THỦY LỢI VÀ NGÂP ÚNG TP.HCM >TIN VUI ĐẾN TỪ UBND TP. HỒ CHÍ MINH
Ngày đăng: 08-12-2018 - 21:43:37

 

 

TIN VUI ĐẾN TỪ LÃNH ĐẠO UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

Kính gửi những người yêu Môi trường và Khoa học,

 

Tôi đã hoàn thành xong nhiệm vụ mà lương tâm giao cho, trong việc đòi trả lại chân lý khoa học cho kết luận về nguyên nhân ngập úng Tp. HCM, khi nhận được 2 thư của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và 1 thư của Phó Chủ tịch UBND Tp. HCM.

 

Ngày 30/8/2018 tôi đã có thư gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy Tp. HCM, Chủ tịch UBND Tp. HCM, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ KH&CN về QUY HOẠCH THỦY LỢI CHỐNG NGẬP ÚNG KHU VỰC TP. HCM LÀ RẤT CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC

 

Bản Qui hoạch được Bộ NN&PTNT trình Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28/10/2008 với tuyến đê bao dài 172km (độ cao đỉnh đê từ 2 – 3m, chiều rộng mặt đê 7,5m)12 cống với cánh đóng mở ngăn triều và chủ trương xây dựng tuyến đê ngăn biển Vũng Tàu – Gò Công (tỉnh Tiền Giang). Bộ KH&CN tại các Quyết định số 1237/QĐ-BKHCN ngày 15/5/2011 và số 1883/QĐ-BKHCN ngày 27/6/2011 đã phân bổ 31,07 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu “Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng Tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công”. GS.TS. Trần Đình Hòa, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu công trình đê biển Vũng Tàu – Gò Công từ năm 2010 – 2012 cho biết “Ý tưởng xây dựng tuyến đê biển này đã được Chính phủ đồng ý giao cho 4 Bộ liên quan tiến hành nghiên cứu… các nội dung và kết quả nghiên cứu đã bao trùm khá đầy đủ về hiệu quả giảm ngập, ngăn mặn, tăng cường rất tốt khả năng chống lũ, chống ngập lụt, tác động của giải pháp đến kinh tế xã hội, môi trường hệ sinh thái… Những giải pháp, biện pháp kỹ thuật và công nghệ thi công sẽ rất mới, hiện đại mang tầm cỡ quốc tế…”. Dự toán tổng chi phí cho đê biển này 160.964 tỷ đồng. Như vậy, cả tuyến đê bao và đê biển sẽ thu hút nguồn lực khoảng 230.000 tỷ đồng.

 

Qui hoạch Thủy lợi nói trên là qui hoạch TRỊ THIÊN, không phải là thuận Thiên, thân thiện môi trường sinh thái nên đang thất bại. Không những thế sẽ làm cạn kiệt nguồn lực quí hiếm của đất nước để đầu tư cho những giải pháp có căn cứ khoa học và hiệu quả.

 

Đến tháng 9/2015 Tp. HCM đã đầu tư gần 29.000 tỷ đồng. Tháng 6/2016 tập đoàn Trung Nam đã khởi công xây dựng 7,8 km đê bao thuộc bờ hữu sông Sài Gòn, từ cửa kênh Vàm Thuật đến kênh Mương Chuối, với 6 cống kiểm soát, ngăn triều tại đê. Giai đoạn 1, tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng. Công trình này hiện đang tạm dừng, vì vật tư sắt thép sử dụng trái với hồ sơ thiết kế, chưa được nghiệm thu, chưa được giải ngân tiếp.

 

Đến ngày 12/3/2019 tôi đã nhận được lần lượt 3 thư vui (như ở dưới) đến từ Sở NN&PTNT và UBND Tp. HCM. Kiên trì quan điểm viết khoa học cho những nhà văn, nhà thơ, người lái xe ôm, trong sáng, rõ ràng với 70 dẫn chứng THỰC TẾ/SỰ THẬT, chân lý và qui luật khoa học cụ thể (trong đó có 4 phát hiện mới về khoa học) đã nhanh chóng thuyết phục được Sở NN&PTNT ủng hộ bài viết của tôi. Sở không cần tổ chức bất cứ một buổi hội nghị, hội thảo nào để các nhà khoa học tranh luận với tôi, làm rõ hơn vấn đề nào đó. Sở cũng đã không cần hỏi ý kiến của Bộ NN&PTNT là tác giả của 2 công trình thủy lợi kỳ vỹ nhất đất nước nói trên. Sở đã báo cáo UBND thành phố để giao nhiệm vụ cho các Sở, ban ngành khác liên quan, triển khai thực hiện, cụ thể hóa 5 giải pháp mà tôi đề xuất trong bài viết. Đó là 5 giải pháp “mềm”, hoàn toàn trái ngược với bản Qui hoạch Thủy lợi  nói trên. Vì vấn đề đã được phân tích quá rõ ràng và còn là lợi ích to lớn (được/mất) trực tiếp của thành phố Hồ Chí Minh, nên UBND thành phố đã có văn bản chỉ đạo ngay các Sở, Ban, ngành triển khai thực hiện:

  • Công văn  số 3201/SNN-CCTL, ngày 19/11/2018 của Sở NN&PTNT báo cáo UBND thành phố về những kiến nghị của tôi.
  • Công thư số 3245/SNN-CCTL, ngày 22/11/2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn gửi cho tôi.
  • Công văn  số 839/UBND-ĐT, ngày 12/3/2019 của ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo các Sở, ban ngành liên quan, căn cứ trên những giải pháp mà tôi kiến nghị, đề xuất, để cụ thể hóa, triển khai thực hiện.

 

 

 

 

 

Về mặt KHOA HỌC, tôi thích nhất trong bài viết của mình là 4 phát hiện mới, rất hữu ích cho công tác quản lý ngập úng, lũ lụt như dưới đây:

1) Một qui luật trong lĩnh vực khoa học thoát nước nói chung. Đó là Lưu lượng nước thoát của toàn bộ tuyến cống được quyết định bởi đoạn cống yếu nhất”. Qui luật này được tôi  suy ra từ qui luật về chuỗi các phản ứng hóa học dây chuyền mà tôi học được thời sinh viên đại học năm thứ 3 (năm 1971). Qui luật này trái ngược với suy nghĩ thông thường của chúng ta là đoạn cống to nhất mới quyết định, là chủ đạo thoát nước của toàn tuyến. Qui luật này sẽ rất dễ hiểu thông qua ví dụ minh họa bằng số như sau: Có một tuyến cống ngầm thoát nước, ngoằn ngèo, gấp khúc, dài 1000m, với đường kính của ống là 1m. Ví dụ chỉ cần một đoạn 2m nào đó trong toàn tuyến bị sập, gẫy do cũ nát, hay do độ cao các đáy cống bị so le, khấp khểnh, hay do bị tắc nghẽn rác thải đến 70% đường kính của ống, thì lưu lượng nước thoát của toàn tuyến này sẽ  giảm xuống, chỉ còn 30%, mặc cho toàn bộ 998m cống còn lại là trơn tru, thông thoáng. Từ chỗ tắc trở về phía đầu cống lên mặt đường sẽ ngập ứ nước. Sau chỗ tắc đến cuối cống sẽ rộng, thông thoáng, nước chỉ chiếm có 30% lòng cống. Nếu ai không tin qui luật này, có thể tự làm thí nghiệm để kiểm chứng.

 

2) Một qui luật của tự nhiên, riêng cho Tp. HCM và các tỉnh giáp biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, mà ông Trời đã ban tặng cho vùng này, làm căn cứ khoa học cho công tác quản lý thoát nước, chống ngập úng. Đó làVào mùa  mưa, mực nước cao nhất của sông (đã bao gồm cả đỉnh triều) luôn thấp hơn mực nước cao nhất trong mùa khô, khoảng 8cm”. Đây cũng là một nghịch lý khoa học với suy diễn thông thường của chúng ta.

Qui luật này được tôi phát hiện khi vào website của UBND Tp. HCM tìm những số liệu về địa hình, độ cao của thành phố và thấy có những số liệu về Mực nước cao nhấtMực nước thấp nhất hàng tháng, ghi được tại trạm thủy văn Phú An sông Sài Gòn cho giai đoạn từ năm 2005 đến 2015. Tôi đã làm các phép tính trung bình cộng các mức nước trong mùa khô và trong mùa mưa. Kết quả là bình quân mực nước cao nhất (bao gồm đỉnh triều) trong mùa mưa là 135cm, trong mùa khô là 142cm. Như vậy là mực nước cao  nhất của sông vào mùa mưa luôn thấp hơn vào mùa khô, khoảng 8cm. Có nghĩa là người dân vùng này vào mùa  mưa không phải lo lũ lụt. Các con sông còn có thể tiếp nhận nhiều nước mưa (vì nước ngọt vùng này hiện đang khan hiếm) hơn nữa, thêm lên 8cm, mới bằng vào mùa khô. Như vậy, nếu thấy ngập úng ở vùng nào sau mưa, hoàn toàn là do tắc cống ở đâu đó mà thôi. Quy luật này đã tồn tại nhiều ngàn năm rồi và sẽ tồn tại nhiều ngàn năm nữa. Qui luật rất hữu ích cho công tác quản lý ngập úng, lũ lụt. Lý giải khoa học cho qui luật này xin mời xem tại bài viết chi tiết.

 

3) Tính toán độ sụt lún nền móng toàn Tp. HCM trong giai đoạn 10 năm (2005 – 2015) là 24cm:

Căn cứ vào sự gia tăng của mức nước cao nhất nói trên, tôi tính được độ tăng bình quân mức nước 1 năm là 2,4cm/năm.

Độ cao của mực nước biển được toàn Thế giới qui chuẩn là 0m. Độ cao của đỉnh núi Fansipan của Việt Nam so với mực nước biển là 3.143m. Quận Haarlemmermeer thuộc một tỉnh phía bắc Hà Lan, dân số 147.000 người (8/2017), tổng diện tích là 185km2 (gần bằng tổng diện tích từ Quận 1 đến Quận 12, trừ Quận 9 của Tp. HCM) có độ cao bình quân là -4m (âm).

 

Trong 30 năm qua, Trái đất ấm dần lên, vì con người phát thải quá nhiều khí nhà kính (CO2, CH4), do thiêu đốt quá nhiều các nhiên liệu hóa thạch (than, xăng, dầu, khí tự nhiên) và những thay đổi trong sử dụng đất; băng tuyết tan chảy làm cho mực  nước đại dương toàn cầu tăng lên 0cm -  3cm. Theo các số liệu quan trắc, ghi chép tại trạm thủy văn Vũng Tàu thì mực nước biển Đông vẫn không thay đổi. Có nghĩa là độ tăng bằng 0cm (kết quả nghiên cứu của nhà khoa học Hồ Long Phi, năm 2010).

 

Tại trạm thủy văn, mực nước cao nhất quan trắc tại cột thước đo, tăng bình quân 2,4cm/năm, trong khi mực nước biển vẫn không thay đổi. Điều đó có nghĩa là cột thước đo bị sụt lún xuống 2,4cm/năm. Tức là toàn bộ nền móng Tp. HCM bình quân sụt lún sau 10 năm (2005 – 2015) là 24cm.

 

30 năm trước đó, mức độ sụt lún của Tp. HCM đo được là 40cm (theo kết quả đo đạc của Sở TN&MT), bình quân 1,33cm/năm. Như vậy Tổng cộng nền móng Tp. HCM trong 40 năm qua đã bị sụt lún 40cm + 24cm = 64cm!! mức rất đáng báo động. Kết quả tính toán này rất hữu ích đối với công tác quản lý thoát nước, chống ngập úng. Có 2 nguyên nhân làm cho nền móng Tp. HCM sụt lún được giải thích chi tiết tại bài viết. Đó cũng là 2 nguyên nhân chung nhất gây sụt lún cho toàn vùng ĐBSCL.

 

4) Qui hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực Tp. HCM là bảo vệ khu vực giàu, đẩy úng ngập đến khu vực nghèo, làm họ sẽ bị ngập úng nặng hơn.

Đơn giản vì hệ thống đê bao với cống lớn đóng kín và các trạm bơm công suất lớn KHÔNG THỂ ĐẨY ĐƯỢC NƯỚC LÊN TRỜI, KHÔNG BƠM ĐƯỢC NƯỚC XUỐNG DƯỚI ĐẤT, KHÔNG TRẢ ĐƯỢC NƯỚC VỀ THƯỢNG NGUỒN, KHÔNG ĐẨY LUI ĐƯỢC TRIỀU DÂNG mà thực sự là ĐẨY MỌI THỨ NƯỚC ĐẾN VÙNG NGHÈO HƠN LIỀN KỀ, mặc dù người dân vùng này cũng đóng thuế để tạo nên Ngân sách Nhà nước. Mọi chi tiết xin mời đọc bài CẦN TRẢ LẠI CHÂN LÝ KHOA HỌC CHO KẾT LUẬN VỀ NGUYÊN NHÂN NGẬP ÚNG KHU VỰC TP. HCM

 

Ngoài ra tôi còn viết những bài nhưTIN VUI ĐẾN  TỪ THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC”, bàiTIN VUI ĐẾN TỪ BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG TRẦN TUẤN ANH

 

LỜI CÁM ƠN:

Nhân dịp này tôi xin chân thành cám ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Cục Điện lực và NLTT đã ủng hộ bài viết của tôiQUI HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2011 – 2020, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2030 LÀ RẤT CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚCthông qua việc Thủ tướng đã chỉ đạo cương quyết “Không được tiếp tục làm nhiệt điện than”, "Nếu để mất điện, một số đồng chí sẽ phải mất chức" và tiến hành soạn thảo Qui hoạch Điện lực 8 để thay thế Qui hoạch Điện lực 7 điều chỉnh đang thực hiện.

 

Cám ơn UBND Tp. HCM và Sở NN&PTNT đã rất nhanh chóng ủng hộ bài viết và đã giao trách nhiệm cho các Sở, ban ngành liên quan triển khai thực hiện 5 giải pháp “mềm” mà tôi đề xuất.

 

Xin chân thành cám ơn PGS. TS. Trần Đình Hợi, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, thành viên Hội đồng xét phong học hàm GS, PGS ngành Thủy lợi TS. Nguyễn Ngọc Anh, nguyên Viện trưởng Viện Qui hoạch Thủy lợi miền Nam PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn nguyên Chi cục trưởng Chi cục BVMT TP.HCM, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM là những người đã trực tiếp viết thư ủng hộ bài viết của tôi ngay từ phiên bản sơ khai ban đầu.

 

Xin chân thành cám ơn PGS.TS. Lưu Đức Hải, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng, ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam (VUPDA), nguyên Cục trưởng Cục Phát triển Đô thị - Bộ Xây dựng, vì rất thích những bài tôi viết, nên ngày 06/12/2018 đã mời tôi đến văn phòng làm việc và đề xuất tài trợ toàn bộ để những chân lý khoa học được lan tỏa, chia sẻ rộng rãi hơn nữa thông qua việc Viện sẽ chủ trì tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn để tôi thuyết trình về “NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM TRONG MỘT XÃ HỘI SINH THÁI”.

 

Xin chân thành cám ơn rất nhiều bạn đọc khác nữa đã gửi riêng cho tôi sự ủng hộ rất đơn giản nhưng cũng rất quí, như LIKE, OK, ỦNG HỘ, HAY, ĐƯỢC, KHÔNG ĐẾN NỖI TỒI…

 

Để khoa học đất nước ngày một phát triển, kính mong bạn đọc chia sẻ rộng rãi hơn.

Xin trân trọng cám ơn.

 

Nguyễn Đức Thắng, Hà Nội ngày 08/12/2018 và 24/3/2019.

ÔNG DONALD TRUMP SÁP NHẬP CANADA VÀ ĐẢO GREENLAND
ÔNG DONALD TRUMP SÁP NHẬP CANADA VÀ ĐẢO GREENLAND
NGHẸT THỞ VÀ UỐNG NƯỚC
NGHẸT THỞ VÀ UỐNG NƯỚC
NGUYÊN NHÂN GỐC RỄ CỦA 13 NĂM NỘI CHIẾN SYRIA
NGUYÊN NHÂN GỐC RỄ CỦA 13 NĂM NỘI CHIẾN SYRIA
TỔNG THỐNG HÀN QUỐC YOON SUK YEOL SẼ PHẢI VÀO TÙ
TỔNG THỐNG HÀN QUỐC YOON SUK YEOL SẼ PHẢI VÀO TÙ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÊN NHÌN XA HƠN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÊN NHÌN XA HƠN