TỔNG QUAN NĂM 2017, TRUNG QUỐC TIẾP TỤC THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ
Dựa theo báo cáo “China 2017 Review: World’s Second-Biggest Economy Continues to Drive Global Trends In Energy Investment”. Các tác giả: Tim Buckley, Director of Energy Finance Studies; Simon Nicholas, Energy Finance Analyst and Melissa Brown, Energy Finance Consultant thuộc Institute For Energy Economics and Financial Analysis. Tháng 1/2018
Năng lượng tái tạo (NLTT, Renewable energy) theo định nghĩa của IEA bao gồm thủy năng, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sóng và thủy triều, địa nhiệt, khí sinh học (biogas), sinh khối (biomass, chất thải có nguồn gốc thực vật như rơm, rạ, thân lá cây khô, củi vụn, rác thải như giấy, bìa, gỗ...) là những “nhiên liệu” cứ hết lại có.
Tùy theo nhiên liệu sử dụng ta có các loại điện sau: Nhiệt điện than (bẩn nhất), điện khí tự nhiên (sạch), khí tự nhiên hóa lỏng (sạch, chính là các bình ga chúng ta đang sử dụng đun nấu hàng ngày), điện hạt nhân, thủy điện, điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối, điện khí sinh học, điện rác, điện sóng biển, thủy triều…
Việc Tổng thống Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận Paris 2015, đồng nghĩa với việc không có nghĩa vụ thực hiện cam kết cắt giảm phát thải CO2 và đóng góp tài chính giúp các nước đang phát triển. Tuy nhiên, việc này không thể đảo ngược xu hướng cắt giảm nhiệt điện than và gia tăng đầu tư cho NLTT ngay ở tại nước Mỹ, vì 5 lý do chủ yếu sau:
Trung Quốc đã nhanh chóng CHỚP LẤY CƠ HỘI “rút lui” của nước Mỹ, trước cộng đồng quốc tế, tái khẳng định cam kết cắt giảm phát thải của mình, để trở thành nước có trách nhiệm lớn nhất trong việc thúc đẩy đầu tư cho NLTT toàn cầu. Trong năm 2016 và 2017 Trung Quốc đã thống lĩnh thị trường NLTT toàn cầu. Các ngân hàng, các thể chế tài chính khác của Trung Quốc dấn bước, song hành với các tập đoàn, công ty Trung Quốc chuyên sản xuất cung cấp các máy móc, thiết bị công nghệ về NLTT để chiếm lĩnh Thế giới, “biên giới mềm” của Trung Quốc đang mở rộng ra nhiều nơi.
Trung Quốc đã NHANH CHÓNG TÁI KHẲNG ĐỊNH CAM KẾT CẮT GIẢM PHÁT THẢI của mình, vì tại Hội nghị BCH TW ĐCS Trung Quốc tháng 10/2017, Chủ tịch Tập Cận Bình đã THỀ TIẾP TỤC NỖ LỰC CẮT GIẢM KHÓI, BỤI VÀ THÚC ĐẨY CUỘC CÁCH MẠNG NĂNG LƯỢNG SẠCH, vì nhân dân Trung Quốc đã phải trả cái giá quá đắt do môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Điều đó có nghĩa là NHIỆT ĐIỆN THAN PHẢI CẮT GIẢM, ĐIỆN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO PHẢI MỞ RỘNG. Các qui định về BVMT sẽ được nâng cao, siết chặt hơn. Các nguồn lực tài chính sẽ được huy động, tập trung nhiều hơn cho NLTT.
Nguồn lực tài chính: Các ngân hàng và các thể chế tài chính của Trung Quốc đã kề vai sát cánh, hỗ trợ tích cực cho những tham vọng thâu tóm Thế giới trong lĩnh vực năng lượng. Bao gồm Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank, AIIB) do Trung Quốc nắm cổ phần chi phối; Ngân hàng Phát triển Mới (New Development Bank, NDB) là những tổ chức tài chính đa phương đã tuyên bố bật đèn xanh ưu tiên cho đầu tư NLTT so với nhiệt điện than. Các ngân hàng Trung Quốc và các ngân hàng thương mại lớn khác trên Thế giới và một loạt những ngân hàng “chính sách” nữa, tất cả hoạt động như cánh tay tài chính thực hiện chính sách đối ngoại của Chủ tịch Tập Cận Bình. Trước kia các ngân hàng này đầu tư cho nhiệt điện than, nay được định hướng chuyển sang đầu tư cho NLTT, vì cả Thế giới đang chuyển mình về hướng NLTT. Một thể chế tài chính rất lớn khác nữa là Quỹ Hưu trí Quốc gia Trung Quốc, trong đó Công ty đầu tư Trung Quốc và cùng với các công ty bảo hiểm khác cũng vươn đầu tư ra nước ngoài.
Cải tổ mạnh mẽ 5 công ty điện lực khổng lồ: Chính phủ Trung Quốc đã cải tổ mạnh mẽ 5 công ty điện lực khổng lồ; sáp nhập công ty Shenhua vào với công ty China Guodian thành công ty Đầu tư Năng lượng Trung Quốc (China Energy Investment Corp.), là công ty điện lực lớn nhất Thế giới, tổng công suất lắp đặt 225.000 MW, với 326.000 cán bộ, công nhân viên. Tỷ lệ công suất điện sạch đã chiếm 23%, chủ yếu là điện mặt trời, sức gió và thủy điện. Công ty này cũng là công ty sản xuất điện gió lớn nhất Thế giới. Tháng 11/2017 công ty đã ký văn bản ghi nhớ (MoU) với Bang West Virginia, Mỹ, sẽ đầu tư 84 tỷ USD trong vòng 20 năm tới vào các dự án khí đá phiến (shale gas projects) để khai thác khí tự nhiên thay thế than trong tương lai. Thực hiện mạnh mẽ cắt giảm nhiệt điện than, 10 tháng đầu năm 2017 Trung Quốc đã nhập khẩu khí ga hóa lỏng (LNG) để sản xuất điện, tăng vọt 48% so với năm ngoái.
Hai công ty điện lực khổng lồ cũng đang bàn bạc để sáp nhập là Tập đoàn Huaneng và Công ty Đầu tư Điện lực Nhà nước (State Power Investment Corporation, SPIC) sẽ hình thành một công ty khổng lồ nữa tầm cỡ quốc tế trong lĩnh vực đầu tư năng lượng sạch, NLTT.
Ảnh trên là 6 công ty điện lực khổng lồ của Trung Quốc đã và đang trong quá trình cải tổ, sáp nhập nhằm thực hiện LỜI THỀ của TBT, Chủ tịch Tập Cận Bình về năng lượng sạch.
Phí phát thải CO2: Tháng 12/2017 Chính phủ Trung Quốc khẳng định đã tạo thị trường phát thải CO2 lớn nhất Thế giới, trong đó khoảng 1700 cơ sở sản xuất điện buộc phải trả phí cho quyền được phát thải CO2, tiếp tục là một sức ép để chuyển đổi từ điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang với NLTT. Điều này là không thể có ở Việt Nam, chính vì vậy nhiệt điện than ở Việt Nam mới trở nên rẻ nhất (chỉ sau có thủy điện thôi).
Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) về phát triển NLTT, tổng công suất lắp đặt mới, cho giai đoạn 2017 – 2022: (i) Điện mặt trời: Trung Quốc chiếm 42% toàn cầu. (ii) Thủy điện: Trung Quốc chiếm 35% toàn cầu. (iii) Điện gió: Trung Quốc chiếm 40% toàn cầu.
Các doanh nghiệp của Trung Quốc đã rất thông minh, chuẩn bị từ lâu rồi, làm chủ công nghệ sản xuất tất cả các tế bào năng lượng mặt trời, các tấm pin năng lượng mặt trời, tuốc bin điện gió, đồng hồ đo điện thông minh, lưới điện thông minh, họ làm chủ được tất cả, thiết bị lưu tích điện hiện đại, ô tô, xe máy điện đã chín muồi, giờ chớp thời cơ bung ra toàn Thế giới. Như vậy Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “hào phóng nhường” cho Trung Quốc một phần bánh rất to.
Năm 2016: Tổng công suất điện NLTT của toàn Thế giới đưa vào hoạt động là 165.000 MW, thì Trung Quốc chiếm 68.000 MW (đạt 41%), đạt kỷ lục của năm. Trong khi Mỹ đạt 24.000 MW, khối EU là 21.000 MW. Trong đó công suất lắp đặt điện mặt trời năm 2016, toàn cầu tăng 50% so với năm 2015, đạt 74.000 MW, điện mặt trời lắp đặt tại Trung Quốc chiếm 46% của toàn cầu. Đối với điện gió trên bờ, Trung Quốc cũng dẫn đầu Thế giới đạt 19.000 MW (Mỹ có 8.000 MW). Về thủy điện, Trung Quốc đạt 13.000 MW, Brazil có 5.000 MW. Về điện biomass và biogas, Trung Quốc đạt 1.800 MW, Brazil đạt 900 MW.
Theo hình trên, tổng công suất lắp đặt đưa vào hoạt động năm 2016 trên toàn Thế giới, đối với từng loại điện: Nhiệt điện than là 55.000 MW, điện khí ga 28.000 MW. Điện NLTT là 165.000 MW, trong đó điện mặt trời khoảng 74.000 MW, điện gió khoảng 52.000 MW. Tổng công suất đóng cửa, ngừng hoạt động: đối với nhiệt điện than gần 28.000 MW, điện khí ga gần 12.000 MW.
Năm 2017 đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc vào các dự án năng lượng sạch (có giá trị lớn hơn 1 tỷ USD) đã là 44 tỷ USD so với 32 tỷ USD của năm 2016. So với các dòng vốn đầu tư khác ra nước ngoài, vốn cho các dự án NLTT đã đạt kỷ lục năm 2017.
SÁNG KIẾN VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG (Belt and Road Initiative, BRI) sẽ kết nối gần 4,4 tỷ dân của 28 nước, sẽ huy động gần 1000 tỷ USD cho những đầu tư mới. Sáng kiến đã giúp các doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu được 8 tỷ USD các tấm pin năng lượng mặt trời, vượt qua Mỹ và Đức. Xu hướng toàn Thế giới “khát khao” năng lượng sạch đã được cộng hưởng bởi các dòng vốn đầu tư mạnh mẽ ra nước ngoài của Trung Quốc trong lĩnh vực NLTT. Nhưng cũng không được xem nhẹ khả năng các doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu các nhà máy nhiệt điện than ra nước ngoài. Vì trong tháng 10/2017 Trung Quốc đã công bố cắt giảm, ngừng 151 nhà máy nhiệt điện than, nhiều trong số đó đang trong quá trình xây dựng dở dang.
Sáng kiến Vành đai và Con đường đã tạo thuận lợi cho dòng vốn của các doanh nghiệp Trung Quốc chảy ra nước ngoài. Riêng trong 3 quí đầu của năm 2017, các thỏa thuận mua bán thâu tóm các công ty đã tăng 35% đạt giá trị 96 tỷ USD.
ĐIỆN MẶT TRỜI: Trong năm 2016 tại Trung Quốc đã lắp đặt 34.500MW. Trong chỉ có hai tháng là tháng 6 và 7/2017 đã lắp đặt 25.000MW, trong cả năm 2017 sẽ là 54.000MW. Năm 2017 các doanh nghiệp Trung Quốc đã đổ bê tông cột mốc vị trí thống trị toàn cầu, chiếm 60% tổng sản lượng các tế bào quang điện cho sản xuất các modun điện mặt trời. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã tham gia vào các dự án điện mặt trời ở khắp Châu Á, Mỹ La tinh, Úc, Châu Phi và Trung Đông. Ở Mỹ thì họ mua cổ phần các nhà máy điện mặt trời.
Tháng 11/2017 công ty TONGWEI, không có trong danh sách trên, đã công bố kế hoạch đầu tư 1,9 tỷ USD mở rộng công suất sản xuất các tấm pin năng lượng mặt trời, với tham vọng trở thành đứng đầu Thế giới. 2 nhà máy mới nữa của công ty với công suất 2x10.000MW sẽ đưa tổng công suất của TONGWEI lên 30.000MW/năm.
Công ty JA Solar đã xuất khẩu tổng cộng 20.000MW các tấm pin năng lượng mặt trời đi 92 nước trên Thế giới. Tháng 4/2017, Công ty đã mở chi nhánh tại Mexico, tham vọng cho đến năm 2012 có thể thúc đẩy lắp đặt điện mặt trời ở nước này lên 40.000MW.
Khi xây dựng kế hoạch năng lượng, Trung Quốc đã đặt mục tiêu đến năm 2020 tổng công suất phát điện mặt trời phải đạt 110.000MW. Tuy nhiên, đến hết năm 2017 họ đã vượt mục tiêu này. Tổng cục năng lượng của Trung Quốc đã thực hiện rất tốt LỜI THỀ của TBT, Chủ tịch Tập Cận Bình về cắt giảm khói độc, đẩy mạnh năng lượng sạch, vì sức khỏe của nhân dân và môi trường sinh thái.
Chính vì những bước nhảy khổng lồ đã đạt được, nên Trung tâm Năng lượng tái tạo (thuộc Tổng cục Năng lượng) đang đề xuất điều chỉnh mục tiêu đến năm 2020 phải đạt 200.000MW công suất phát điện mặt trời tại Trung Quốc!!!.
Tập đoàn Panda Green Energy Group, niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kong, đang có kế hoạch đầu tư 3 tỷ USD cho một loạt các dự án điện mặt trời dọc theo Sáng kiến Vành đai và Con đường. Đên hết năm 2017 công ty đã vận hành một mạng lưới các nhà máy điện mặt trời nối mạng với nhau, có tổng công suất 15.000MW. Nửa đầu của năm, công ty đã mua một nhà máy điện mặt trời đang vận hành có công suất 82MW tại UK.
China Investment Corporation (CIC) đang có kế hoạch mua 10 – 20% cổ phần của Công ty Equis Energy trụ sở tại Singapore, có tổng giá trị tài sản khoảng 5 tỷ USD. Equis Energy đang thực hiện danh mục đầu tư 2.400MW điện mặt trời và 4.300MW bổ sung nữa trong kế hoạch. Trong đó có dự án 1.000MW điện mặt trời tại bang Queensland của Úc. Song song với điện mặt trời, Equis Energy đang thực hiện danh mục đầu tư 2.300MW điện gió, và xây dựng kế hoạch đầu tư tiếp 2.000MW điện gió.
Shanghai Electric (chi nhánh của Công ty đầu tư Điện lực Nhà nước) sẽ thực hiện hợp phần 700MW điện mặt trời cùng với đối tác Saudi Arabia ACWA Power, của dự án 3,9 TỶ USD ĐIỆN MẶT TRỜI TẬP TRUNG LỚN NHẤT THẾ GIỚI, MỘT NƠI, MỘT CHỖ, sẽ có tháp điện mặt trời cao nhất Thế giới là 260m, tại Mohammed Bin Rashid al Maktoum Solar Park, giá trúng thầu là 73 USD cho 1 MWh (7,3 cent/kWh).
Và còn nhiều dự án điện mặt trời nhỏ, có mức đầu tư vài trăm triệu USD khác nữa….
VỀ ĐIỆN GIÓ:
Các doanh nghiệp điện gió của Trung Quốc tiếp tục giữ vị trí thống lĩnh, trong đó có tập đoàn điện gió lớn nhất thế giới là Xinjiang Goldenwind, chuyên sản xuất tuốc bin điện gió và tập đoàn China Three Gorges (trước kia chuyên làm thủy điện) đầu tư mạnh mẽ ra nước ngoài trong lĩnh vực điện gió, từ mua cổ phần, xây dựng lắp ráp và vận hành các trang trại điện gió.
Đến hết tháng 9/2017, tổng công suất điện gió lắp đặt tại Trung Quốc là 157.000MW. Công ty Đầu tư Năng lượng Trung Quốc (China Energy Investment Corp.) hiện đang là công ty lớn nhất Thế giới về điện gió. Tháng 11/2017 công ty đã mua 75% cổ phần của 4 dự án điện gió ở Hy Lạp. Phía Hy Lạp cho biết có 2 công ty sẽ đầu tư khoảng 3,6 tỷ USD cho điện gió. Ở Hy Lạp, Trung Quốc đã có mặt từ năm 2009. Công ty COSCO Shipping là công ty hàng hải biển lớn nhất của Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều và nắm cổ phần đa số vào cảng biển lớn nhất Hy Lạp, là đầu mối kết nối chủ yếu đường biển giữa Châu Âu và Châu Á. Năm 2016 công ty Điện lực Nhà nước Hy Lạp đã bán 24% cổ phần, tương đương 320 triệu Euros, của công ty vận hành Mạng lưới điện Hy Lạp ADMIE cho Công ty Lưới điện Nhà nước Trung Quốc.
Tháng 7/2017 công ty PowerChina đã thể hiện quan tâm đấu giá, sẽ mua tài sản của 2 công ty NLTT của Brazil là Renova Enegie SA và Power Generator Light SA.
Công ty Beijing Jingneng Clean Energy, năm 2017 đang vận hành 33.000MW công suất điện NLTT tại Trung Quốc. Công ty đã đầu tư điện gió sang Australia từ năm 2014, tháng 11/2017 công ty đã mua một nhà máy điện gió công suất 100MW ở New South Wales, đang phấn đấu đầu tư đến năm 2020 đưa tổng công suất điện NLTT vận hành tại Úc lên 1000MW.
Tại Pakistan, có hành lang điện gió Gharo – Jhimpir, tiềm năng là 11.000MW, hiện Ngân hàng Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc đang đầu tư 21 dự án điện gió, tổng công suất trên 1.000MW. Một hành lang điện gió nữa là ở bang Punjab do tập đoàn SANY Trung Quốc, đứng đầu Trung Quốc và đứng thứ 5 Thế giới về sản xuất máy móc xây dựng, tháng 5/2017 tập đoàn đã ký Văn bản ghi nhớ với Cơ quan Phát triển điện lực Punjab, trong 5 năm tới sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD phát triển 1.000MW điện gió.
Trong tài liệu gốc còn cung cấp nhiều thông tin về nhiều công ty khác nữa của Trung Quốc trong lĩnh vực NLTT bành trướng khắp Thế giới ở cả 2 loại thị trường là Primary market (bán máy móc thiết bị, công nghệ trực tiếp) và Secondary market (mua cổ phần, cổ phiếu, thâu tóm, sáp nhập các công ty NLTT bản địa). Các công ty công nghệ, kỹ thuật của Trung Quốc đi đến đâu, thì các quĩ đầu tư tài chính, các ngân hàng của Trung Quốc đi theo sau đến đó. Máy móc, thiết bị công nghệ và tài chính của Trung Quốc cho NLTT đi từ nước Mỹ xuống tận mỏm cực Nam châu Mỹ, chuyển qua thống lĩnh toàn bộ Châu Phi, Trung Đông, qua xâm chiếm Ấn Độ, các nước còn lại ở châu Á và thôn tính luôn cả Châu Úc, ngoại trừ Châu Âu.
Quyết định Tổng thống Mỹ rút khỏi thỏa thuận Paris 2015 thực sự đã trói buộc các công ty và các nhà đầu tư tài chính của Mỹ trong lĩnh vực NLTT, “dành sự ưu ái” cho các công ty Trung Quốc.
VỀ LƯỚI ĐIỆN: Công ty Lưới điện Nhà nước (State Grid Corporation), có doanh thu về điện lớn nhất Thế giới, cùng với các nhà sản xuất cung cấp máy móc thiết bị của Trung Quốc quyết tâm thực hiện khát vọng chiếm lĩnh mảng thị trường NLTT toàn cầu. Vì tham vọng đó, nên việc Trung Quốc đầu tư vào hệ thống mạng lưới điện ở nước ngoài sẽ đồng cộng hưởng để đạt mục tiêu. Tháng 7/2016 công ty đã thành công trong thử nghiệm vận hành mạng lưới cung cấp thuần túy điện NLTT cho toàn tỉnh Qinghai liên tục trong 1 tuần (Các nước Bắc Âu và Đức đã làm được việc này từ năm 2005). Tháng 1/2017 công ty đã hoàn tất việc thâu tóm (nắm cổ phần lớn nhất) của công ty Brazil CPFL Energia SA. Sau đó ít lâu, công ty lại công bố tăng sở hữu lên đến 94,75% của giá trị 3,45 tỷ USD giao dịch và trở thành công ty lớn nhất phối điện toàn Brazil. Tại Brazil, Công ty đã đầu tư đến 21 tỷ USD vào các dự án điện. Kỳ vọng trong 3 năm tới Công ty sẽ đầu tư tiếp 42 tỷ USD. Ngoài ra, Công ty còn tham gia vào các dự án truyền tải điện hàng tỷ USD ở Pakistan và Ai Cập. Ở Châu Âu, Công ty đang đàm phán mua 25% cổ phần của công ty EUROGrid International SCRL. Công ty EUROGrid đang sở hữu 1 trong 4 hệ thống truyền tải điện của Đức, sở hữu, vận hành hệ thống truyền tải điện cho miền Đông và Bắc nước Đức, truyền tải điện gió vùng biển Baltic vào mạng lưới.
Công ty Lưới điện Nhà nước tiếp tục thực hiện khát vọng chiếm lĩnh thị trường NLTT được cộng hưởng bởi năng lực khoa học và công nghệ to lớn của hàng loạt các công ty chuyên sản xuất và cung cấp những máy móc, thiết bị, linh kiện điện NLTT. Tháng 11/2017, tại Hội nghị của LHQ về Biến đổi khi hậu, COP23 tại Bonn, Công ty đã ký thỏa thuận với Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (International Renewable Energy Agency, IRENA, tổ chức có 180 thành viên, Việt Nam chọn đứng ngoài tổ chức này). IRENA đang thực hiện các chương trình hành lang năng lượng sạch (Clean Energy Corridor Programs) ở Châu Phi, Trung Mỹ và Đông Nam Á. Theo thỏa thuận, các chuyên gia của Trung Quốc sẽ có 1 năm cùng với IRENA hỗ trợ cho các Chương trình nhằm mục đích gắn nối nhiều hơn nữa điện NLTT vào mạng lưới truyền tải và phân phối điện.
Công ty cũng đang xúc tiến thực hiện tham vọng xây dựng một Siêu Mạng lưới điện liên lục địa liên kết Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, Nga và Hàn Quốc. Công ty đã thực hiện báo cáo nghiên cứu khả thi. Đã nhận được sự ủng hộ của ngân hàng Softbank của Nhật Bản và Tập đoàn điện lực KEPCO Hàn Quốc. Nhật Bản muốn mua điện NLTT từ Mông Cổ về nhằm giảm sự phụ thuộc nặng nề hiện nay vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch. Tháng 11/2017, Tập đoàn điện lực KEPCO Hàn Quốc đã tuyên bố là siêu mạng lưới điện này là khả thi về kỹ thuật và kinh tế.
Về xe điện và ắc qui: Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu Thế giới về sản xuất xe điện và ắc qui điện. Họ cũng thống lĩnh cả thị trường các kim loại quí hiếm để sản xuất ắc qui như Niken, Cobalt, Lithium, chiếm 62% nguồn cung toàn cầu, cả trong lĩnh vực các khai thác và xử lý, chế biến nguyên tố đất hiếm họ cũng thống trị Thế giới. Dự đoán vào năm 2020 sản lượng ắc qui điện đạt 121.000 MWh, tập đoàn TESLA của Mỹ, chỉ có 35.000 MWh.
Về đồng hồ đo điện thông minh, có thể theo dõi, giám sát qua internet, giúp cho tiết kiệm và hiệu quả sử dụng điện năng, Trung Quốc tiếp tục là nước sản xuất và sử dụng nhiều nhất Thế giới. Trung Quốc rất chú ý đầu tư cho sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Đầu tư cho lĩnh vực này năm 2016 tăng 24% so với năm 2015. Công ty Hạ tầng cơ sở Cheung Kong ở Hồng Kong đã chi ra 5,3 tỷ USD để mua công ty Ista của Đức, một trong những công ty hàng đầu Thế giới về sản xuất công tơ điện thông minh.
ĐẦU TƯ CHO LĨNH VỰC SỬ DỤNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG:
Năm 2016, tổng đầu tư cho lĩnh vực sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng của Trung Quốc tăng 26% so với năm 2015. Trong khi toàn Thế giới đầu tư chỉ tăng có 9%. Ở qui mô Toàn cầu trong năm 2016 đã đầu tư 231 tỷ USD cho lĩnh vực này. Trong đó Châu Âu đã đầu tư 69,3 tỷ USD, chiếm tỷ lệ cao nhất (30%). Trung Quốc đã dẫn đầu Thế giới trong việc thực hiện những chính sách bắt buộc sử dụng năng lượng hiệu quả. Sự tăng của Chỉ số tiến bộ trong thực thi chính sách năng lượng hiệu quả của IEA (EPPI) từ năm 2000 đến năm 2016 có đóng góp quá nửa đến từ Trung Quốc.
Đến cuối năm 2016, toàn Thế giới đã có 4 tỷ các thiết bị (sử dụng tại gia đình, văn phòng) nối mạng Internet. Trong năm 2017 dự kiến sẽ thêm 1 tỷ thiết bị nữa. Đến năm 2020 con số sẽ tăng lên gấp 3 lần. Các thiết bị được kết nối Internet giúp hình thành ngôi nhà “thông minh”, người dùng có thể kiểm soát, điều khiển được các thiết bị từ bất cứ nơi nào, vào bất cứ thời gian nào, có thể ứng xử linh hoạt với những thay đổi của giá điện theo thời gian thực. Gắn với hiệu quả sử dụng năng lượng, các thiết bị được kết nối Internet là các đồng hồ đo điện thông minh. Trung Quốc đã lắp đặt tất cả 500 triệu đồng hồ đo điện thông minh, gấp 6 lần toàn nước Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc là hai nước phát thải khí CO2 lớn nhất Thế giới. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận Paris 2015. Trái ngược, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhanh chóng CHỚP LẤY CƠ HỘI “rút lui” của nước Mỹ, trước cộng đồng quốc tế, NHANH CHÓNG TÁI KHẲNG ĐỊNH CAM KẾT CẮT GIẢM PHÁT THẢI của mình, để TRỞ THÀNH NƯỚC CÓ TRÁCH NHIỆM LỚN NHẤT TRONG VIỆC THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ CHO NLTT TOÀN CẦU. Trung Quốc đã bắn 1 mũi tên nhưng trúng tất cả 4 đích:
KẾT LUẬN:
Các cây đa khoa học năng lượng và các nhà quản lý năng lượng của Việt Nam đã có một ý định rất tốt là để dành năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều, sóng biển… cho thế hệ tương lai, không lạm dụng, không khai thác hết những tài nguyên này của thế hệ con cháu mai sau.
Trước mắt, tập trung cao độ cho việc sử dụng than đá. Ngành than trong nước sẽ phải phát triển hết công suất, năng lực phải đạt đến 50 triệu tấn/năm. Chính phủ cũng ưu tiên dành, dự trữ ngoại tệ để nhập khẩu thêm 80 – 85 triệu tấn/năm về đốt hàng ngày. Mặc dù vốn, tài chính, máy móc thiết bị cho điện NLTT đang sẵn có ở trên Thế giới, nhưng thể theo yêu cầu của nước chủ nhà nên công nghệ, thiết bị nhiệt điện than và những ngành công nghiệp nặng “tham ăn” điện đang ào ạt đổ vào Việt Nam. Sau năm 2030 hoặc lâu hơn nữa, khi mà các dự án nhiệt điện than trở nên bão hòa. Khi đó sẽ tính đến việc khai thác năng lượng gió, mặt trời…
MỘT TẦM NHÌN RẤT XA CỦA NGÀNH NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM.
“Không tồn tại một xã hội thuần túy, chỉ tồn tại một xã hội sinh thái. Mọi quan điểm phát triển (kinh tế, chính trị, văn hóa) sẽ đổ vỡ nếu như chúng không xuất phát từ quan điểm xã hội sinh thái – Nguyễn Đức Thắng” |
Nguyễn Đức Thắng, Hà Nội ngày 17/5/2018.