BỘ XÂY DỰNG VỚI XỬ LÝ NƯỚC THẢI >HAI NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI LỚN NHẤT CỦA HÀ NỘI HIỆN NAY RA SAO?
Ngày đăng: 07-10-2018 - 22:44:30

HAI NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI LỚN NHẤT CỦA HÀ NỘI

HIỆN NAY RA SAO?

 

Với mục đích làm sống lại 5 con sông (Kim Ngưu, Sét, Lừ, Tô Lịch và sông Nhuệ) Bộ Xây dựng và UBND Hà Nội đã và đang đầu tư xây dựng 2 nhà máy xử lý nước thải (XLNT) lớn nhất của Hà Nội, có tổng vốn đầu tư khoảng 1.100 triệu USD:

1. Dự án nhà máy XLNT Yên Sở, công suất thiết kế là 200.000m3 nước thải/ngày, tháng 8/2013 đã đi vào vận hành, lấy nước từ sông Kim Ngưu và sông Sét chảy vào nhà máy để xử lý. Đến nay đã 5 năm vận hành, nhưng tuyệt nhiên không thể cứu sống nổi sông Kim Ngưu hoặc sông Sét lấy chỉ có 1 ngày. Ngoài ra, nhà máy vận hành rất không hiệu quả vì phải chạy với công suất rất thấp so với thiết kế, vì sợ sẽ nhanh chóng hút cạn kiệt nước, sông sẽ trơ lòng, phơi bùn đáy.

 

2. Dự án XLNT Yên Xá: Lễ khởi công ngày 7/10/2016, dự kiến hoàn thành vào năm 2019, gồm hai hạng mục sau:

  • Nhà máy XLNT công suất 270.000 m3/ngày đêm.
  • Hệ thống cống thu gom và cống ngầm bao dọc hai bờ sông Tô Lịch, sông Lừ và một phần tả ngạn sông Nhuệ, với tổng chiều dài cống các loại 53km, đường kính từ 0,4m – 2,4m, thu gom tất cả nước (thải và mưa) đưa về nhà máy XLNT.

Ảnh bản đồ Google với hình vẽ mô tả hai tuyến cống bao ngầm (màu đỏ) một đoạn của sông Tô Lịch, chặn không cho mọi thứ nước đổ vào sông, thu gom dẫn về nhà máy XLNT Yên Xá. Tương tự sẽ là cho sông Lừ và sông Nhuệ.

 

Khi chưa có dự án XLNT: Mỗi khi có mưa, mọi thứ  nước (thải và mưa) từ hàng nghìn miệng cống hai bên bờ ào ạt đổ thẳng vào sông và thoát tiếp về suôi. Có những cơn mưa lớn đã làm cho các con sông không tiêu thoát kịp, nước ngập đầy sông, ngang tới mặt bờ sông. Do vậy, đã gây úng ngập nặng và lâu cho rất nhiều nơi. Dự án thoát nước cho Hà Nội, giai đoạn I và II (1996 – 2016) đã thực hiện nhiều hạng mục,  trong đó có nạo vét, kè bờ các con sông để tăng tiêu thoát. Tuy vậy, sau hơn 20 năm triển khai dự án thoát nước, hiện nay sau  mỗi cơn mưa lớn, nhiều nơi đường phố đều biến thành sông, như chưa hề tồn tại dự án thoát nước.

 

Khi có dự án XLNT Yên Xá: Khi trời nắng, không mưa, mọi nước thoát đã bị “nghiêm cấm” đổ thẳng vào sông, chúng được thu gom hết vào các cống bao ngầm (có đường kính từ 0,4m đến 2,4m) xây mới, chạy dọc hai bên bờ sông đưa về nhà máy XLNT Yên Xá (phía Nam thành phố). Vì vậy, sông (Tô Lịch, Lừ, Nhuệ) sẽ không có nước để “nuôi sông” nên sớm trơ lòng, phơi đáy. Nếu nắng liên tục cho 1 tuần, thì bùn đáy sẽ khô cứng, các cháu thiếu niên có thể xuống lòng sông chơi đá bóng được.

Khi trời mưa lớn, chức năng tạo hóa đã ban tặng cho sông (có độ rộng từ 20m – 30m) là để tiêu thoát lũ, chống ngập lụt, nay bị cắt bỏ, trở nên “thất nghiệp” để nhìn các cống bao ngầm bé, ứ đầy nước lũ chảy về suôi.

Với tư duy và quan điểm TRỊ THIÊN như trên, Bộ Xây dựng đã áp dụng tương tự cho dự án “Vệ sinh môi trường giai đoạn 2 cho Tp. HCM”, tổng vốn đầu tư 524 triệu USD, nhằm làm sống lại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (có độ rộng từ 25m – 200m). Dự án đã  làm lễ khởi công ngày 24/2/2017, tiến hành xây dựng nhà máy XLNT, công suất thiết kế 480.000m3/ngày (lớn nhất Đông Nam Á), có diện tích trên 38 ha tại phường Thạnh Mỹ Lợi (Quận 2) và 2 tuyến cống bao ngầm (đường kính từ 2,5m – 3,0m) dọc hai bên bờ kênh, chặn không cho nước thoát từ 5 quận là Tân Bình, Quận 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh và Quận 1 đổ vào kênh, mà dẫn về nhà máy XLNT để xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường, sau đó đổ vào sông Sài Gòn (chi tiết mời đọc tại đây: “Dự án VSMT giai đoạn 2, Tp. HCM)

RÕ RÀNG CÁC CỐNG BAO NGẦM BÉ NHỎ SẼ TIÊU THOÁT LŨ VÔ CÙNG YẾU KÉM SO VỚI LÒNG SÔNG RỘNG LỚN, SẼ LÀM GIA TĂNG NGẬP ÚNG MẠNH MẼ NHIỀU NƠI. 

Ngày 20/2/2017 tôi đã gửi thư kèm bài viết chi tiết tới Bộ Xây dựng, UBND thành phố Hà Nội, các Bộ ngành liên quan, tuy nhiên cho đến nay không một hồi âm. Ngày 07/10/2018 tôi đã đi tìm hiểu nơi xây dựng nhà máy XLNT Yên Xá xem động tĩnh ra sao. Chính xác đang là một vùng đất trống mênh mông bỏ hoang vắng, chưa đào 1m cống nào, không một máy đào kích cống ngầm hiện đại được sử dụng như đã đề xuất, như những ảnh dưới đây:  

 

 

 

Theo kế hoạch thì đến hết năm 2019 dự án sẽ hoàn thành. Tôi hiểu là BỘ XÂY DỰNG VÀ UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐÃ NHẬN RA SAI LẦM VÀ ĐÃ QUYẾT ĐỊNH TẠM DỪNG DỰ ÁN. Vậy tại sao họ lại không thực hiện giải pháp mà tôi đã đề xuất để vừa XLNT, vừa cứu được các con sông, vừa không làm gia tăng ngập lụt? Nếu có gì chưa rõ, tại sao họ lại không trao đổi với tôi để làm sáng tỏ hơn?

Sáng ngày 11/10/2018, Giám đốc Ban Quản lý dự án Nguyễn Văn Hùng đã báo cáo với Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố lý do tiến độ thực hiện đã bị chậm do phải đấu thầu lại gói 3 và công tác TKKT-DT, đấu thầu có sự điều chỉnh. Ngoài ra, khó khăn của dự án là khối lượng bùn thải của dự án rất lớn nên nhu cầu về bãi đổ cao, trong khi đó các bãi đổ theo quy hoạch chưa được triển khai thực hiện theo tiến độ.

Toàn cảnh buổi làm việc sáng ngày 11/10/2018 của Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố với Ban Quản lý các dự án công trình cấp nước, thoát nước và môi trường thành phố Hà Nội về việc triển khai, thực hiện dự án, công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2016-2020.

 

Tôi nghĩ Ban quản lý dự án nên báo cáo trung thực với Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố, rằng chúng tôi đang phải cân nhắc, xem lại thiết kế cũ vì nếu làm như vậy các con sông và kênh sẽ nhanh chóng trơ lòng, phơi đáy và gia tăng mạnh mẽ ngập úng, lụt to (ở Hà Nội) trong suốt đời vận hành dự án (30 – 40 năm). Rằng chúng tôi phải thay đổi lại hoàn toàn cách tiếp cận trong thực hiện XLNT để cứu các con sông trở nên trong xanh, sạch và đẹp.

Đã gần 2 năm Bộ Xây dựng vẫn chưa chi tiết hóa được giải pháp mà tôi đề xuất. Nếu có khó khăn vướng mắc gì tại sao Bộ lại không “triệu tập” tôi đến để chất vấn thêm cho rõ. Tôi hoàn toàn có thể chi tiết hóa, cụ thể hóa giúp họ.

Khi vua Lý Thái Tổ khai sinh ra kinh thành Thăng Long, con sông Tô trong ngần còn ở ngoại ô của kinh thành. Trải qua hơn 1000 năm phát triển, ngày nay sông Tô là con sông duy nhất uốn lượn quanh co, mượt mà, ở giữa tim của Thủ đô Hà Nội. Hà Nội có Hồ Gươm đã đi vào lịch sử, là biểu tượng linh thiêng, thì con sông Tô cần phải được đầu tư để trở thành con sông đẹp nhất của Hà Nội cho muôn đời con cháu mai sau. Con sông Tô phải có nước trong ngần, cá bơi lội tung tăng, hai bên bờ phải là những thảm thực vật, những hàng cây đầy hoa lá hương thơm ngào ngạt. Trên sông là những con thuyền du lịch trở khách thăm quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp đầy sắc màu. Suốt dọc hai bên sông luôn là những nơi sạch nhất, đẹp nhất, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của mọi người dân Hà Nội và khách du lịch trong và ngoài nước.

 

Một sự im lặng đã lâu, khó hiểu của Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hà Nội. Vẫn tư duy quản lý kiểu quyền lực với cái gậy trong tay và tiền chùa, có gì đâu mà phải lo. Chi tiết xin mời đọc tại đây: HAI NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI LỚN NHẤT CỦA HÀ NỘI SẼ LÀM CÁC CON SÔNG CHẾT HẲN VÀ GIA TĂNG NGẬP LỤT Ở THỦ ĐÔ.

 

Nguyễn Đức Thắng, Hà Nội ngày 15/10/2018

Phần 3: KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC
VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC, ĐANG CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC
Phần 2:VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC
VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC, ĐANG CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC
Phần 1: KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC
VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC, ĐANG RẤT CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC