VỀ GIẢ THUYẾT CỦA GIÁO SƯ LUC MONTAGNIER
Hiện trên mạng đang lan truyền rộng rãi thông tin sau:
Giáo sư Luc Montagnier đã đưa ra GIẢ THUYẾT “Các nhà sinh học phân tử phòng thí nghiệm Vũ Hán, đã cấy đoạn gen của virus HIV vào virus corona với mục đích để tạo ra một loại vắc xin ngăn ngừa bệnh AIDS, đã tạo ra virus SARS-CoV-2 và do sự cố công nghiệp nên phát tán ra ngoài”(toàn văn bản tin tại ảnh này)
Đối với những nhà khoa học lĩnh vực Sinh học phân tử, hay các công ty chuyên sản xuất vắc xin và thuốc đặc hiệu trị virus thì không có gì lạ, chỉ mới và giật gân đối với người dân mà thôi và thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực. Đơn giản là dễ xô ngã người dân. Sau khi đọc kỹ, suy nghĩ của tôi như sau:
Việc nghiên cứu về loài virus là rất cần thiết, hữu ích cho con người để phòng chống bệnh cho con người, động vật chăn nuôi và cây trồng (virus gây bệnh cây trồng rất nhiều và rất phổ biến). Hầu hết các nước (trừ những nước rất nghèo) đều có đầu tư cho các phòng thí nghiệm để nghiên cứu virus. Khoa học nghiên cứu và các công trình nghiên cứu về virus các loại đã có từ lâu. Việt Nam đã xây dựng một loạt các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, trong đó chắc là phải có phòng nghiên cứu virus, dưới sự chỉ huy của PGS. TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương. Từ mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân, họ đã thành công trong việc NUÔI CẤY VÀ PHÂN LẬP được con virus corona. Riêng công việc này họ nói cũng vô cùng khó khăn, vất vả. Con virus corona đã tồn tại từ rất lâu rồi trong các loài động vật hoang dã (dơi và tê tê), các nhà khoa học đã biết nó từ rất lâu rồi.
Khi đã có con virus corona “chính hiệu” (SARS-CoV-2), từ nó mới đi giải mã các đoạn của cấu trúc gen (RNA), nghiên cứu tiếp để chế tạo vắc xin và thuốc đặc trị (nghĩa là bệnh nhân nặng uống vào là khỏi).
Tôi đoán là các phòng thí nghiệm (công và tư) trên Thế giới đang đổ xô vào nghiên cứu virus Corona mới vì vừa để cứu con người, vừa mang lại lợi nhuận rất to lớn. Tỷ phú Bill Gates trong chương trình truyền hình The Daily Show hôm 2/4 cho biết đang lên kế hoạch chi hàng tỷ USD vào các nhà máy nghiên cứu cho 7 loại vaccine tiềm năng, dù biết rằng dự án này sẽ gây lãng phí lên tới hàng tỷ USD. Bill Gates thừa nhận sẽ chỉ có nhiều nhất 2 trong số 7 loại vaccine này sẽ được đưa vào hoạt động sản xuất hàng loạt. Vì “Chúng tôi không muốn lãng phí thời gian quý báu để lựa chọn xem liệu rằng loại vaccine nào hoạt động tốt nhất rồi sau đó mới xây dựng nhà máy sản xuất… vì việc hoàn tất các công đoạn sản xuất vaccine dự kiến sẽ mất khoảng 18 tháng”.
Giáo sư Luc Montagnier đã đưa ra GIẢ THUYẾT “Các nhà sinh học phân tử đã cấy đoạn gen của virus HIV vào virus corona với mục đích để tạo ra một loại vắc xin ngăn ngừa bệnh AIDS”. Để dễ hiểu, bạn đọc có thể tưởng tượng phân tử chứa gen thông tin di truyền RNA cuộn tròn tại tâm của con virus corona như một đoạn đường sắt tàu hỏa (dài 50m), có các thành tà vẹt liên kết với nhau. Các nhà sinh học phân tử định cấy đoạn gen dài 5m của virus HIV vào virus corona. Công nghệ cấy ghép các đoạn gen này là do các nhà khoa học phương Tây phát hiện ra, các nhà khoa học Trung Quốc khó có thể phát minh trước các nước phương Tây. Tuy nhiên họ học hỏi được và làm thành công là rất giỏi đấy. Tôi không biết là phòng thí nghiệm của PGS. TS Lê Thị Quỳnh Mai, Tổng tư lệnh dự án nghiên cứu virus, có đủ năng lực giải mã cấu trúc toàn bộ gen và lắp ghép, cấy các đoạn gen từ virus khác vào? Nếu có thì đó là một tin vui đối với đất nước ta.
Đại bộ phận virus là hiền hòa. Số rất nhỏ có tác hại nhưng yếu và rất lâu dài tồn tại trong cơ thể chúng ta, ví dụ virus viêm gan v.v..
Có hai con đường để các loại virus thâm nhập lần đầu tiên vào người, sau đó từ người sang người:
Có điều là trong quá trình nghiên cứu, thao tác phải cực kỳ cẩn thận, phải thực hiện những qui định an toàn nghiêm ngặt, bởi tính mạng của các nhà nghiên cứu khoa học bị đe dọa đầu tiên. Tuy vậy, vẫn có vô vàn nhà sinh học phân tử say mê nghiên cứu, phát hiện. “Có chết cũng không sao”. Ở Việt Nam các nhà khoa học không chức, không quyền, khó mà với tới được kinh phí cho các đề tài nghiên cứu. Đã mấy chục năm nay, kinh phí cho nghiên cứu KH&CN chính là kinh phí “phân hóa giầu - nghèo” trong đội ngũ nhiều vạn cán bộ nghiên cứu khoa học.
Trân trọng cám ơn bạn đọc
Nguyễn Đức Thắng, Hà Nội ngày 19/4/2020