị là nhập khẩu. Ô tô Vinfast, niềm tự hào của tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam, tự hào là đại diện nền công nghiệp 4.0 của Việt Nam, được sản xuất trong một nhà máy 100% máy móc, thiết bị là nhập khẩu; công nghệ cũng nhập khẩu. Người nước ngoài đến tận nơi hướng dẫn lắp ráp máy móc, thiết bị, kiểm tra và hiệu chỉnh, hướng dẫn vận hành và bàn giao. Những chiếc điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy tính để bàn do các tập đoàn Viettel, FPT hay BKAV sản xuất, gần như 95% linh kiện là nhập khẩu, phần lớn là từ Trung Quốc. Chúng ta sản xuất được vỏ, nhưng bản thân thiết bị, dây chuyền sản xuất vỏ lại phải nhập khẩu. Mạng 5G mà Viettel đang triển khai 95% thiết bị, linh kiện nhập khẩu. Chúng ta biết lắp ráp và vận hành, chuyên gia nước ngoài kiểm tra, tinh chỉnh và bàn giao.
Câu chuyện các nhà khoa học Việt Nam không thể tự sản xuất ra được con ốc vít đạt chuẩn quốc tế bắt nguồn từ các chuyên gia Nhật Bản sau đó lan rộng sang người Việt Nam, nói lại cho nhau nghe để biết. Trong khi đất nước Triều Tiên dân số chỉ có 25 triệu người, tài nguyên không có, bị cấm vận nhiều năm triền miên và nghiệt ngã, nhưng các nhà khoa học của họ tự sản xuất được nhiều thứ, từ A đến Z. Ví dụ bom nguyên tử, máy bay, tên lửa, tàu ngầm, xe tăng, đại bác v.v…chưa kể Hàn Quốc những năm 60 nghèo khổ cũng như Việt Nam.
Khá nhiều các nhà khoa học Việt Nam đã quên những kiến thức cơ bản, chỉ nắm hiểu bề ngoài của vấn đề. Thay vì cần đưa ra những lập luận khoa học để phản biện lại những ý kiến khoa học, đã sử dụng những ngôn từ thóa mạ ngắn ngủi. Lịch sự hơn thì họ tung ra những thông tin chẳng liên quan đến bản chất vấn đề; hoặc những thông tin không thể kiểm chứng, làm cho người đọc bình thường hoa mắt, mất phương hướng (bịa đặt thông tin).
Chất lượng tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các Bộ, ngành thấp ở mức đáng báo động. Dẫn đến một số quyết định mà Thủ tướng và lãnh đạo Bộ, ngành ký ban hành là phản khoa học và rất có hại cho đất nước (xem toàn văn bài viết chứng minh chi tiết đính kèm).
Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam là Bộ duy nhất trên Thế giới đã phủ định những chân lý khoa học trong Hóa học và Môi trường bằng việc cố tình bắt nhân dân cả nước, bắt cả Tổng Bí thư Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội phải nghe sai, nói sai và hiểu sai về nguyên nhân cá chết trong sự cố môi trường biển lịch sử tại 4 tỉnh duyên hải miền Trung.
Việt Nam không có khoa học, không thể tự sản xuất ra được công nghệ, không thể tự sản xuất ra máy mẹ đẻ máy con; chẳng nhẽ dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi là người lao động làm thuê, cam phận làm oshin?
Các nhà khoa học Việt Nam đang có một món nợ rất lớn đối với đất nước, với dân tộc, trong đó Bộ KH&CN với bề dày lịch sử hơn 60 năm có vai trò chủ yếu. Nếu không làm cuộc cách mạng trong quản lý KH&CN, Việt Nam sẽ mãi là đất nước bán rẻ tài nguyên, gia công, lắp ráp và làm thuê.
Kính trình Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Thủ tướng, lãnh đạo Bộ KH&CN và các Bộ, ngành liên quan bài viết chứng minh dưới đây và kính mong các Quí lãnh đạo xem xét.
Xin trân trọng cám ơn.
Nguyễn Đức Thắng
Địa chỉ thường trú: Điện thoại: 0352 344 233; email: ndthangndt@yahoo.com
=====================================================================================
VIỆT NAM KHÔNG CÓ KHOA HỌC, CHỈ CÓ KIÊU NGẠO
VÀ CÔNG NGHỆ NGOẠI NHẬP
Vì hiện nay đất nước ta đang có khoảng 0,5 triệu thanh niên trẻ xuất khẩu lao động (theo con đường hợp pháp) đi làm việc trong 30 ngành nghề khác nhau ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, bình quân hàng năm đem về 2,5 tỷ USD. Năm 2018 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 245 tỷ USD (ngang bằng GDP), trong đó các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đạt 176 tỷ USD, chiếm 72%, còn lại 28% dành cho các doanh nghiệp Việt Nam, đạt 69 tỷ USD. Không có con số thống kê bao nhiêu tỷ USD các doanh nghiệp FDI bán sản phẩm tại Việt Nam, cho người Việt Nam sử dụng, khai thác thị trường hơn 96 triệu dân (thứ 15 Thế giới). Điều đó chứng tỏ người Việt Nam làm thuê, là oshin ngay trên chính quê hương, đất nước của mình. Do vậy, những lợi ích do Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CP TPP) và Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EU-Vietnam FTA) v.v.. mang lại các doanh nghiệp FDI thụ hưởng là chính.
Vì đã nhiều năm chúng ta dốc toàn tâm, toàn sức để trở thành cường quốc xuất khẩu gạo. Năm 2018 Việt Nam xuất khẩu gạo thu về 3,1 tỷ USD, trong đó có đến 85% là chi phí cho phân hóa học, thuốc trừ sâu, giống, xăng, dầu v.v. Ngành thủy sản xuất khẩu đạt 9 tỷ USD, trong đó chi phí cho nuôi trồng và đánh bắt xa bờ cũng phải đến gần 85%. Trong những sản phẩm dệt may, xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam khoảng 85% chi phí cho nhập khẩu sơ, sợi, vải, phẩm nhuộm, chỉ, khuy, ốc v.v.. Nếu bạn vào một nhà máy dệt may, 100% máy móc, thiết bị là nhập khẩu. Nếu bạn vào nhà máy sản xuất ô tô Vinfast sẽ thấy 100% máy móc, thiết bị là nhập khẩu; công nghệ cũng nhập khẩu. Người nước ngoài sẽ đến tận nơi hướng dẫn chúng ta lắp ráp máy móc, thiết bị, kiểm tra và hiệu chỉnh, hướng dẫn vận hành và bàn giao. Giả sử chiếc xe ô tô Vinfast này có đến 40% phụ tùng, linh kiện là nội địa hóa (Made in Vietnam) thì gần như nguyên liệu để sản xuất ra chúng đều từ nhập khẩu, hoặc Made in Vietnam nhưng do các doanh nghiệp FDI sản xuất. Made in Vietnam không quan trọng bằng Made by Vietnamese.
Vì những chiếc điện thoại thông minh (smart phone), máy tính để lòng bàn tay (ipad), máy tính xách tay (laptop), máy tính để bàn (desktop computer) v.v.. do các tập đoàn Viettel, FPT hay BKAV sản xuất, gần như 95% linh kiện là nhập khẩu, phần lớn là từ Trung Quốc. Vỏ của những thiết bị, máy móc này có thể được sản xuất tại Việt Nam. Nhưng bản thân cái dây chuyền, công nghệ, máy móc, thiết bị để sản xuất vỏ điện thoại, vỏ máy tính lại là nhập khẩu. Tập đoàn Asanzo chuyên về điện tử, điện lạnh, nhập khẩu 100% chi tiết, linh kiện từ Trung Quốc về chỉ có lắp ráp, không những thế còn gian lận thương mại, trốn thuế, làm giả hợp đồng, giả giấy tờ. “Công nghệ” lắp ráp bây giờ đơn giản tới mức chỉ cắm, nối các giắc cắm và vặn ốc vít là xong. Mạng 5G mà Viettel đang triển khai 95% thiết bị, linh kiện nhập. Chúng ta biết lắp ráp và vận hành, chuyên gia nước ngoài kiểm tra, tinh chỉnh và bàn giao.
Vì các nhà khoa học Việt Nam không thể làm ra công nghệ, không thể làm ra chiếc “máy cái để sản xuất máy con”. Câu chuyện các nhà khoa học Việt Nam không thể tự sản xuất ra được con ốc vít đạt chuẩn quốc tế bắt nguồn từ các chuyên gia nước ngoài sau đó lan rộng sang người Việt Nam, nói lại cho nhau nghe để biết. Các nhà khoa học cơ khí Việt Nam được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, được trang bị từ chân tới đầu, nhưng vẫn không thể tự bằng bàn tay mình sản xuất ra các máy móc nông nghiệp như một số người nông dân trình độ văn hóa mới lớp 5, lớp 7 để bán thương mại (có đầy trên Youtube). Đất nước Triều Tiên dân số chỉ có 25 triệu người, rất ít và nhỏ bé so với Việt Nam, bị cấm vận nhiều năm triền miên và nghiệt ngã, nhưng các nhà khoa học của họ tự sản xuất được nhiều thứ, từ A đến Z. Ví dụ bom nguyên tử, máy bay, tên lửa, tàu ngầm, xe tăng, đại bác v.v…chưa kể Hàn Quốc những năm 60 nghèo khổ cũng như Việt Nam. Riêng một tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đã đầu tư 4 nhà máy sản xuất điện tử ở Việt Nam (2 tại Bắc Ninh, 1 tại Thái Nguyên và 1 tại Tp. HCM). Năm 2018 tập đoàn đã tuyển dụng 170.000 công nhân, tạo giá trị xuất khẩu hơn 60 tỷ USD, tương đương với 20 năm xuất khẩu gạo của Việt Nam (bình quân một năm xuất khẩu 6 triệu tấn gạo, thu về 3,03 tỷ USD).
Vì trong khoa học xã hội chúng ta phải vật lộn đấu tranh sau hơn 30 năm mới công nhận khoán hộ trong nông nghiệp, mới công nhận nền kinh tế thị trường, mới công nhận thành phần kinh tế tư nhân là hợp pháp, mới công nhận người giàu không phải do bóc lột sức lao động của người nghèo, mới công nhận đa nguyên trong quan điểm và tranh luận. Rất nhiều những nghiên cứu trong khoa học xã hội toàn là những bài viết đầy ý chí, ngợi ca, tô hồng.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập: Vì hàng trăm nhà khoa học, liên Bộ ngành, từ Trung ương tới địa phương, lao vào cuộc truy tìm nguyên nhân cá chết ngoài biển khơi, được trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị hiện đại, sau gần 3 tháng đã tham mưu cho Bộ KH&CN trình Thủ tướng Chính phủ một kết luận rất sai và rất phản khoa học, đối kháng với nhiều thực tế hiện trường, với khái niệm cơ bản của môn độc tố học (toxicology), với thông lệ Thế giới giải thích nguyên nhân cá chết ngoài biển. Kết luận cá chết vì các độc tố hóa học đã gây căng thẳng, lo lắng trong xã hội. Từ khi loài người biết sản xuất ra các độc tố hóa học đến nay, chưa ở đâu trên Thế giới xẩy ra cá chết trắng ngoài biển khơi bị qui kết do các độc tố hóa học, duy nhất chỉ có ở Việt Nam.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập: Vì Hội đồng KH&CN quốc gia xác định nguyên nhân cá chết đã kết luận là do các độc tố phenol và xianua có trong nước thải của khâu luyện than cốc của công ty Formosa Hà Tĩnh đổ vào biển, đã tạo nên một tấm chăn nhầy kết dính, hút nhả độc tố, quét dưới đáy biển, đi đến đâu cá chết đến đó; từ biển Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh), nơi có ống xả nước thải lớn được cấp phép của công ty Formosa Hà Tĩnh, 2 ngày sau lan rộng vào tỉnh Thừa Thiên - Huế. Vệt cá chết kéo dài 209km. Mặc cho một thực tế là khâu sản xuất than cốc đã đi vào hoạt động từ tháng 11/2015, hàng ngày đều đặn xả thải vào biển khoảng 1.000m3 nước thải, có chứa gần tấn các hợp chất của phenol, xianua nhưng cá biển vẫn tung tăng, nhảy múa, hát ca đến tận sáng ngày 6/4/2016 bỗng dưng lăn đùng, ngã ngửa ra chết, nổi trắng mênh mông ngoài biển. Các cháu thiếu nhi cũng phải ngạc nhiên thốt lên “Tại sao cá không chết ngay trong tháng 11/2015 mà phải đợi đến 4 tháng sau mới đồng loạt chết?”
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập: Vì hiện tượng cá chết là thảm họa môi trường lịch sử của Việt Nam, đồng thời là của Thế giới vì chưa đâu có dải cá chết ngoài biển khơi dài đến 209km. Hàng trăm nhà khoa học ưu tú từ Trung ương đến địa phương lao ngay vào hiện trường, nhưng không một ai có trong đầu khái niệm LC50 (Lethal Concentration). Đó là một định nghĩa cơ bản, trụ cột của môn độc tố học (toxicology), là nồng độ (mg/L) của độc tố trong nước làm 50% quần thể cá chết sau một thời gian tiếp xúc, thông thường sau 24 giờ, 48 giờ hay 96 giờ. Từ những số liệu về LC50 của quốc tế, một cách gần đúng cho cá lớn sống tầng đáy biển, có thể tạm lấy 96giờ-LC50 của phenol C6H5-OH là 50mg/L và của xianua (CN-) là 100mg/L. Đáng buồn là hàng trăm mẫu nước đem phân tích trong và ngoài nước đều cho kết quả là nồng độ của phenol hay xianua đều rất nhỏ, dưới 0,005mg/L; 10.000 lần nhỏ hơn LC50 của phenol, 20.000 lần nhỏ hơn LC50 của xianua, suy ra nước biển này rất an toàn cho tôm, cá.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập: Vì các cây đa hóa học Việt Nam ra biển khơi mênh mông mà dám kết luận cá biển tầng đáy chết vì các độc tố phenol và xianua; không một ai biết đến một câu nói khá phổ quát trong nhân dân “Suy cho cùng, một chất độc hay không còn tùy thuộc vào nồng độ của nó”. Ngoài ra, các cây đa khoa học Hóa học phải là phải là bậc thày về định nghĩa và tính toán nồng độ; là đại lượng tỷ lệ nghịch với thể tích dung dịch. Trong nước biển mênh mông thì nồng độ các hợp chất phenol và xianua phải vô cùng nhỏ, làm sao mà giết chết cá được?.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập: Vì các cây đa Hóa học và Môi trường Việt Nam lao ra biển tìm nguyên nhân cá chết mà không một ai biết các hợp phần của nước biển và đại dương: gồm 96,7% là nước tinh khiết (H2O), xáo trộn đồng đều với 3,0% là muối ăn (NaCl); cộng lại thành 99,7% là an toàn, không độc hại; còn lại 0,3% cho tất tật mọi chất tan khác có thể do con người và tự nhiên (mưa, lũ rửa trôi bề mặt) đã đổ vào biển ngàn năm nay. Có nghĩa là nước biển và nước đại dương đã ngàn năm và sẽ mãi an toàn cho tôm cá. Trên Thế giới cho đến nay chưa một nước nào dám kết luận cá chết vì độc tố trong nước biển và đại dương, ngoại trừ Việt Nam.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập: Vì các cây đa Hóa học Việt Nam cứ khăng khăng cho rằng phenol là rất độc, xianua cũng rất độc do vậy đổ vào biển là cá phải chết. Đáng buồn là các cây đa Hóa học đã lấy độc tính của phenol và xianua tinh khiết gắn cho nước thải của khâu luyện than cốc lại tuyệt nhiên không chứa phenol và xianua tinh khiết, chỉ có những dẫn xuất của phenol và xianua mà thôi, chúng tồn tại dưới dạng hợp chất khác, các phức chất có độc tính giảm đi rất nhiều lần so với tinh khiết. Không một cây đa Hóa học nào hiểu rằng phenol và xianua tinh khiết không tồn tại trong môi trường tự nhiên.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập: Vì tất cả mẫu nước lấy đem phân tích đều cho nồng độ tổng phenol và xianua vô cùng nhỏ, tương đương với tiêu chuẩn chất lượng NƯỚC ĂN UỐNG được Bộ Y tế ban hành (QCVN 01:2009/BYT). Nếu không kể độ mặn, vi khuẩn vi trùng thì nước biển này uống tuyệt vời!!. Thế mà Hội đồng KH&CN quốc gia vẫn kết luận nước biển chứa các độc tố này là nguyên nhân làm cá chết.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập: Vì các nhà khoa học Hóa học và Môi trường từ Trung ương xuống địa phương đều lấy kết quả phân tích đem so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT; nếu nồng độ vượt QCVN, coi như độc tố đó là nguyên nhân làm cá chết. Buồn là QCVN 08-MT:2015/BTNMT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, chỉ nhằm mục đích phục vụ đánh giá và quản lý chất lượng nước mặt. Tại tất cả các loại QCVN không có bất cứ câu nào qui định các nồng độ được ban hành làm căn cứ để xác định nguyên nhân cá chết. Đó là nhầm lẫn rất cơ bản, không phân biệt được giầy chân trái với chân phải. Duy nhất chỉ có so sánh với giá trị LC50 theo định nghĩa được cả Thế giới công nhận, mới có thể kết luận độc tố đó là nguyên nhân làm cá chết.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập: Vì Hội đồng KH&CN quốc gia đã tưởng tượng ra một tấm chăn di động hút nhả độc tố lướt dưới đáy biển, đi đến đâu cá chết đến đó. Các nhà khoa học về dòng chảy đã đem máy đo được tốc độ chảy của nước đáy biển là 1m/s. Có nghĩa là tấm chăn di động lướt qua cá chỉ 1 giây đã đủ làm cá lăn đùng ngã ngửa ra chết. Rất trái ngược, theo quốc tế 96giờ-LC50 của phenol tinh khiết C6H5-OH là 50mg/L và của xianua (CN-) là 100mg/L. 96 giờ bằng 345.600 giây cá sống trong nước có nồng độ ấy thì 50% lượng cá sẽ chết. Còn các cây đa khoa học Việt Nam cho rằng chỉ cần 1 giây thôi trong nước biển có nồng độ tổng phenol dưới 0,005mg/L.
Thực ra cá đã chết vì cạn kiệt ô xy hòa tan trong tầng nước dưới đáy biển, một cái chết an lành và nhân đạo. Chi tiết xin xem bài “Cần trả lại chân lý khoa học cho kết luận về nguyên nhân cá chết” tại website Nguyenducthang.vn chuyên mục Hóa học và Môi trường.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập. Vì Trưởng nhóm độc tố hóa học của Hội đồng KH&CN quốc gia xác định nguyên nhân cá chết, tại hội thảo khoa học đã đề xuất “Sẽ phải hút hàng ngàn tấn trầm tích, kinh phí hút 1.000 tấn cũng phải mất vài nghìn tỷ đồng. Chúng ta sẽ phải hút suốt chiều dài 209 km và phải hút sâu tối thiểu 50cm thì mới đảm bảo sạch biển” (Báo Dân Việt, đăng thứ Sáu, ngày 01/07/2016 15:46 PM) .
Theo đề xuất này, giả sử kích thước bùn cần hút là 60m rộng x 209.000m dài x 0,5m sâu = 6,3 triệu m3 bùn, tương đương 7,25 triệu tấn. Tổng kinh phí chỉ riêng cho nạo vét, hút bùn gần 10.900.000 tỷ đồng (tương đương 473 tỷ USD!!). Trong khi dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2018 (Quyết định số 2610/QĐ-BTC, ngày 21/12/2017) chỉ có 1.523.200 tỷ đồng. Đề xuất nạo vét làm sạch đáy biển thực sự sẽ là một cuộc tổng tàn phá kinh hoàng hệ sinh thái đáy biển, sẽ thêm rất rất nhiều san hô bị chết một cách dã man. Không cần tốn 1 xu biển sẽ tự làm sạch chỉ trong một vài năm.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập. Vì chính Bộ KH&CN đã không ủng hộ chân lý khoa học. Trong hơn 2 năm qua tôi đã có một số lần gửi thỉnh cầu đến họ đòi trả lại chân lý khoa học cho kết luận về nguyên nhân cá chết, nhưng Bộ đã phớt lờ. Cho đến nay, Bộ vẫn cố tình bắt nhân dân cả nước, bắt toàn thể BCH TW Đảng phải nghe sai, nói sai và hiểu sai về nguyên nhân cá chết. Bộ KH&CN Việt Nam đang phủ định lại chính mình, phủ định mục tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh cao quí của Bộ. Tại Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam có ghi rõ phát triển KH&CN là quốc sách. Hàng năm, tổng chi ngân sách Nhà nước cho phát triển KH&CN đã đạt 2%, vượt 20.000 tỷ đồng/năm.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập. Vì các nhà khoa học Điện và Năng lượng của đất nước đã tham mưu cho Bộ Công thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030” (Quyết định số 428/2016/QĐ-TTg, ngày 18/3/2016) là phản khoa học và rất có hại cho đất nước. Điện và Năng lượng là ngành kinh tế trụ cột của đất nước. Bản Quy hoạch đã chọn mô hình Điện lực thập kỷ 60, 70 chủ yếu dựa vào nhiệt điện than, độc quyền sản xuất và kinh doanh điện cho tương lai Điện lực Việt Nam, trái ngược 180 độ so với xu thế phát triển của Thế giới là điện năng lượng tái tạo, điện xanh, điện sạch, rất dân chủ, phân tán, phi tập trung. Chi tiết xin xem bài “Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 là phản khoa học và rất có hại cho đất nước” tại website Nguyenducthang.vn chuyên mục Điện và Năng lượng. Bài viết này đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp thu bằng ý kiến chỉ đạo Bộ Công thương “Không được tiếp tục làm nhiệt điện than”. Ngày 25/8/2018 Bộ trưởng Trần Tuấn Anh có thư gửi cho tôi, trong thư ghi rõ “Những kiến nghị của Ông sẽ được ghi nhận để nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ trong quá trình xây dựng và phê duyệt Tổng sơ đồ phát triển Điện lực quốc gia giai đoạn tiếp theo (TSĐ8)”. Hiện Bộ Công thương đang soạn thảo Quy hoạch Điện lực 8, hòa nhịp theo xu thế phát triển Điện và Năng lượng của Thế giới. Ngày 6/11/2019 trong phiên họp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng đã thừa nhận là Quy hoạch Điện lực được phê duyệt năm 2016 đã bị phá vỡ, do không lường trước được sự phát triển bùng nổ của điện mặt trời.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập. Vì để bảo vệ vai trò trụ cột của nhiệt điện than trên website của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, từ ngày 08/2/2017 – 14/6/2017 đăng liền mạch 20 bài viết “Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than?” và từ ngày 13/10 – 18/12/2017 đăng 15 bài “Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm”, từ 03/11 - 07/11/2017 đăng 3 bài "Cú lừa thế kỷ”, “Về phát thải CO2 và biến đổi khí hậu” và bài “Trò gian lận bị lật tẩy”. Tổng cộng 39 bài viết. Bảo vệ vai trò trụ cột của nhiệt điện than tức là tôn vinh mô hình điện lực của thập kỷ 60 và 70, độc quyền sản xuất và kinh doanh điện, đi ngược 180 độ so với xu thế phát triển Điện của Thế giới là điện gió và điện mặt trời là chủ lực, vì nguồn năng lượng gió và mặt trời là vô tận, tạo nên một nền điện lực rất dân chủ, rất phân tán, phi tập trung. Nguồn năng lượng này đang vẽ lại bản đồ chính trị Thế giới.
Những chính trị gia, các chính khách khi đọc 39 bài viết trên như bị lạc trong rừng thông tin, số liệu không cần thiết, sẽ bị u mê, hoa mắt, mất phương hướng. Tuy nhiên chỉ cần bạn nắm được xu thế phát triển điện của Thế giới, đó là cái la bàn giúp bạn định rõ phương hướng Bắc – Nam khi đi trong rừng mà không bị lạc. Chi tiết xin đọc tại website Nguyenducthang.vn chuyên mục Điện và Năng lượng, bài “10 lý do cơ bản của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam bảo vệ vai trò trụ cột của nhiệt điện than”
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập. Vì một cây đa đầy quyền lực của ngành than, từng nhiều năm là giám đốc một nhà máy nhiệt điện than, lãnh đạo mảng KH&CN của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, giảng viên của trường Đại học Điện lực đã mắc lỗi sai cơ bản. Ông đã đồng nhất THAN với nguyên tố CACBON, để tính 1kg CACBON khi đốt cháy với oxy cho kết quả 3,7kg CO2. Tuy nhiên, THAN là một MỚ HỔN HỢP CÁC CHẤT HỮU CƠ (có chứa các nguyên tố cacbon, hydro, ô xy, nitơ, phốt pho, lưu huỳnh ….) được hình thành từ xác các thân cây gỗ bị chôn vùi hàng triệu năm trong lòng đất (dưới áp suất cao, nhiệt độ cao). THAN có công thức hóa học tổng quát là CxHyOzNPS. Do vậy, bình quân 1kg THAN (khô và sạch) nói chung chỉ chứa 60% - 70% CACBON. Có nghĩa là không bao giờ tồn tại việc đốt cháy 1kg than tạo ra 3,7kg khí CO2. Với phân tích này của tôi, ông đã gửi email tặng tôi một câu cực ngắn “đồ ngu”.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập. Vì Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (The International Renewable Energy Agency - IRENA) là tổ chức liên Chính phủ, ra đời ngày 26/01/2009 tại hội nghị thành lập ở Bonn (Cộng hòa Liên bang Đức), có sứ mệnh hỗ trợ các nước trong việc chuyển đổi theo hướng năng lượng bền vững. Đến nay đã có tất cả 180 nước thành viên. Các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Cambodia đều tham gia. Do đam mê nhiệt điện than, đơn độc và đối lập hoàn toàn với xu thế phát triển năng lượng của Thế giới nên Việt Nam đã “lựa chọn” đơn độc đứng ngoài tổ chức này.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập. Vì đoàn đại biểu liên bộ của Việt Nam luôn tham dự các cuộc hội nghị liên Chính phủ COP hàng năm về chống biến đổi khí hậu đã không quán triệt được tinh thần của hội nghị, đi vào gốc rễ, nguồn gốc dẫn đến BĐKH là cắt giảm phát thải CO2 (khí gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu), đồng nghĩa với cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, xăng dầu, khí), trong đó nhiệt điện than là hàng đầu. Sau tham dự COP21, ký kết thỏa thuận Paris 2015, về nhà trình luôn Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030” (Quyết định số 428/2016/QĐ-TTg, ngày 18/3/2016) đẩy mạnh tối đa phát triển nhiệt điện than.
Thế giới đang tập trung cho các giải pháp thay thế nhiên liệu hóa thạch, tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế than, xăng, dầu, khí; ngăn ngừa gốc rễ, nguyên nhân gây BĐKH; trái ngược Việt Nam đang huy động rất nhiều nguồn lực hạn hẹp cho các giải pháp ứng phó, thích ứng, thích nghi trong tương lai xa. Ví dụ đang tập trung rất nhiều nguồn lực xây 172km đê bao, 12 cống đập, đê biển Vũng Tàu – Gò Công (đã nghiên cứu xong) chống ngập cho Tp. HCM. Trong khi mực nước biển dâng thực có tại biển Vũng Tàu năm 2018 dưới nửa móng tay (2 – 3mm).
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập. Vì các nhà khoa học xăng dầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tham mưu cho Bộ Công thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” (Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007), theo đó sản lượng ethanol và dầu thực vật sẽ đạt 1,8 triệu tấn, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xăng dầu của cả nước. Thực hiện Quyết định này, PVN đã đầu tư 3 nhà máy sản xuất ethanol sinh học (tại Phú Thọ, Quảng Ngãi và Bình Phước) khoảng 6.200 tỷ đồng đầy tai tiếng. Trong tương lai sẽ phải đầu tư thêm một số nhà máy sản xuất ethanol nữa (công suất trung bình 100.000 m3/nhà máy). Điều nguy hại nhất là sẽ phải chuyển đổi nhiều đất rừng sang đất trồng sắn. Hệ quả là gia tăng lũ quét bùn đất đỏ cho miền xuôi.
Để các nước đang phát triển khỏi nhầm lẫn, mê muội với bio-fuel (nhiên liệu sinh học), trong đó có bio-ethanol, coi mọi nhiên liệu sinh học đều là tốt, là phát triển xanh, tăng trưởng sạch, Tổ chức Global Bioenergy Partnership (GBEP), đã tiến hành biên tập tài liệu The Global Bioenergy Partnership Sustainability Indicators for Bioenergy để hướng dẫn các Chính phủ, các doanh nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học theo hướng Phát triển bền vững. Ngay tại phần kết của trang MỞ ĐẦU có một lời khuyên, nguyên văn như sau: “Nếu một nhiên liệu sinh học không được sản xuất theo cách bền vững, thì chính nó sẽ gia tăng sức ép lên đa dạng sinh học, các nguồn nước vốn đã khan hiếm và đe dọa an ninh lương thực. Nếu sử dụng đất đai không có kế hoạch tốt, chế tài tốt, sẽ gia tăng hủy hoại rừng, tổn thất đất hữu cơ (đất mùn), suy thoái đất đai và dẫn đến tác động tiêu cực bao trùm đối với biến đổi khí hậu”.
Ethanol sinh học sản xuất ở Việt Nam hoàn toàn không đáp ứng được các tiêu chí Phát triển bền vững của khối EU (EU Sustainability Criteria), không được như hai cường quốc sản xuất ethanol sinh học lớn nhất Thế giới là Mỹ và Brazil, được cấp chứng chỉ giảm phát thải cacbon, được phép nhập khẩu, phân phối và sử dụng trong khối EU. Ngoài ra, giá thành 1 lít ethanol sinh học sản xuất ở Việt Nam thường lớn hơn 200% giá CIF nhập khẩu 1 lít xăng khoáng RON 92. Thua lỗ này đã được đẩy vào giá, bắt nhiều triệu người tiêu thụ xăng E5 gánh chịu vô lý. Ngoài ra, Bộ Công thương và Bộ Thông tin và Truyền thông đã tuyên truyền sai về xăng E5, duy nhất Việt Nam gọi là xăng E5 sinh học (bio-gasoline E5). Thế giới chưa đâu coi xăng E5 là sinh học, vì tỷ lệ ethanol sinh học trong xăng E5 chỉ có 5%, còn lại 95% là xăng RON92, xăng khoáng là chủ yếu. Do vậy, xăng E5 phải là xăng khoáng, không thể là xăng sinh học. Tra trên mạng Google cụm từ “biogasolineE5” chỉ thấy có ở các tài liệu khoa học Việt Nam.
Vì xăng E5 người dân không mặn mà do e ngại ảnh hưởng tới động cơ, nên từ ngày 01/01/2018 Bộ Công thương đã ban hành lệnh cấm bán xăng khoáng RON92, buộc người dân phải sử dụng xăng E5, mất quyền lựa chọn. Vì xăng dầu không phải là sản phẩm trong danh mục các sản phẩm Nhà nước độc quyền quản lý, vì thế Bộ đã vi phạm điểm 1, Điều 6 của Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004, mặc dù Bộ là tác giả của Luật này (Điều 6. Các hành vi bị cấm đối với cơ quan quản lý Nhà nước). Chi tiết xin xem bài “Chính sách xăng E5 là phản khoa học và rất có hại cho đất nước”.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập. Vì các nhà khoa học của lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải (XLNT) đã tham mưu cho UBND thành phố Hà Nội và Tp. HCM đầu tư nhiều nghìn tỷ đồng để xây dựng 4 nhà máy XLNT lớn nhất của Việt Nam (trong đó có 2 nhà máy XLNT tại Tp. HCM là lớn nhất Đông Nam Á, công suất gần 480.000m3/ngày đêm) nhằm cứu sống 5 con sông của Hà Nội (Kim Ngưu, Sét, Lừ, Tô Lịch và sông Nhuệ), kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Tàu Hũ – Bến Nghé và kênh Đôi – kênh Tẻ tại Tp. HCM. Tuy nhiên cho đến nay mặc dù nhà máy XLNT Yên Sở (Hà Nội, vận hành tháng 8/2013) và nhà máy XLNT Bình Hưng (Tp. HCM, vận hành năm 2008) chưa cứu nổi sông Kim Ngưu, sông Sét và kênh Tàu Hũ – Bến Nghé và kênh Đôi – kênh Tẻ cho dù lấy chỉ có 1 ngày. Ngoài ra các dự án XLNT còn làm gia tăng mạnh mẽ ngập úng đô thị sau mưa, vì đã cắt bỏ chức năng thoát nước, tiêu lũ mà tạo hóa đã ban tặng cho các con sông/kênh. Bắt các con sông/kênh trở nên thất nghiệp, nằm chơi, ngắm nhìn thoát nước, tiêu lũ ngập ứ trong các cống bao ngầm nhỏ bé xây mới (đường kính từ 1,0m – 3,0m). Như vậy, Hà Nội và Tp. HCM đã bỏ ra nhiều chục ngàn tỷ đồng để phủ định những kết quả của 20 năm đã đầu tư chống ngập úng trước đó.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có công nghệ ngoại nhập. Vì các nhà khoa học của lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải (XLNT) đã cắt bỏ chức năng thoát nước, tiêu lũ Trời cho của sông/kênh, làm cho chúng thất nghiệp. Có nghĩa là làm cho chúng kiệt nước, trơ lòng, phơi bùn đáy những ngày không mưa. Các con kênh tại Tp. HCM còn có thủy triều dâng lên làm ướt. Tuy nhiên sông Tô Lịch và sông Lừ ở Hà Nội sẽ khô đáy. Chỉ cần nắng liên tục cho 1 tuần là các cháu thiếu nhi có thể xuống lòng sông chơi đá bóng được.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập. Vì các nhà khoa học của lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải (XLNT) sau khi đọc những phát hiện của tôi gửi đến họ, đã tạm dừng dự án, sau 2 năm nghĩ ra cách khắc phục “khuyết điểm” trơ lòng, phơi bùn đáy bằng xây đập tràn Thanh Liệt, chấp nhận biến sông Tô Lịch và sông Lừ thành những “hồ dài cảnh quan”, không có dòng chảy, nước tĩnh, tù túng (theo báo cáo số 567-BC/BCS, ngày 24/10/2019 của ông Nguyễn Đức Chung, thay mặt Ban Cán sự Đảng bộ thành phố Hà Nội kính gửi Thường trực Thành ủy về việc “xử lý đơn của công dân Nguyễn Đức Thắng”).
Chi tiết xin xem website Nguyenducthang.vn chuyên mục Bộ Xây dựng với xử lý nước thải, bài “Ba nhà máy xử lý nước thải lớn nhất của Việt Nam là phản khoa học và rất có hại cho đất nước” và bài “Dự án xử lý nước thải Yên Xá (chỉnh sửa) sẽ gia tăng mạnh mẽ ngập lụt Hà Nội và biến sông Tô Lịch thành hồ Tô Lịch”.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập. Vì các nhà quản lý chuyên môn về thoát nước và XLNT Hà Nội, trong khi đang triển khai xây dựng nhà máy XLNT Yên Xá nhằm làm sống lại sông Tô Lịch, sông Lừ và sông Nhuệ (khởi công ngày 7/10/2016, dự kiến hoàn thành cuối năm 2019, tổng vốn đầu tư 16.293 tỷ đồng, khoảng 800 triệu USD vốn ODA Nhật Bản) thì tháng 4/2019 lại đề xuất với UBND thành phố Hà Nội về việc lấy nước sông Hồng pha loãng nước sông Tô Lịch. Cụ thể xây trạm bơm công suất thiết kế 162.550m3/ngày để bơm 134.281m3/ngày nước sông Hồng, đi theo đường ống dài 1.950m (đường kính D 1.200) đẩy lên cao, vào hồ lắng 1,7ha (sử dụng hồ Sen Hồ Tây). Tại hồ lắng này, bùn cát sẽ lắng xuống đáy, nước trong sẽ chảy vào Hồ Tây và chảy tiếp vào đầu sông Tô Lịch (chợ Bưởi). Các cháu học sinh phổ thông sẽ rất ngạc nhiên, tại sao đang xây dựng nhà máy XLNT Yên Xá để xử lý nước sông Tô Lịch lại đề xuất giải pháp lấy nước sông Hồng, sau lắng trong pha loãng nước sông Tô Lịch? Vậy bỏ ra 800 triệu USD xây nhà máy để làm gì?
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập. Vì Hà Nội đã và sẽ phải nhiều năm lấy nước hồ Đầm Bài ở tận tỉnh Hòa Bình xử lý, sau đó đưa về Hà Nội cấp cho dân. Đường ống truyền dẫn khoảng 30km đã bị bục vỡ trên 20 lần. Tháng 10/2018 Hà Nội cũng đã mua 150.000m3 nước/ngày đêm của Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống; đường ống truyền dẫn chui qua đáy 3 con sông lớn đưa về Hà Nội cho người dân sử dụng. Theo kế hoạch nhà máy nước mặt sông Đuống sẽ mở rộng đến 300.000m3. Trong khi ngay tại Hồ Tây, không xa Văn phòng Chính phủ, theo đề xuất hàng ngày có khoảng 135.000m3 nước sông Hồng đã lắng trong chỉ để pha loãng cho nước sông Tô Lịch và chảy tiếp về xuôi. Lãng phí kỳ quặc không thể hiểu nổi.
Trái ngược, đất nước Singapore, dân số 5,64 triệu người, chỉ có diện tích khoảng 725km2, bằng 22% của Hà Nội, rất khan hiếm tài nguyên nước ngọt. Do vậy tháng 5/2001 Chính phủ Singapore đã khởi công dự án thu gom nước thải, nước đã sử dụng để tái chế thành nước cấp cho sinh hoạt. Tháng 6/2009 dự án đã đi vào vận hành, mỗi ngày tái chế, cung cấp khoảng 800.000m3 nước có thương hiệu là NEWater (Nước Mới). Dự án này sẽ được mở rộng để đưa công suất lên gấp 3 lần, tức 2,4 triệu m3/ngày.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập. Vì các nhà khoa học Thủy lợi đã tham mưu cho Bộ trưởng Bộ NN&PTNT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh” (Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28/10/2008) là phản khoa học và rất có hại cho đất nước. Trong tương lai Tp. HCM sẽ đầu tư nhiều ngàn tỷ đồng để xây 172km đê bao với 12 cống đập và những trạm bơm siêu lớn, nhưng ngập úng sau mưa vẫn hoàn ngập úng. Chi tiết xin đọc bài “Cần trả lại chân lý khoa học cho kết luận về nguyên nhân ngập úng cục bộ tại tp. Hồ Chí Minh”. Bài viết này đã được Sở NN&PTNT nhanh chóng ủng hộ tất cả. Sở đã báo cáo UBND thành phố (công văn số 3201/SNN-CCTL, ngày 19/11/2018 ). Ngày 12/3/2019 ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND thành phố đã ký công văn số 839/UBND-ĐT, chỉ đạo các Sở, ban ngành liên quan, cụ thể hóa, triển khai thực hiện 5 giải pháp “mềm”, phi công trình do tôi đề xuất.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có công nghệ ngoại nhập. Vì không một nhà khoa học Thủy lợi nào quan tâm đến mực nước cao nhất và thấp nhất tại các vùng cửa sông vùng duyên hải ĐBSCL. Do vậy họ đã không phát hiện ra một qui luật của tự nhiên tại vùng cửa sông là “Mực nước cao nhất vào mùa mưa luôn thấp hơn mực nước cao nhất vào mùa khô khoảng 8cm”. Có nghĩa là vào mùa mưa, lũ và mưa thượng nguồn còn có thể đổ về Tp. HCM nhiều hơn nữa, mới bằng mực nước cao nhất vào mùa khô. Điều này đã tồn tại cả ngàn năm rồi; thực sự là nghịch lý đối với mọi suy nghĩ của chúng ta. Tôi phát hiện ra điều này dựa vào những số liệu thống kê về mực nước cao nhất và thấp nhất (từ 2005 – 2015) của trạm quan trắc thủy văn Phú An trên sông Sài Gòn.
Yếu tố bí ẩn nào của thiên nhiên đã ưu ái Tp. HCM? Chi tiết xin đọc bài “Cần trả lại chân lý khoa học cho kết luận về nguyên nhân ngập úng cục bộ tại tp. Hồ Chí Minh”
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập: Vì “Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh” (được phê duyệt tại Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28/10/2008) xây dựng 172km đê bao với 12 cống đập và những trạm bơm siêu lớn sẽ không thể bơm được nước trả về Trời, đẩy lũ ngược lại thượng nguồn, hay bơm nước chui xuống đất mà thực sự đẩy mọi thứ nước đến vùng liền kề, đậm đặc dân cư nghèo hơn, vốn đã ngập úng rồi nay phải chịu ngập nặng hơn. Điều này hoàn toàn trái ngược với những chủ trương, đường lối, cương lĩnh cơ bản của Đảng trong phát triển đất nước.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có công nghệ ngoại nhập: Vì Bộ NN&PTNT và Bộ KH&CN đã đầu tư 31,07 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu “Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công” (Quyết định số 1237/QĐ-BKHCN ngày 15/5/2011 và số 1883/QĐ-BKHCN ngày 27/6/2011). Dự toán tổng chi phí cho đê biển này là 160.964 tỷ đồng để chống ngập cho Tp. HCM, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đề tài đã nghiệm thu xuất sắc. Đê biển vĩ đại này sẽ bịt miệng vùng cửa sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Rừng ngập mặn Cần Giờ (96.000ha) là khu dự trữ sinh quyển Thế giới đầu tiên được công nhận ở Việt Nam sẽ bị xóa sổ. Trong khi rừng ngập mặn ven biển được cả Thế giới công nhận có tác dụng, ưu việt vượt trội trong bảo vệ bờ biển so với đê biển bằng bê tông cốt thép dự ứng lực. Vì không phải làm báo cáo nghiên cứu khả thi, không phải lập hội đồng thẩm định, không phải bỏ một đồng vốn đầu tư; rừng tự nhiên mọc. Mọi sóng, gió, thủy triều đều bị rừng dập tắt. Ngoài ra rừng ngập mặn Cần Giờ còn là lá phổi xanh, “nhà máy” điều hòa khí hậu to lớn, nhà máy xử lý nước thải to lớn, nhà máy sản xuất cung cấp hải sản có chất lượng hảo hạng cho Tp. HCM. Chi tiết xin đọc bài “Cần trả lại chân lý khoa học cho kết luận về nguyên nhân ngập úng cục bộ tại tp. Hồ Chí Minh”.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập. Vì các nhà khoa học thủy lợi đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ xây cống đập bịt miệng cửa sông Ba Lai (khánh thành ngày 30/4/2002), một trong chín cửa sông của Đồng bằng sông Cửu Long đã không còn dòng chảy, để ngăn mặn, giữ ngọt. Sông không có dòng chảy coi như sông chết. Người dân sở tại và phóng viên của VTV làm phóng sự về cửa sông này rất luyến tiếc. Do vậy, ĐBSCL nên được đổi thành Đồng bằng sông Bát Long cho đúng với thực tế.
Bịt miệng cửa sông có nghĩa là ngăn chặn chu trình thủy văn (hydrological cycle) của tự nhiên, một trong vài chu trình cơ bản của Trái đất giúp loài người tồn tại và phát triển. Vì hầu hết các con sông đều tìm đường ra đại dương và biển cả, nơi mà nước lại bốc hơi lên trời tạo thành những đám mây, di chuyển vào đất liền, hình thành nên những cơn mưa, rơi xuống đất, chảy vào sông.
Tương tự cống đập Ba Lai, dự án thủy lợi cống đập Cái Lớn, Cái Bé giai đoạn 1, tổng mức đầu tư 3.309 tỷ đồng, thuộc huyện Châu Thành (Kiên Giang) đang được Bộ NN&PTNT triển khai. Bịt miệng cửa sông có nghĩa là mặc dù người dân vùng này đang nuôi tôm xuất khẩu thành công, sẽ buộc phải chuyển sang trồng cây lúa và nuôi con nước ngọt mà tồn tại. Người dân mất quyền lựa chọn cơ bản của mình là trồng cây gì, nuôi con gì của hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước lợ. Cái nghèo sẽ đeo bám họ lâu dài. Chi tiết xin đọc bài “Cống đập Cái Lớn, Cái Bé là phản khoa học và rất có hại cho đất nước”
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập. Vì các nhà khoa học Thủy lợi đã rất ghét Mùa nước nổi của ĐBSCL, được họ gọi là LŨ; ghét 2 đại “hồ điều hòa” là Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên có diện tích gần 1,5 triệu ha. Ngày xưa, vào Mùa nước nổi (từ tháng 7 đến tháng 11, đỉnh vào tháng 9) nước phù sa màu mỡ vào hai đại hồ này, từ từ dâng lên. Tôm cua, cá, ốc, rau, hoa đặc sản tự nhiên sinh sôi nẩy nở mênh mông theo qui luật của tự nhiên “các chuỗi và mạng lưới thức ăn” (food chains and food web). Người dân không phải bỏ vốn đầu tư, bỏ công chăm sóc. Người dân chỉ có đánh bắt, thu hoạch. Vào mùa nước kiệt, đồng lúa vàng thơm rộng khắp chân Trời. Không phân hóa học, không phân NPK, không thuốc trừ sâu. Một nền nông nghiệp thuần khiết hữu cơ, sinh thái của ông cha ta mà nhiều nước trên Thế giới thèm khát mong muốn. Vào mùa nước kiệt, nước từ hai đại hồ điều hòa lại nhả từ từ về xuôi, giúp các vùng duyên hải có nước ngọt đẩy mặn, không cho nước biển vào sâu. Người dân vùng ĐBSCL không có khái niệm thức ăn đông lạnh, thực phẩm đóng hộp, với các hóa chất bảo quản giúp sản phẩm kéo dài hạn sử dụng vài tháng. Ao hồ, sông ngòi là tủ lạnh lưu trữ thực phẩm không cần điện. Ao hồ, sông ngòi là máy điều hòa không khí không cần điện. Cuộc sống giản đơn, hạnh phúc giản đơn, sao cho dấu chân sinh thái (ecological footprint) của con người là nhỏ nhất đang là quan điểm sống của người dân ở các nước phát triển Châu Âu, các nước chủ nghĩa tư bản sinh thái, vì không muốn làm ảnh hưởng đến điều kiện sống của thế hệ tương lai.
Đáng buồn là Mùa nước nổi và hai đại hồ điều hòa Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên đã bị xóa sổ bởi hệ thống 57.000km đê bao (chu vi của Trái đất chỉ có 40.000km) trồng lúa 3 vụ quanh năm, nhằm đưa Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu gạo, một nền nông nghiệp vô cơ, đậm đặc phân hóa học, thuốc trừ sâu và xăng dầu chạy máy nổ. Tổng diện tích 2 vùng này gần 1,5 triệu ha, có thể chứa khoảng 15 tỷ m3 nước phù sa hàng năm vào Mùa nước nổi. Ngày nay, 15 tỷ m3 nước này sẽ đi đâu, về đâu trong Mùa nước nổi? Chúng sẽ theo sông, kênh, rạch chảy đi khắp nơi, đích đến cuối cùng là biển cả. Trên đường đi, lượng nước này sẽ làm gia tăng ngập úng cho các tỉnh hạ lưu vào đúng mùa mưa. Giả sử 15 tỷ m3 nước này đổ dồn hết, cùng một lúc, cho 5 tỉnh “miền xuôi” Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre có tổng diện tích là 9.378km2 thì mực nước làm ngập vùng này sẽ là 1,6m (15 tỷ m3 : 9,4 tỷ m2). Nỗi buồn tiếp tục, vì 15 tỷ m3 nước phù sa đã đổ hết vào biển trong mùa mưa, nên vào mùa nước kiệt, mùa khô, không còn giọt nước nào từ vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên nhả ra đổ về xuôi, giúp các con sông đẩy mặn. Do vậy, vào mùa khô xâm nhập mặn đã và đang gia tăng vào sâu hơn.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có công nghệ ngoại nhập. Vì các nhà khoa học ngành nông nghiệp đã TRỊ THIÊN để đưa Việt Nam trở thành cường quốc Thế giới về xuất khẩu gạo với hiệu quả là ÂM. Điều này vào tháng 5/2015, đã được nữ chuyên gia quốc tế Tong Yen Dan công bố tại công trình nghiên cứu của mình “Phân tích những Chi phí và Lợi ích của hệ thống đê bao tôn cao ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Nghiên cứu này được Chương trình Môi trường và Kinh tế Đông Nam Á tài trợ (The Economy and Environment Program for Southeast Asia, Văn phòng đặt tại Philippines) “A Cost – Benefit Analysis of Dike Heightening in Mekong Delta” May, 2015. https://ideas.repec.org/p/eep/report/rr20160320.html).
Với 57.000km đê bao trồng lúa vụ 3, nói chung Nhà nước đầu tư 70%, người dân bỏ ra 30%. Điều đó đồng nghĩa với việc Nhà nước bắt ép người dân phải đồng loạt trồng lúa, mất quyền lựa chọn nuôi con gì, trồng cây gì. Kết quả tổng hợp cuối cùng về chi phí – lợi ích đối với Nhà nước và người dân như sau:
a) Đối với Nhà nước: Tổng lợi ích thu được từ lúa vụ 3 là 139.311 nghìn đồng/ha; tổng chi phí phải bỏ ra 187.076 nghìn đồng/ha. Thua lỗ 47.765 nghìn đồng/ha.
b) Đối với nông dân: Tổng lợi ích thu được từ lúa vụ 3 là 139.311 nghìn đồng/ha; tổng chi phí phải bỏ ra 142.692 nghìn đồng/ha. Thua lỗ 3.381 nghìn đồng/ha.
Chi tiết xin đọc bài “Những thất bại do duy ý chí trong Phát triển bền vững ĐBSCL”
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập: Vì ngày 26 – 27/9/2017 tại Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị Diên hồng về Phát triển bền vững vùng ĐBSCL trước những thách thức của biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị Diên hồng này, không một nhà khoa học nào của Việt Nam nói về quá trình bồi liên tục bờ biển Tây diễn ra trong 43 năm gần đây (từ năm 1968 – 2011). Duy nhất một nữ chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (World Bank) là chị Anjali Acharya, nói rằng “Bờ Đông lở, để bồi bờ Tây” thông qua chỉ một slide sau:
Đó là một qui luật. Mức độ bồi đắp bờ biển Tây là rất mạnh, lấn biển được rất nhiều. Mức độ lở bờ Đông là khá đồng đều, tương ứng với tỷ lệ rừng ngập mặn ở vùng này đã bị chặt phá để nuôi tôm xuất khẩu. Chi tiết xin đọc bài “Những thất bại do duy ý chí trong Phát triển bền vững ĐBSCL”
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập. Vì các nhà khoa học kinh tế đang ra sức thúc đẩy nền kinh tế khai thác tài nguyên thiên nhiên, kích cầu tiêu dùng để gia tăng sản xuất, hướng tới một xã hội “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Do vậy, người Việt Nam và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) đang ngày đêm ra sức đào bới, khai thác nhiều tỷ tấn tài nguyên thiên nhiên cho sản xuất và tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng lại đổ bỏ nhiều tỷ tấn phế thải, rác thải ngược lại vào thiên nhiên, lên các hệ sinh thái. Xung quanh chúng ta đầy rác và phế thải, khí thải. Hầu hết các nhà khoa học kinh tế đều nghĩ đất nước ta có rừng vàng, biển bạc, tài nguyên vô hạn cho phát triển. Họ không bao giờ nghĩ đến những giới hạn, điều kiện biên, vòng kim cô của phát triển. Họ không nghĩ rằng 1km2 lãnh thổ sinh thái của Việt Nam đang phải gánh chịu sự khai thác của 300 người Việt, trong khi đất nước Trung Quốc chỉ có 150 người, Thái Lan là 130 người, Căm Pu Chia 85 và Lào 30 người. Chúng ta đã sản xuất và tiêu dùng quá khả năng chịu tải của các hệ sinh thái, carrying capacity of ecosystems, chính là những điều kiện biên, nền tảng của phát triển. Trung Quốc đã xử lý sự thiếu hụt trong khả năng đáp ứng của các hệ sinh thái bằng bỏ tiền mua đất đai ở một số nước. Các nước phát triển xử lý bằng trao đổi thương mại, xuất khẩu những sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, chất xám cao, ví dụ phần mềm, các chip điện tử, vốn tài chính v.v. để thu về nhiều tỷ tấn gạo, tôm, cá, cà phê, đồ gỗ, xi măng, sắt thép v.v..
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập. Vì các nhà khoa học kinh tế đã không tôn trọng 2 qui luật rất cơ bản trong phát triển. Đó là “Giá cả phải phản ánh sự thật kinh tế” và “Giá cả phải phản ánh sự thật sinh thái”. Đã 50 năm chúng ta phát triển nền kinh tế, ở đó giá cả không do thị trường, quan hệ cung cầu xác định mà do các cán bộ ngành Vật giá quyết định, một nghệ thuật cắt giá ở sản phẩm này, bù giá cho sản phẩm khác. Một quyền lực ban phát, xin cho về giá. Do vậy, chúng ta đã có một nền kinh tế méo mó nhiều năm. Qui luật “Giá cả phải phản ánh sự thật sinh thái” rất được tôn trọng ở các nước phát triển. Để tránh cho Chủ nghĩa tư bản (CNTB) khỏi bị xụp đổ vì qui luật này nên họ đã đặt toàn bộ nền kinh tế của đất nước lên mặt bằng giá sinh thái. Đơn giản là thực hiện chi trả cho các hoạt động khai thác, sử dụng các dịch vụ của các hệ sinh thái (services of ecosystems). Họ đang xây dựng một CNTB sinh thái. Việt Nam đang thực hiện CNTB hoang dã, chúng ta đang tận khai thác, tận hưởng rất nhiều lợi ích từ các hệ sinh thái nhưng không chi trả.
Quan điểm giữ mặt bằng giá của toàn bộ nền kinh tế thấp vì vấn đề an sinh xã hội và thu hút đầu tư nước ngoài là đối lập với hai qui luật về giá nói trên, đã tạo nên một nền kinh tế méo mó, lãng phí, không hiệu quả, làm cho đất nước tụt hậu so với các nước trong khu vực.
Do vậy, Việt Nam hiện nay chỉ tiến so với Việt Nam trước đây về mặt vật chất. Tuy nhiên, phải đến 70% tổng giá trị những tài sản (biệt thự, nhà lầu, xe hơi, các tòa nhà gương kính chói lòa, vàng, bạc v.v..) mà chúng ta tích được là do chúng ta đã không thanh toán, không chi trả cho các dịch vụ của các hệ sinh thái trên lãnh thổ đất nước Việt Nam. Nói đơn giản là chúng ta đang ăn vào những điều kiện sống của thế hệ con cháu chúng ta. Toàn bộ các bài viết trên website nguyenducthang.vn là để chứng minh cho điều sau:
“Không tồn tại một xã hội thuần túy, chỉ tồn tại một xã hội sinh thái. Mọi quan điểm phát triển (kinh tế, chính trị, văn hóa) sẽ đổ vỡ nếu như chúng không xuất phát từ quan điểm xã hội sinh thái – Nguyễn Đức Thắng” |
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập. Vì các nhà khoa học kinh tế chủ trương lấy kích cầu tiêu dùng làm đòn bẩy để thúc đẩy sản xuất gia tăng hơn nữa. Họ lập luận rất chung chung là không có cầu làm sao có phát triển. Họ đã nhầm. Có con người là luôn có những nhu cầu cơ bản, thiết yếu. Nhu cầu được chia làm hai loại là nhu cầu về vật chất và nhu cầu về văn hóa, tinh thần. Chúng ta đang thực hiện một lối sống thụ hưởng mạnh mẽ, tự hào và hãnh diện về lối sống tiêu thụ vật chất, tiện nghi; cho đến khi chết rồi cũng phân biệt đẳng cấp, mồ mả phải hoành tráng, to lớn. Một xã hội hưởng thụ nên chỉ mới có 30 năm phát triển vừa qua là vô cùng ngắn ngủi đã tàn phá môi trường, các hệ sinh thái (1km2 phải gánh chịu gần 300 con người), một cách kinh hoàng. Hà Nội và Tp. HCM đang khủng khoảng về các bãi rác và nghĩa trang mai táng. Không một cộng đồng dân cư nào muốn đón nhận về làng mình bãi rác và nghĩa trang cả.
Ông cha ta đã sống nhiều đời nhưng vẫn để lại được cho thế hệ thập kỷ 50, 60 một môi trường rất đáng để sống, trong lành, tươi đẹp. Chúng ta đang đi ngược lại lối sống của ông cha ta nặng về văn hóa, tinh thần, nhẹ về vật chất. Chỉ 30 năm vừa qua, với lối sống dư thừa, thể hiện hơn người về vật chất cũng đủ tàn phá môi trường sinh thái hoang tàn như ngày nay.
Các nhà khoa học kinh tế, người có quyền uy to lớn trong việc thúc đẩy khai thác tài nguyên, sinh thái đã không hề có trong đầu một mối quan hệ biện chứng giữa sức khỏe của các hệ sinh thái với sức khỏe của con người. Tuổi thọ bình quân của người dân Việt Nam hiện đang là 72 tuổi, nhưng tổng số ngày ốm đau, bệnh tật xếp hàng cao nhất Thế giới. Cách đây khoảng 20 năm, làng ung thư đầu tiên được các đài, báo nói đến là các làng thuộc xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Tỉnh là biểu tượng nền đại công nghiệp với những điển hình như nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy Pin ắc quy Phú Thọ, nhà máy Giấy Bãi Bằng. Ngày nay, đất nước ta thực sự là một đại công trường của các công nghệ cũ, lạc hậu. Đại công trường này phát triển đến đâu thì ung thư lan rộng ra đến đó. Từ làng ung thư, rồi đến xã ung thư, tiến tới huyện ung thư, lan rộng ra tỉnh và hiện nay cả nước đang gồng mình gánh chịu bệnh ung thư.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập. Vì con người được các nhà khoa học kinh tế tách ra khỏi hệ sinh thái, là thượng đế của các hệ sinh thái, có quyền khai thác và trị vì các hệ sinh thái. Các nhà khoa học kinh tế Việt Nam là phi sinh thái ở chỗ đó. Trái ngược, các nhà khoa học kinh tế Châu Âu đã coi con người chỉ là một hợp phần của xã hội sinh thái. Họ đưa ra những chính sách phát triển kinh tế dựa trên những luận điểm cơ bản của một xã hội sinh thái. Chủ nghĩa tư bản ở các nước Châu Âu, Bắc Mỹ không dãy chết như dự báo của Các Mác và Ăng Ghen vì bản chất bóc lột và sự không phù hợp của mối quan hệ giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất. Nhưng “Chủ nghĩa tư bản có thể sụp đổ nếu không để giá cả phản ánh sự thật sinh thái”. Đó là lời cảnh báo của Oystein Dahle, nhà kinh tế học, cựu Phó Chủ tịch Tập đoàn dầu khí EXXON, Na-Uy. Tuyên bố này đã là kim chỉ nam, cương lĩnh hành động cho các đảng cầm quyền ở các nước TBCN, nhờ vậy nên CNTB ở các nước phát triển đang chuyển thành CNTB sinh thái, tức là CNTB thân thiện môi trường, đặt toàn bộ nền kinh tế trên một mặt bằng giá mới đó là MẶT BẰNG GIÁ SINH THÁI. Trên Thế giới không tồn tại bất cứ một công trình nghiên cứu khoa học kinh tế nào chứng minh có mối liên hệ giữa mặt bằng giá sinh thái với lạm phát, gây bất ổn kinh tế vĩ mô, bất ổn xã hội. Đó là một sự hoang tưởng chỉ có ở các nhà khoa học kinh tế Việt Nam.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập. Vì tất cả các nhà khoa học kinh tế và các chuyên gia về chiến lược phát triển đều cổ vũ cho khai thác tài nguyên môi trường và các hệ sinh thái để phát triển sản xuất coi đó là giải pháp duy nhất để tiến tới xây dựng một xã hội thịnh vượng, hài hòa, bình đẳng, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Đáng tiếc là trong học thuyết về Phát triển có 3 trụ cột là Sản xuất, Phân phối và Tiêu dùng. Đảng, Quốc hội và Chính phủ họp bàn chỉ về trụ cột Sản xuất nhưng lại là sản xuất phi sinh thái, không thân thiện môi trường. Những giải pháp và công cụ trong lĩnh vực Phân phối và Tiêu dùng còn bỏ ngỏ, không được khai thác để đáp ứng những nhu cầu về vật chất của người dân. Các nước Bắc Âu là điển hình của một mô hình đất nước thịnh vượng, hài hòa, bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội rất thấp, phúc lợi xã hội cao nhất hành tinh, do thực hiện phát triển đều cả 3 trụ cột nói trên theo đúng tinh thần của Phát triển bền vững: Sustainable production – Sustainable distribution – Sustainable consumption. Cả 3 khái niệm đều rất xa lạ với các cán bộ quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các chính trị gia Việt Nam. Cả 3 khái niệm đều rất trái ngược với lối sống tiêu dùng, thụ hưởng vật chất quá mức dư thừa đang thịnh hành ở Việt Nam. Do Việt Nam đang phát triển chỉ dựa trên 1 trụ cột sản xuất phi sinh thái nên không có hy vọng là Việt Nam sẽ xứng đáng, sánh vai với các cường quốc năm châu như nguyện vọng, mong muốn của Bác Hồ.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập. Vì tất cả nhà khoa học giao thông, các nhà quản lý và chuyên gia giao thông đã gần 20 năm không thể giải quyết được vấn nạn ùn tắc giao thông cho Hà Nội và Tp. HCM. Rất nhiều quy hoạch, quyết định, giải pháp, hội nghị, hội thảo, tài chính đã được đầu tư nhưng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông ngày càng tăng nặng. Tôi rất trăn trở với vấn đề này. Tôi đã nhìn thấy tất cả 13 nghịch lý và phi lý giao thông đô thị của Việt Nam so với Thế giới văn minh. Tôi thấy Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Qui hoạch Giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, với 9 tuyến đường sắt huyết mạch trên cao (40 tỷ USD, được Bộ GTVT kỳ vọng là quả đấm thép đối với UTGT và tương tự là đối với Tp. HCM) là rất có hại cho đất nước, vì rất không hiệu quả và không giải quyết được UTGT. Tôi đã tập trung nghiên cứu và tìm ra giải pháp giải quyết căn cơ vấn đề ùn tắc giao thông, với 3 năm thực hiện đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD (Tp. HCM khoảng 2 tỷ USD). Tôi đặt tên là Giải pháp xung chống UTGT, không có trong sách vở của ngành giao thông. Từ năm 2015 tôi đã có hành trình gian nan kính xin, kính biếu, kính mời thất bại. Tôi đã có trình bầy về Giải pháp xung cho một nhóm cán bộ của Bộ Giao thông vận tải. Cũng đã có trình bầy cho Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa nghe, vừa ký các văn bản cấp dưới mang lên trình. Không một nhà khoa học nào chỉ ra được cái sai, nhược điểm, không khả thi của Giải pháp xung. Họ nghe chỉ để biết. Đơn giản vì họ phụ trách, quản lý ngành giao thông, không thể nghe ý kiến của người ngoài ngành giao thông. Đi nghe người ngoài có mà dở hơi. Bắt được chuột hay không, không quan trọng, phải là mèo trắng chính hiệu, không cần mèo đen. UTGT dân khổ, người tham gia giao thông chịu. Họ vô cảm với những nỗi đau, bức xúc của người dân. Tôi rất mừng là có một nhà khoa học giao thông, đó là anh Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm quản lý và Điều hành Giao thông đô thị Hà Nội rất thích giải pháp của tôi. Trong vòng 3 tháng tôi đã có khoảng 4 đến 5 lần đến văn phòng làm việc của anh Hải động viên, khích lệ. Cuối cùng Hải phải nói với tôi “Giải pháp của anh hay, nhưng vị trí của em bé quá, không quyết được”. Chi tiết bài viết xin đọc tại website Nguyenducthang.vn chuyên mục Ùn tắc giao thông
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập. Vì vào giữa tháng 3/2017, nhiều triệu người và báo chí cả nước vỗ tay hoan hô, cổ vũ ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Quận 1 Tp. HCM trong cuộc chiến đập phá, đòi lại vỉa hè cho người đi bộ. Cuộc chiến đã lan ra Hà Nội ở một vài nơi. Chiến dịch như một cơn lốc đập phá các bậc tam cấp, tháo dỡ các biển quảng cáo và thu gom những người buôn bán vỉa hè đang thực sự gây ra nhiều thiệt hại cho các gia đình liên quan và cho cả đất nước. Nhận thấy việc đập phá hoàn toàn không có tính xây dựng, đối lập với một số thực tiễn khách quan, với các qui luật vận động và phát triển của xã hội, nên ngày 29/3/2017 tôi đã có thư gửi Thủ tướng Chính phủ và các cấp lãnh đạo của UBND thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, phân tích một số ý dưới đây:
Sau ngày tôi gửi thư khoảng 2 tuần, các hoạt động đập phá được chấm dứt. ông Đoàn Ngọc Hải đã xác nhận với báo chí có hai văn bản cấp trên đã trói buộc ông phải dừng tay. Chi tiết xin đọc tại website Nguyenducthang.vn chuyên mục Phát triển đô thị, bài “Cuộc chiến đòi lại vỉa hè cho người đi bộ đã thất bại khi đập nhát búa đầu tiên”
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập. Vì tất cả cán bộ nghiên cứu khoa học, từ cán bộ có chức có quyền, đến cán bộ không chức, không quyền đều biết sự trì trệ và bảo thủ nặng nề trong quản lý KH&CN. Hầu hết đều coi kinh phí cho phát triển KH&CN là vốn xóa đói giảm nghèo và phải vất vả đi xin chữ ký của bạn bè, đối tác, thân quen để hợp thức hóa chứng từ chi phí. Tuy nhiên, hầu hết những chủ nhiệm các đề tài, đề án, dự án nghiên cứu KH&CN đều là những cán bộ khoa học có chức, có quyền. Hầu hết những thành viên các hội đồng xét duyệt, nghiệm thu, đánh giá các đề tài, đề án, dự án đều là những cán bộ có chức, có quyền. Hầu hết các đề tài đều được đánh giá, nghiệm thu xuất sắc. Hầu hết những bằng khen, giấy khen, phần thưởng cao quí đều dành cho những cán bộ có chức, có quyền. Do vậy, nếu nói rằng kinh phí cho phát triển KH&CN hàng năm trên 20.000 tỷ đồng là vốn xóa đói giảm nghèo là không chính xác. Đúng ra phải là vốn phân hóa giàu - nghèo mà rất nhiều cán bộ khoa học không chức, không quyền chỉ dám ước mơ.
Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo và công nghệ ngoại nhập. Vì trong luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành luật đều có hai qui định đó là đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC). ĐMC được áp dụng cho các quy hoạch, chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, các lĩnh vực ngành nghề, từ cấp quốc gia đến cấp tỉnh. Như vậy trên cả nước sẽ có hàng vạn các báo cáo ĐMC phải được lập nhằm rà soát, đánh giá và đưa ra các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại môi trường do các quy hoạch, chiến lược, chính sách phát triển gây ra. ĐTM được áp dụng cho các dự án đầu tư cụ thể trong toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và không kinh doanh nhằm nghiên cứu, đánh giá và đưa ra các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại môi trường do nhiều trăm nghìn các dự án đầu tư cụ thể gây ra. Mỗi một quy hoạch hay chiến lược, chính sách thường bao gồm nhiều các dự án đầu tư cụ thể. Đối với từng ĐMC hay ĐTM là một hội đồng đánh giá được thành lập, tùy theo qui mô được gọi là hội đồng đánh giá cấp quốc gia và cấp bộ, ngành hay tỉnh. ĐMC và ĐTM là hai chiếc sàng hoặc rây (công cụ) đảm bảo ngăn chặn, loại bỏ ra ngoài tất cả những tác động gây tổn hại đến môi trường, sinh thái, không để lọt lưới giúp cho đất nước phát triển xanh, tăng trưởng sạch, bảo vệ môi trường trong lành cho muôn đời con cháu mai sau. Thế mà rất nhiều những tác hại môi trường, sinh thái to như con voi đã chui qua các lỗ kim, ngênh nganh qua mặt các thành viên hội đồng đánh giá.
Tóm lại Việt Nam không có khoa học, không thể tự sản xuất ra được công nghệ, không thể tự sản xuất ra máy mẹ đẻ máy con; chẳng nhẽ dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi là người lao động làm thuê, cam phận làm oshin ngay trên chính quê hương, đất nước của mình?
Các nhà khoa học Việt Nam đang có một món nợ rất lớn đối với đất nước, với dân tộc, trong đó Bộ KH&CN có vai trò chủ yếu. Nếu không làm cuộc cách mạng trong quản lý KH&CN, Việt Nam sẽ mãi là đất nước bán tài nguyên rẻ, gia công, lắp ráp và làm thuê.
Nguyễn Đức Thắng, Hà Nội ngày 09/12/2019.