Hà Nội, ngày 06/12/2018
Kính gửi: |
TS. Nguyễn Thành Sơn, Giảng viên trường Đại học Điện lực Thành viên Hội đồng phản biện Tạp chí Năng lượng Nguyên Trưởng ban CL và KH&CN tập đoàn TKV Nguyên TGĐ công ty CP nhiệt điện Cẩm Phả,
|
Thưa anh,
Tôi đã viết bài “Tin vui đến từ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc” trong đó trích dẫn 2 ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng 1) Không được tiếp tục làm nhiệt điện than. 2) Nếu để mất điện, một số đồng chí sẽ phải mất chức.
Sau khi đọc xong anh đã gửi cho toàn diễn đàn chỉ một câu rất ngắn gọn và xúc tích, như dưới đây:
From: Son Nguyen Thanh
To:Thang Nguyen Duc
Cc:bnhuongvmt@gmail.com,vudzungtien@gmail.com,cuongvc@hongngochospital.vn,
hungvc@ioit.ac.vn,nvietbac1948@gmail.com and 83 more...
Dec 6 at 8:51 AM
Cực kỳ ngu xuẩn
Được gửi từ iPhone của tôi
Bài viết của tôi chỉ là đưa thông tin mừng vui cho mọi người. Còn Thủ tướng mới là người có thể quyết định làm thay đổi, ảnh hưởng đến ngành điện lực của anh. Vậy mong anh nói cụ thể hơn là ai ngu? Nếu anh nói là tôi ngu thì xin anh chỉ cho cụ thể ngu như thế nào? Ngu ở đâu để tôi còn biết mà sửa, hoàn thiện bản thân.
Hiện anh đang là giảng viên của một trường đại học lớn, vị trí mà tôi luôn ao ước được đứng trên bục giảng, dạy các em học sinh kiến thức và nên người có ích cho đất nước. Đã ở vị trí của người thày, bắt buộc ta phải là tấm gương, vì có cả trăm, cả ngàn học sinh theo dõi, quan sát. Do vậy tôi đã mặc nhiên coi các nhà khoa học ở trường đại học là có đạo đức, phẩm chất chính trị hơn hẳn những nhà khoa học trong môi trường viện hàn lâm như tôi. Trong môi trường viện nghiên cứu nếu có hư hỏng cũng tùy, không ai quan tâm và giám sát. Còn trong nhà trường cả ngàn những đôi mắt học sinh sẽ theo dõi, chúng ngước lên ứa lệ kính thầy “xin đừng nói thế”. Do vậy, không thể dùng những ngôn từ chợ búa, hay hành xử đầu gấu được.
Vì anh không nói cụ thể là ai ngu, nên tôi vẫn vui vẻ trao đổi tiếp với anh:
Vài tháng trước đây anh đã tranh luận với tôi về điện. Anh đã đưa ra một số thông tin khá cụ thể nhưng là sai về bản chất và không thể kiểm chứng được. Có nghĩa là chúng không tồn tại. Ví dụ, tôi đã viết “bình quân cứ đốt 1kg thì thải ra 1,9kg CO2”. Anh nói là sai, đúng phải là 3,7kg CO2. Nhiều năm trời là tổng giám đốc một công ty nhiệt điện than mà anh vẫn chưa hiểu về than, mắc lỗi cơ bản, đã đồng nhất THAN với CACBON. Các em học sinh lớp 10 đều có thể nhanh chóng tính được khi đốt 1kg cacbon sẽ tạo ra 3,7kg CO2, giống hệt kết quả của anh. Tuy nhiên, 1kg THAN mặc dù đã rất sạch, rất khô, ngoài cacbon còn có chứa, ví dụ 5% độ ẩm, 6% chất bốc hơi khô, 0,7% lưu huỳnh và khoảng 10 – 20% khối lượng các nguyên tố H, O, N, P.. như vậy THAN là một hỗn hợp hữu cơ phức tạp, không phải thuần túy là cacbon. Do vậy nếu anh có làm thí nghiệm cả đời anh cũng không bao giờ thu được 3,7 kg CO2.
Đồng nhất THAN/COAL (hỗn hợp các chất hữu cơ) với CACBON là một sai lầm cơ bản của anh.
Những điều ngộ quá vẫn còn. Thời buổi cách mạng công nghiệp 4.0 thế mà anh vẫn áp vào tiêu chí với thời kỳ kinh tế hiện vật, như ảnh chụp dưới đây:
Cao trào hơn nữa là tại website của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, anh đã đăng bài chống lại cả Hội đồng liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc, như ảnh dưới đây (IPCC):
IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change, được thành lập năm 1988, trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ) là cơ quan liên Chính phủ của Liên Hợp quốc có nhiệm vụ cung cấp những quan điểm khoa học, khách quan về BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU với những tác động đến chính trị và kinh tế.
Hàng nghìn những nhà khoa học Thế giới, đã cần mẫn làm việc cho IPCC và anh đã gọi họ là những nhà “KHOA HỌC CHÂN GỖ”. Kết quả làm việc của họ đã giúp hình thành Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change, UNFCCC, ngày 9/5/1992). Các nước tham gia UNFCCC đã tổ chức Hội nghị thường niên COP (Conference of Parties) để đàm phán về những nội dung liên quan đến BĐKH. COP 1 họp năm 1995 tại Berlin (Đức). COP 21 năm 2015 tại Paris, ngày 12/12/2015 196 nước tham gia đã nhất trí, đồng thuận với thỏa thuận Paris 2015 lịch sử về cắt giảm phát thải khí nhà kính (CO2, CH4). COP 24 hiện đang diễn ra (từ 3 – 14/12/2018) tại thành phố Katowice của Ba Lan.
Anh đã coi thỏa thuận Paris 2015 là “CÚ LỪA THẾ KỶ” như anh viết dưới đây:
"Cú lừa thế kỷ" về phát thải CO2 và biến đổi khí hậu [Bài 2]
06:24 |07/11/2017 NANGLUONG VIETNAM -
Cái gọi là "hiệu ứng nhà kính" và "biến đổi khí hậu" đã bị Hoa Kỳ lật tẩy và trên thực tế họ đã tuyên bố rút ra khỏi các hiệp định liên quan. Có lẽ lập luận của Hội đồng Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) cũng chỉ để sử dụng cho những quốc gia đang phát triển.
Tôi đã chịu khó đọc bài viết này của anh, với những tài liệu, thông tin trích dẫn trên mạng trong tiếng Nga. Toàn Thế giới, trong đó có cả các nhà khoa học Nga đã nhất trí với sự gia tăng, tích tụ nồng độ khí CO2 trong khí quyển làm Trái đất ấm dần lên là do những hoạt động của con người gây ra (ANTHROPOGENIC/HUMAN ACTIVITY). Sau khi anh nghiên cứu những thông tin trên mạng trong tiếng Nga, quan điểm của anh là hoàn toàn trái ngược. Tôi ngưỡng mộ đất nước Nga và trình độ KH&CN của các nhà khoa học Nga. Có lẽ tiếng Nga của anh lâu ngày không sử dụng nên đã quên, đọc không hiểu ý họ, chứ trình độ các nhà khoa học Nga không thể tậm tịt như những thông tin anh nêu dưới đây:
Tôi lấy trung bình cộng là (1165 + 1770)/2 = 1.468 tỷ tấn CO2/năm. Trái ngược, theo IEA (Cơ quan Năng lượng quốc tế) tổng lượng phát thải CO2 toàn cầu do mọi hoạt động phát triển của con người (HUMAN/ANTHROPOGENIC ACTIVITIES) trong năm 2015 là 32,3 tỷ tấn CO2 (vô cùng nhỏ so với 1.468 tỷ tấn). Vì thế theo anh con người không phải là nguyên nhân, mà do các đại dương, các vi sinh vật, côn trùng, băng vĩnh cửu, núi lửa, các vụ cháy rừng, động vật có vú mới là có tội, vì chúng phát thải cacbon vô cùng lớn.
Để phản biện lại quan điểm kỳ quặc này của anh, tôi đã nghiên cứu một bài báo THE GLOBAL CARBON BUDGET 1959 – 2011 mà có đến 34 nhà khoa học đến từ 24 viện, trường khác nhau ở trên Thế giới tham gia nhiều năm, tính toán ra bảng số liệu dưới đây. Tất nhiên là họ đã đến Việt Nam để lấy số liệu: Ví dụ, cho giai đoạn 2002 – 2011, bình quân mỗi năm phát thải CO2 của toàn cầu là 34,09 tỷ tấn/năm. Các nhà khoa học Thế giới đã ghi công các hệ sinh thái đại dương và nước ngọt hấp thụ “nuốt vào” vào 9,17 tỷ tấn. Ghi công các vi sinh vật, côn trùng, băng vĩnh cửu, động vật có vú hấp thụ vào 9,53 tỷ tấn. Còn lại, dư thừa tích tụ trong khí quyển là 15,8 tỷ tấn/năm:
Anh kết tội các hệ sinh thái đại dương và trên cạn. Trái ngược, Thế giới lại ghi nhận công lao các dịch vụ của chúng (services of ecosystems), nếu tính ra tiền có đến nghìn tỷ USD đấy. Ngạc nhiên chưa anh Sơn?
Còn nữa, chỉ cần thêm một phân tích cỏn con nữa thôi đủ cho thấy anh qui kết tội oan cho đại dương, các vi sinh vật, côn trùng, băng vĩnh cửu, động vật có vú phát thải 1.468 tỷ tấn CO2/năm là vô cùng ngộ nghĩnh. Vì những thập kỷ 90 toàn cầu phát thải mới có 29,3 tỷ tấn CO2/năm mà Thế giới đã cuống lên rồi, họp lên họp xuống, kêu gọi giảm phát thải, nhiệt độ của Trái đất đã tăng lên hơn 1,1oC rồi (so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp 1.0). Giả sử luận điểm của anh là đúng và vì đại dương, các vi sinh vật, côn trùng, băng vĩnh cửu, động vật có vú chúng tồn tại nhiều triệu năm rồi, với mức độ phát thải 1.468 tỷ tấn CO2/năm như anh tính toán, khi đó toàn bộ Trái đất sẽ là một quả cầu lửa, băng vĩnh cửu, đại dương cũng chẳng còn, vi sinh vật và côn trùng cũng chết hết. Tôi đã cần mẫn chứng minh những điều mà các đưa ra là không tồn tại. Đơn giản là do các anh có trí tưởng tượng quá siêu.
KHOA HỌC ĐIỆN LỰC ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH?
Nhiều chi tiết nữa xin kính mời các cây đa khoa học năng lượng đọc ở những bài viết dưới đây:
PHẢN BIỆN 1 VỀ CÁC Ý KIẾN CỦA MỘT SỐ NHÀ KHOA HỌC
PHẢN BIỆN 2 VỀ CÁC Ý KIẾN CỦA MỘT SỐ NHÀ KHOA HỌC
KHOA HỌC ĐIỆN LỰC ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH?
Nguyễn Đức Thắng, Hà Nội ngày 06/12/2018