Y TẾ - SỨC KHỎE >NGHỊ QUYẾT 14 CỦA CHÍNH PHỦ TIÊM VẮC XIN CHO TRẺ EM
Ngày đăng: 24-02-2022 - 23:28:55

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----o0o-----

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2022

Kính gửi:

 

 

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Bộ trưởng Bộ Y tế

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội

Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh

(Về Nghị quyết 14  của Chính phủ tiêm vắc xin cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 là không khoa học, không hiệu quả, không có lợi cho đất nước)

 

Tôi tên là Nguyễn Đức Thắng, cán bộ Nhà nước về hưu năm 2008; có quá trình công tác, khởi đầu tại Viện Kỹ thuật quân sự, tiếp đến là Viện Khoa học Việt Nam và cuối cùng là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 

Ngày 12/7/2021 tôi đã có thư gửi các quí lãnh đạo về “Chiến lược chống dịch Covid-19 ở thành phố Hồ Chí Minh là kém khoa học, không hiệu quả, trả giá quá đắt”. Ngày 05/8/2021 tôi có thư “Hiến kế chống dịch đạt mục tiêu kép sau 4 tháng thực hiện”. Ngày 02/9/2021 tôi đã gửi thư “Năm phát hiện khoa học mới và một số kinh nghiệm của Thế giới giúp Bộ Y tế chống dịch hiệu quả”.

 

Tại thư kiến nghị thứ tư này tôi xin được phân tích, chứng minh là Nghị quyết 14  của Chính phủ mua 21,9 triệu liều vắc xin Pfizer cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 là không khoa học, không hiệu quả, không có lợi cho đất nước (xem bài viết chi tiết đính kèm)

 

Giá mà Bộ Y tế tham mưu cho Chính phủ chỉ tiêm cho các cháu có bệnh nền (nhóm cháu có nguy cơ cao khi nhiễm Covid-19 sẽ dễ bị biến chứng tăng nặng) giống các nước như Vương Quốc Anh, Na Uy, Thụy Điển sẽ tốt biết bao.

 

Ngày 04/10/2020 khi mà Thế giới chưa có vắc xin nào được cấp phép khẩn cấp, các nhà khoa học hàng đầu của Mỹ, Anh đã ký bản Tuyên bố Great Barrington về Covid-19. Đến nay đã có hơn 925.000 nhà khoa học trên toàn thế giới ký ủng hộ. Mở đầu của bản Tuyên bố  có viết:

 

“Là những nhà khoa học y tế cộng đồng và dịch tễ học bệnh lây nhiễm, chúng tôi vô cùng quan ngại đến những tác động hủy hoại sức khỏe và tinh thần của những chính sách chống dịch Covid-19 chủ yếu hiện nay và chúng tôi khuyến nghị cách tiếp cận BẢO VỆ CÓ TRỌNG TÂM…Chúng ta biết rằng tổn thương chết do Covid-19 gây ra đối với người già và người gầy yếu là hơn một ngàn lần cao hơn so với giới trẻ. ĐỐI VỚI TRẺ EM, THỰC SỰ COVID-19 CÒN ÍT NGUY HIỂM HƠN NHIỀU MỐI NGUY KHÁC, BAO GỒM CÚM MÙA…Tất cả những người có rủi ro chết thấp, ngay lập tức phải có cuộc sống trở lại bình thường, đi làm, đi công tác, đi học, đi vui chơi, thể thao, giải trí v.v.. TRẺ EM PHẢI ĐẾN TRƯỜNG NHÌN THẤY MẶT NHAU ĐỂ HỌC”.

 

BẢO VỆ CÓ TRỌNG TÂM là tập trung bảo vệ những người cao tuổi, những người có bệnh nền (bao gồm già, trẻ, con nít). Đó là cách tiếp cận nhân văn, cao cả nhất và cũng là khoa học, hiệu quả nhất trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

 

Bộ Y tế đã lấy những hiện tượng của nhóm nhỏ, số ít để áp dụng cho đám đông 11 triệu cháu. Giả sử, cứ trong 10.000 cháu, có 5 cháu có bệnh nền. Vậy trong 11 triệu cháu chỉ có 5500 cháu có bệnh nền, khi nhiễm Covid-19 dễ bị tăng nặng, biến chứng. Chỉ các cháu này mới cần được tiêm vắc xin.  Còn lại 10.994.500 (gần 11 triệu) cháu khỏe mạnh, sẽ vẫn bình thường khi nhiễm Covid-19. Vậy tại sao lại phải tiêm vắc xin cho gần 11 triệu cháu khỏe mạnh? Vắc xin là hoàn toàn vô nghĩa đối với các cháu khỏe mạnh, có giá trị bằng 0.

 

Bộ Y tế đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị quyết 14  vào giai đoạn mà biến thể omicron đang thống trị ở trên toàn thế giới và Việt Nam. Các nhà khoa học Anh đã đưa ra con số thống kê tỷ lệ gây chết đối với những người dưới 50 tuổi của biến thể Delta giảm 10 lần so với con Alpha (Vũ Hán). Rất lớn, rất có ý nghĩa. Đối với dịch Covid-19, các nhà khoa học đã kết luận “Biến thể có tốc độ lây nhiễm càng nhanh thì độc lực càng giảm”. Độc lực của Omicron còn giảm sâu hơn nữa so với biến thể Delta, đã thua kém cúm mùa. Hầu hết các nước Châu Âu và Bắc Mỹ đã bình thường hóa Covid-19 từ tháng 8/2021 để đất nước phát triển. Chưa bao giờ số ca nhiễm mới hàng ngày cao như hiện nay và cũng chưa bao giờ đất nước họ được bình yên như hiện nay, sau khi thực hiện khuyến nghị “bảo vệ có trọng tâm” là thần tốc tiêm vắc xin đầy đủ cho lớp người lớn, cao tuổi và những người trẻ có bệnh nền.

 

WHO và nước Mỹ đã đưa ra khuyến nghị tiêm vắc xin cho các cháu từ 5 đến dưới 12 tuổi trong bối cảnh chưa xuất hiện biến thể Omicron. Hiện nay, với tình hình Omicron đang thống trị toàn cầu, tôi nghĩ họ sẽ điều chỉnh. Ngoài ra nước Mỹ đưa ra chính sách nhưng không ép buộc người dân phải tiêm vắc xin cho con mình. Tại các nước Châu Âu và Bắc Mỹ có phong trào kỳ thị, bài xích, biểu tình chống vắc xin Covid-19 rất lớn. Phổ biến giới trẻ khỏe nghĩ rằng Covid-19 chỉ gãi ngứa họ thôi, thêm vào đó miễn dịch tự nhiên có công năng, hiệu quả bảo vệ vượt trội so với miễn dịch nhân tạo (tiêm vắc xin). Hiệu quả của vắc xin đã giảm mạnh sau khoảng 6 – 9 tháng. Như vậy có khả năng các doanh nghiệp kinh doanh vắc xin sẽ gây sức ép để Bộ Y tế Việt Nam tiêm liều 4, liều 5 v.v… cho toàn dân.

Kính mong Bộ Y tế hãy thoát khỏi sức ép của các doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị, vật tư y tế để ban hành các chính sách một cách khoa học hơn, hiệu quả hơn, có lợi cho đất nước.

Xin trân trọng cám ơn các Quí lãnh đạo và mong nhận được ý kiến phản hồi.

 

Nguyễn Đức Thắng

Địa chỉ thường trú: xxx ĐT: 0352344233; Email: ndthangndt@yahoo.com

===============================

 

NGHỊ QUYẾT 14  CỦA CHÍNH PHỦ TIÊM VẮC XIN CHO TRẺ EM TỪ 5 TUỔI ĐẾN DƯỚI 12 LÀ KHÔNG KHOA HỌC, KHÔNG HIỆU QUẢ, KHÔNG CÓ LỢI CHO ĐẤT NƯỚC

TS. Nguyễn Đức Thắng

 

Ngày 05/02/2022 báo chí đồng loạt đăng tin Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 14 về việc mua 21,9 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Đồng thời, Chính phủ giao Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc mua, triển khai tiêm BẢO ĐẢM KHOA HỌC, AN TOÀN, HIỆU QUẢ. Có nghĩa là 11 TRIỆU CHÁU SẼ ĐƯỢC TIÊM ĐỦ 2 LIỀU VẮC XIN.

 

Thực hiện nghị quyết này, tối 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã điện đàm với ông Albert Bourla, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Pfizer, đề nghị Tập đoàn cố gắng cung cấp trong tháng 4, chậm nhất là tháng 5/2022.

 

Theo tôi, giá mà Bộ Y tế tham mưu cho Chính phủ CHỈ TIÊM CHO CÁC CHÁU CÓ BỆNH NỀN (nhóm cháu có nguy cơ cao dễ bị biến chứng tăng nặng) từ 5 đến dưới 12 tuổi, giống các nước như Vương Quốc Anh, Na Uy, Thụy Điển thì Nghị quyết 14 sẽ quay ngược 180 độ, thành có căn cứ khoa học, hiệu quả và có lợi cho đất nước.

 

Vậy dựa vào đâu, căn cứ khoa học nào để Bộ Y tế tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị quyết 14 nói trên?

 

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: “WHO đã chính thức phê duyệt khuyến cáo vắc xin Pfizer tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Đến nay, đã có 37 quốc gia có kế hoạch hoặc đã triển khai tiêm cho nhóm tuổi 5 đến dưới 12, có quốc gia tiêm toàn bộ trẻ trong độ tuổi, có quốc gia tiêm cho nhóm trẻ nguy cơ cao”.

 

Trên VnExpress sáng 15/2, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc (Bộ Y tế) cho biết sự cần thiết tiêm cho nhóm trẻ này vì nếu các cháu bị nhiễm sẽ có các nguy cơ biến chứng, để lại ảnh hưởng lâu dài. Bên cạnh đó, trẻ 5-11 tuổi cũng tham gia vào chuỗi lây truyền Covid-19, vì vậy tiêm chủng là cần thiết, giúp chúng ta sớm quay lại bình thường mới. Số lượng trẻ em mắc Covid-19 đang tăng theo thời gian. Mặc dù số ca nặng ở trẻ không cao như người lớn, nhưng với trường hợp nặng, vẫn có các em diễn tiến nguy kịch và tử vong.

 

Nhiều bác sĩ cây đa cho rằng vắc xin “lá chắn bảo vệ bạn không bị nhiễm” hay “số F0  hiện nay ở các địa phương tăng rất mạnh, chưa từng thấy, chứng tỏ biến thể Omicron là rất nguy hiểm, cần tiêm liều 3 và cho trẻ em”, hay “nhờ tiêm vắc xin nên bạn sẽ không bị tái nhiễm” hay đã dương tính với Covid-19 thì không bị tái nhiễm nữa.

 

Những ý kiến này nghe qua có vẻ chuẩn, logic, nhưng theo tôi là không chuẩn, có sự nhầm lẫn cơ bản nếu bạn đọc chậm và suy tư.

 

Tôi xin được phân tích, chứng minh những ý kiến trên là KHÔNG KHOA HỌC, làm cho người dân sợ hãi phải đem con mình đi tiêm. Do vậy Nghị quyết 14 là KHÔNG KHOA HỌC, KHÔNG HIỆU QUẢ, KHÔNG CÓ LỢI CHO ĐẤT NƯỚC.

 

Chúng ta nên phân biệt rõ lây nhiễm và chức năng của vắc xin:

 

Chính xác cơ chế lây nhiễm Covid-19 như sau: Khoảng vài chục hạt virus (viral particles, hình cầu kích thước 0,12 µm, micromet) có trong một hạt khí dung (an aerosol particle, kích thước nhỏ hơn 5micromet) nằm trong một chùm khí dung (aerosol plume chứa vô số hạt aerosols) từ mồm, mũi người bệnh phát tán ra ngoài thông qua nói, thở, ho, hắt hơi.  Các hạt khí dung phát tán trong không khí có thể đi xa đến 7 – 8m. Nếu ở trong phòng kín chúng là những hạt khí dung gây bệnh lơ lửng lâu dài. Như vậy, cơ chế lây nhiễm Covid-19 là qua các hạt khí dung là chủ yếu. Lây nhiễm thông qua giọt bắn (droplets) là rất ít, vì chúng không thể đi xa quá 2m. (nguồn: Kevin P Fennelly, bài “Particle sizes of infectious aerosols: implications for infection control”, tạp chí Thelancet.com/respiratory Vol. 8, September 2020, p. 914 – 924).

 

Khẩu trang chỉ ngăn chặn, giữ lại được một phần nào, rất nhỏ thôi. Với điều kiện kích cỡ các mắt lưới vải khẩu trang phải nhỏ hơn 5 micromet. Khi đáp ứng điều kiện này rồi, buồn là khoảng cách giữa đường viền mép khẩu trang khi tiếp xúc với da mặt, chỗ nhỏ nhất là 0,1mm = 100 micromet, bằng đầu mũi kim. Chỗ lớn nhất là 2mm = 2.000 micromet. Khi bạn thở ra bình thường thôi cũng có một áp lực nhất định đẩy các hạt khí dung chui qua các khe tiếp xúc giữa viền khẩu trang với da  mặt và phát tán vào trong không khí. Khi bạn ho mạnh áp lực đẩy ra còn mạnh hơn. Nếu mũi và mồm bạn bị bịt kín hoàn toàn, khí thải từ trong không thoát ra được, bạn sẽ nhanh chóng bị tắc thở luôn. Thực tế có vô vàn người đeo khẩu trang, giữ khoảng cách hơn 2m vẫn cứ bị dương tính với Covid-19.

 

Trường hợp bạn khỏe mạnh, trong người không hề có virus, bạn đeo khẩu trang cẩn thận vào siêu thị, hay dự họp, hay bị vài phút ùn tắc giao thông v.v.. Khi bạn hít vào, không khí xung quanh sẽ luồn lách mọi chỗ, qua khẩu trang để chui vào mũi của bạn. Vô vàn thứ trong không khí sẽ chui vào mũi bạn cho dù bạn có đeo khẩu trang, chỉ cản được phần rất nhỏ, những bụi thô và to thôi. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long không thể đảm bảo với bạn là không khí trong siêu thị, tại phòng họp, tại nhà hàng hay tại chỗ ùn tắc giao thông là không có các hạt khí dung chứa SARS-CoV-2. 

 

Mỗi cách duy nhất, chắc chắn bạn không thể bị nhiễm Covid-19 cho dù xung quanh bạn có cả chục F0 quanh bạn. Đó là bạn mang  trang phục chuyên dụng cho các bác sĩ, hay đeo mặt nạ phòng độc của binh chủng hóa học, có khả năng loại bỏ mọi khí độc hại có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với con virus.

 

Cơ chế lây nhiễm này (hít thở không khí có chứa SARS-CoV-2)  chẳng liên quan đến việc bạn có tiêm vắc xin hay không, cho dù bạn tiêm đến mũi năm, mũi sáu v.v.. Vì vắc xin không bịt mồm, bịt mũi bạn để ngăn lây nhiễm. Cho dù bạn có tiêm vắc xin đến 10 lần, nếu bạn hít phải không khí có chứa SARS-CoV-2 là chúng đi vào mũi, miệng hay họng, hay phổi của bạn. Do vậy, không nên nói là vắc xin giúp ngăn ngừa lây nhiễm. Vắc xin là hoạt chất tiêm vào cơ thể bạn. Lây nhiễm Covid-19 là thông qua việc hít thở không khí có chứa mầm bệnh.

 

Cơ chế lây nhiễm này cũng chẳng liên quan đến việc bạn đã dính Covid-19 hai, ba, bốn lần nên không thể “dính” nữa. Sau mỗi lần tái dính Covid-19, hệ miễn dịch của bạn được rèn luyện nhiều hơn, nhanh, nhậy hơn. Nếu không khí mà bạn hít thở vào còn chứa mầm bệnh, bạn còn bị nhiễm. Như vậy, cho dù một người có được nhiều lần tiêm vắc xin, hay đã nhiều lần nhiễm Covid-19 vẫn sẽ cứ bị nhiễm, nếu bạn chẳng may hít thở không khí có chứa mầm bệnh. Chúng vẫn chui tọt vào khoang mũi, miệng và họng của bạn.

 

Y hệt là cho các cụ già, trẻ em, con nít. Người lớn, bố mẹ đi giao lưu đó đây, khắp nơi nếu bị dính Covid-19 mang về nhà, thì các cụ già, con nít ở chung cũng bị dính hết. Người lớn còn có ý thức, cẩn thận, không sờ mó, không mút tay, thường xuyên rửa tay bằng sà phòng; trẻ em, con nít thì không. Như vậy là con nít còn dễ bị lây nhiễm hơn người lớn nếu sống trong phòng có các hạt khí dung chứa SARS-CoV-2. Nếu cách lấy mẫu chính xác, đúng ngày, độ nhạy và độ đặc hiệu của bộ xét nghiệm cao thì con nít cũng dương tính hết. Có điều là chúng ta không làm xét nghiệm thôi. Chả có lý do gì để đem các cháu ra chọc ngoáy mũi xét nghiệm. Vì chúng không có triệu chứng. Chúng không hề bị làm sao. Do vậy có vô vàn cháu nhỏ, trẻ em, con nít dương tính với Covid-19 nhưng đã không được đưa vào thống kê.

 

Mới chỉ vài tháng đầu đại dịch, cuối tháng 2/2020 Trung Quốc đã loại khỏi danh sách thống kê khoảng 35% người lớn dương tính với Covid-19 vì họ không hề xuất hiện triệu chứng. Trung Quốc không coi họ là bệnh nhân. Trung Quốc chỉ thống kê những ca dương tính có xuất hiện triệu chứng.

 

Hiện nay, theo website của Bộ Y tế trong ngày 20/2/2022 ghi nhận 47.200 ca nhiễm mới. Nếu đem cả trẻ em, con nít ra làm xét nghiệm con số chắc chắn phải cao hơn rất nhiều. Nói khoa học hơn “Nồng độ virus SARS-CoV-2 trong không khí hiện nay cao hơn rất nhiều, đậm đặc hơn rất nhiều so với năm ngoái”. Thống kê đến chiều ngày 15/2/2022, cả nước đã tiêm gần 186,5 triệu liều vaccine, trong đó hơn 32 triệu mũi 3. Có nghĩa là gần như 100% người dân Việt Nam trong độ tuổi từ 12 trở lên đều đã được tiêm đầy đủ 2 liều vắc xin. Vì vậy, tỷ lệ nhập viện, tỷ lệ biến chứng tăng  nặng, hay tỷ lệ chết phải là rất thấp. Cần phải bình thường hóa Covid-19 để đất nước phát triển. Hai năm qua, chúng ta luôn lo sợ, ám ảnh bởi báo chí tấn công hàng ngày bằng con số nhiễm mới gia tăng.

 

Rõ ràng việc tiêm vắc xin không liên quan gì đến ngăn ngừa lây nhiễm. Do vậy, lập luận tiêm vắc xin để ngăn chặn lây nhiễm là không khoa học. Chúng ta nói theo cảm tính nhiều hơn là theo số liệu.

 

Chức năng, nhiệm vụ của vắc xin là khi bạn bị nhiễm Covid-19, vắc xin giảm thiểu nguy cơ bạn phải nhập viện, giảm thiểu nguy cơ tăng nặng.  Đối với vô vàn  người một lần lây nhiễm tự nhiên tương đương với hai liều vắc xin xịn. Tất nhiên, hầu hết họ là những người trẻ, khỏe, không có bệnh nền. Đối với những người cao tuổi, người trẻ có bệnh nền nếu bị nhiễm Covid-19 tỷ lệ chết là cao, những người này dứt khoát phải được tiêm vắc xin.

 

Ví dụ 1 (khi chưa có vắc xin, không xuất hiện triệu chứng): Ba tháng đầu đại dịch, virus Vũ Hán có độc lực mạnh nhất, nguy hiểm nhất. Thực tế số liệu thống kê như sau: Tính đến cuối tháng 2/2020, Trung Quốc có đến 35% dương tính với Covid-19 nhưng không hề có triệu chứng, họ chỉ được cách ly, theo dõi và không điều trị. Chính phủ Trung Quốc không coi họ là bệnh nhân và không đưa vào thống kê, chỉ công bố số liệu những ca dương tính có xuất hiện triệu chứng. Tỷ lệ người Nhật dương tính không triệu chứng được sơ tán khỏi Vũ Hán khoảng 38%. Tỷ lệ ca nhiễm không triệu chứng trên du thuyền Diamond Princess, bị cách ly nhiều tuần ở cảng Yokohama Nhật Bản 47%. Không triệu chứng ở Italy là 44% (Nguồn VnExpress ngày 23/3/2020).

 

Nguyên nhân đơn giản, họ là những người lớn nhưng trẻ, khỏe, không có bệnh nền. Vậy lý do nào mà Bộ Y tế Việt Nam lại bắt tất cả 100% những thanh niên trẻ, khỏe đi tiêm? Có mỗi một lập luận duy nhất và được nhắc đi nhắc lại triền miên là “Nếu không tiêm, nếu bị nhiễm Covid-19, phải nhập viện, suy hô hấp, suy đa tạng, có thể chết!”. Tuy nhiên lập luận này chỉ đúng với người cao tuổi, hay người trẻ có bệnh nền thôi. Nếu áp dụng đối với người trẻ, khỏe sẽ là vô duyên.

 

Ví dụ 2 (từ chối tiêm vắc xin, nhiều lần lây nhiễm tự nhiên): Một người 70 tuổi khỏe mạnh, không có bệnh nền, kỳ thị vắc xin, khi bị nhiễm Covid-19 bị ốm phải nhập viện điều trị 14 ngày mới khỏi. Hệ miễn dịch của người này đã nhận biết và ghi nhớ tốt con SARS-CoV-2. Sáu tháng sau chẳng may lại bị dính virus Covid-19 lần hai, ở mức sốt nhẹ, ho, phải nhập viện. Tuy nhiên chỉ cần 7 ngày chăm sóc bình thường là khỏi. Qua hai lần dính virus Covid-19 hệ miễn dịch của người này đã nhận biết, ghi nhớ rất hoàn hảo con SARS-CoV-2.  Một năm sau, chẳng may người này lại dính lần 3 với virus Covid-19, sẽ chỉ cảm thấy mệt mỏi nhẹ nhàng khoảng hai ngày là hết. Qua ba đợt dính virus Covid-19 hệ miễn dịch của người này đối với SARS-CoV-2 trở nên tuyệt vời đến mức, giả sử 3 năm về sau, người này vô tình hít vào lần bốn virus Covid-19, hệ miễn dịch của cơ thể ngay lập tức sản xuất ra các kháng thể, bao vây và tấn công SARS-CoV-2. Không một con virus nào có thể thâm nhập vào bên trong tế  bào của cơ thể, nên không thể sinh sôi, phát triển được. Miễn dịch tự nhiên nhận biết được hoàn hảo, toàn diện các biến thể của SARS-CoV-2 (Alpha, Delta, hay Omicron).

 

Ví dụ 3 (nhiều lần tiêm vắc xin, nhiễm Covid-19 lần đầu): Một người 70 tuổi, khỏe mạnh, không có bệnh nền,  chưa tiêm mũi nào, khi bị nhiễm Covid-19 bị ốm, phải nhập viện điều trị 14 ngày mới khỏi. Tuy nhiên, nếu người ấy đã tiêm một liều vắc xin, khi bị nhiễm Covid-19 lần đầu ở mức phải vào nhập viện, nằm điều trị sau khoảng 7 là khỏi. Nếu người đó đã tiêm đủ hai liều vắc xin, khi bị nhiễm Covid-19 lần đầu, ở mức không cần nhập viện, sau 3 – 4 ngày đau mình, đau đầu, tự nghỉ ngơi chăm sóc tại nhà là khỏi. Con virus chỉ gãi ngứa người đã tiêm hai mũi vắc xin. Nếu người đó đã tiêm mũi ba (tăng cường), khi bị nhiễm Covid-19 lần đầu, sẽ chỉ cảm thấy mệt mỏi nhẹ, hai ngày là hết. Giả sử 9 tháng sau mũi ba, người đó được tiêm mũi bốn. Sau đó người này bị  nhiễm Covid-19 lần đầu, sẽ không thấy xuất hiện triệu chứng gì. Đó là tác dụng bảo vệ của vắc xin. Tùy từng loại vắc xin (Pfizer, Moderna, AstraZeneca, Sputnik V, SinoPharm v.v..) và tùy từng biến thể của SARS-CoV-2 (Alpha, Delta, Omicron) công năng/hiệu quả bảo vệ có thể khác nhau đôi chút.

 

Từ ba ví dụ trên, chúng ta có thể hỏi Bộ Y tế tại sao lại phải bỏ tiền nhập khẩu vắc xin tiêm mũi ba, mũi  bốn cho người đã tiêm hai mũi mà không để con virus Omicron tiêm cho họ? Câu trả lời duy nhất mà chúng ta có thể nhận được từ Bộ Y tế là “Hiệu lực của mũi hai sau vài tháng đã giảm rồi, bắt buộc phải tiêm mũi tăng cường, nếu không tiêm khi  nhiễm Covid-19 là rất nguy hiểm, có thể chết!”. Đó là một câu đe dọa rất vô căn cứ, thường trực, từ trên trời rơi xuống đất làm người dân sợ “nếu không tiêm khi  nhiễm Covid-19 là rất nguy hiểm, có thể chết!”. Đến nay cả Thế giới chưa hề có số liệu thống kê những người đã tiêm hai mũi bị dính Covid-19 là chết, thế mà Bộ Y tế vẫn nói chắc như đinh. Y như Bộ Y tế ăn phải bùa độc của doanh nghiệp kinh doanh vắc xin. Trái ngược, số liệu thống kê và ý kiến của hầu hết các bác sĩ đều phải công nhận “lây nhiễm tự nhiên ở những người trẻ, khỏe hay đã tiêm hai mũi vắc xin là tuyệt vời!”. Vì không phải mất tiền mua, không phải đăng ký, khai báo, không phải xếp hàng chờ tiêm, sau tiêm ngồi chờ 30 phút tiếp nữa  mới nhận được giấy chứng nhận đã tiêm mũi tăng cường ba, hay bốn. Vì “Hộ chiếu vắc xin”  đã bỏ. Vậy giấy chứng nhận tiêm mũi ba này không biết để làm gì, sử dụng vào việc nào? Hóa ra là các doanh nghiệp kinh doanh vắc xin điều hành công tác chống dịch của đất nước, không phải Bộ Y tế điều hành. Càng rối, càng cuống trong chống dịch, báo chí càng khủng bố người dân về số ca nhiễm mới hàng ngày, càng có lợi cho doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị, vật tư y tế.

 

Còn rất nhiều lập luận, Thực tế/Sự thật có thể liệt kê ra để chứng minh Nghị quyết 14 của Chính phủ mua 21,9 triệu liều vắc xin tiêm cho các cháu từ 5 đến dưới 12 tuổi, là không khoa học, không hiệu quả, không có lợi cho đất nước:

 

Không khoa học, không hiệu quả, vì Bộ Y tế đã LẤY NHỮNG HIỆN TƯỢNG CỦA NHÓM NHỎ, SỐ ÍT, CÁ BIỆT ĐỂ ÁP DỤNG CHO ĐÁM ĐÔNG 11 TRIỆU CHÁU. Giả sử, cứ trong 10.000 cháu, có 5 cháu có bệnh nền. Vậy trong 11 triệu cháu chỉ có 5500 cháu có bệnh nền, khi nhiễm Covid-19 dễ bị tăng nặng, biến chứng. Đó là một con số rất nhỏ, cần được tiêm vắc xin.  Còn lại 10.994.500 (gần 11 triệu) cháu khỏe mạnh sẽ vẫn bình thường khi chẳng may nhiễm Covid-19. Vậy tại sao lại phải tiêm vắc xin cho gần 11 triệu cháu khỏe mạnh?  

 

Ngày 18/2, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm “Tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em - Những lưu ý quan trọng” với các bác sĩ lãnh đạo đầu ngành cũng đều sử dụng chung một lập luận “Nếu các cháu không tiêm khi nhiễm Covid-19 dễ tăng nặng, biến chứng, để lại hậu quả khôn lường. Do vậy phải tiêm, cần phải tiêm”.  Nghe xong lập luận ai cũng sợ. Truyền thông, báo chí khắp nơi đã khuyếch đại lập luận này, khiến cả đất nước phải lo sợ. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội cũng phải sợ và đồng ý với những tham mưu của Bộ Y tế.

 

Việc lấy điều chỉ đúng với nhóm nhỏ có 5500 cháu có bệnh nền, đem áp dụng cho gần 11 triệu cháu trẻ khỏe là logic khoa học? Rõ ràng là không rồi. Việc đem một lập luận, suy diễn cảm tính, chủ quan thành một quyết sách áp dụng cho cả nước chắc chắn sẽ là không hiệu quả, không có lợi cho đất nước. Chỉ nhóm cháu có bệnh nền, nếu không được tiêm vắc xin mà bị nhiễm Covid-19 mới nguy hiểm. Gần 11 triệu cháu còn lại, virus SARS-CoV-2 chỉ gãi ngứa các cháu thôi. Vậy tại sao lại phải tiêm cho các cháu?.

 

VnExpress ngày 19/8/2021 đăng bài “Hành trình vượt Covid-19 của gia đình 9 người F0” từ Hà Tĩnh ra  Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 tạị Hà Nội để điều trị. Gia đình này bị nhiễm Covid-19 ngày 13/6/2021. Mức độ bệnh cao nhất ở người lớn tuổi và giảm dần. Các cháu dưới 12 tuổi hầu  như vẫn vui chơi, nô đùa cả ngày. Nhẹ nhất là cháu trai một tuổi mặc dù có bệnh nền (bệnh tim). Nên nhớ là thời kỳ ấy virus Vũ Hán (con Alpha) có “độc lực” mạnh nhất, nguy hiểm nhất vẫn còn đang thịnh hành ở Việt Nam. Trên toàn cầu đối với các cháu không có bệnh nền, bao gồm các cháu mắt xanh da trắng, hay da đen mắt trắng nếu nhiễm Covid-19 vẫn vui chơi, nô đùa cả ngày như các cháu Việt Nam. Vậy tại sao lại tốn tiền mua vắc xin và ép tiêm cho các cháu?

 

Không khoa học, không hiệu quả vì Bộ Y tế tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị quyết 14  VÀO GIAI ĐOẠN MÀ BIẾN THỂ OMICRON ĐANG THỐNG TRỊ Ở TRÊN TOÀN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM. Các nhà khoa học Anh đã đưa ra con số thống kê tỷ lệ gây chết đối với những người dưới 50 tuổi của biến thể Delta giảm 10 lần so với con Alpha (Vũ Hán). Ví dụ, nếu biến thể Alpha gây ra 10.000 ca chết, thì con Delta tạo ra 1.000 ca, giảm 9.000 ca!, vô cùng có ý nghĩa. Đối với SARS-CoV-2, BIẾN THỂ CÓ TỐC ĐỘ LÂY NHIỄM CÀNG NHANH THÌ ĐỘC LỰC CÀNG GIẢM.

 

Cụ thể: Bà bác sĩ Angelique Coetzee, Chủ tịch Hội Y học Nam Phi, là người đầu tiên trên thế giới phát hiện ra biến thể Omicron vào ngày 18/11/2021. Bà lần lượt tiếp nhận và điều trị cho 7  bệnh nhân tại bệnh viện riêng của bà. Tất cả đều có triệu chứng giống nhau, mệt mỏi trong một hay hai ngày, đi kèm đau  người và đau đầu. Đó là những triệu chứng điển hình của cúm virus thông thường. Triệu chứng là rất nhẹ nên bà đều cho họ điều trị tại nhà. Họ không bị mất khứu giác và vị giác như đối với bệnh nhân nhiễm biến thể trước (Alpha, Delta). Họ cũng không bị sụt giảm mức ô xy trong máu. Các bệnh nhân đều dưới 40 tuổi và một nửa trong số họ là chưa được tiêm vắc xin. Các thành viên trong gia đình đều bị nhiễm hết.

 

Đến nay, từ số liệu thống kê và hầu hết các nhà khoa học đều khẳng định “độc lực” của con Omicron giảm rất nhiều so với biến thể Delta. Đó thực sự là một tin vui cho thế giới. Nói thẳng là BIẾN THỂ OMICRON CHỈ GÃI NGỨA GIỚI TRẺ KHỎE thôi. Cần gì phải tiêm vắc xin cho họ, CHỈ CẦN TIÊM VẮC XIN CHO NHỮNG NGƯỜI TRẺ CÓ BỆNH NỀN.

 

Không khoa học, không hiệu quả Bộ Y tế không thể tìm thấy số liệu thống kê của Việt Nam cũng như thế giới chứng minh rằng “trẻ em khỏe mạnh, không có bệnh nền, khi nhiễm Covid-19 phải nhập viện, biến chứng, suy đa tạng, đáng báo động”.

 

Không khoa học, không hiệu quả  vì Bộ Y tế đã không nghiên cứu, không học hỏi những quan điểm cơ bản phòng chống dịch được nêu trong TUYÊN BỐ GREAT BARRINGTON VỀ COVID-19. Cụ thể:

 

Ngay từ ngày 04/10/2020 khi mà Thế giới chưa có vắc xin nào được cấp phép khẩn cấp, các nhà khoa học hàng đầu của Mỹ, Anh đã ký bản Tuyên bố Great Barrington về Covid-19. Đến ngày 11/01/2022 đã có hơn 925.000 nhà khoa học trên toàn thế giới ký ủng hộ. Mở đầu của bản Tuyên bố  có viết:

 

“Là những nhà khoa học y tế cộng đồng và dịch tễ học bệnh lây nhiễm, chúng tôi vô cùng quan ngại đến những tác động hủy hoại sức khỏe và tinh thần của những chính sách chống dịch Covid-19 chủ yếu hiện nay và chúng tôi khuyến nghị cách tiếp cận BẢO VỆ CÓ TRỌNG TÂM”.

 

“Rất may là hiểu biết của chúng ta về virus đang gia tăng. Chúng ta biết rằng tổn thương chết do Covid-19 gây ra đối với người già và người gầy yếu là hơn một ngàn lần cao hơn so với giới trẻ. ĐỐI VỚI TRẺ EM, THỰC SỰ COVID-19 CÒN ÍT NGUY HIỂM HƠN NHIỀU MỐI NGUY KHÁC, BAO GỒM CÚM MÙA…Tất cả những người có rủi ro chết thấp, ngay lập tức phải có cuộc sống trở lại bình thường, đi làm, đi công tác, đi học, đi vui chơi, thể thao, giải trí v.v.. TRẺ EM PHẢI ĐẾN TRƯỜNG NHÌN THẤY MẶT NHAU ĐỂ HỌC”.

 

BẢO VỆ CÓ TRỌNG TÂM là tập trung bảo vệ những người cao tuổi, những người có bệnh nền (bao gồm già, trẻ, con nít). Đó là cách tiếp cận nhân văn, cao cả nhất và cũng là hiệu quả nhất trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

 

Không khoa học, không hiệu quả vì Bộ Y tế Việt Nam đã lãng phí nguồn lực (tài chính và sức người) của đất nước tập trung vào nhiều triệu người trẻ, khỏe; chẳng khác gì ngập lụt đang ở dưới chân nhưng lại ra sức đấm vào không khí. Cụ thể, lôi nhiều triệu người khỏe mạnh cùng lúc ra làm xét nghiệm. Gom hàng chục vạn F1 khỏe mạnh vào các khu cách ly tập trung. Ôm tất cả F0 khỏe mạnh vào bệnh viện chăm sóc. Hệ quả là gây căng thẳng, quá tải bệnh viện. Khi bệnh viện quá tải, một bác sĩ, một y tá phải làm việc bằng ba người, đương nhiên làm gia tăng ca chết vì  Covid-19 và không vì Covid-19 (tim mạch, thận, tiểu đường, ung thư v.v..). Tp. HCM thời cao trào phong tỏa chống dịch, nhiều người lao động trẻ nghèo ở thuê trong các khu cộng đồng dân cư, có ít cơm với rau phải nhường cho con thơ, đói quá kiệt sức, dính Covid-19 là chết, để lại hơn 1.500 cháu nhỏ không cha, không mẹ. Đưa tỷ lệ chết lên đến 5,8% trong khi mức trung bình của cả nước và thế giới khoảng 2%.

 

Không khoa học, không hiệu quả vì khi con virus Vũ Hán đối với trẻ em còn ÍT NGUY HIỂM HƠN NHIỀU MỐI NGUY KHÁC, BAO GỒM CÚM MÙA. Ngày nay biến thể Omicron còn hơn 15 lần ít nguy hiểm hơn virus Vũ Hán, thế mà  Bộ Y tế Việt Nam vẫn quyết định tiêm cho 11 triệu cháu.

 

Không khoa học, không hiệu quả vì ngay khi có vắc xin được cấp phép sử dụng khẩn cấp và sản lượng rất hạn chế, các nước Châu Âu và Bắc Mỹ đã TẬP TRUNG THẦN TỐC TIÊM BẢO VỆ CHO NHỮNG NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI TRẺ CÓ BỆNH NỀN. Trái ngược, Bộ Y tế Việt Nam thời kỳ đầu tập trung tiêm cho lực lượng công an, đội ngũ công nhân. Tại Tp. HCM tiêm xuống đến 18 tuổi. Trong khi Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương thời gian đó nhiều người cao tuổi trong lo sợ ngóng chờ vắc xin để được tiêm mà không có. Theo qui định của Bộ Y tế những người cao tuổi, có bệnh nền phải tiêm tại bệnh viện. Nên xin các cụ, các ông, các bà chờ đến khi bệnh viện giảm tải, đỡ căng.

 

Không khoa học, không hiệu quả vì VIRUS VŨ HÁN ĐỐI VỚI TRẺ EM CÒN ÍT NGUY HIỂM HƠN CÚM MÙA, nên hơn 925.000 nhà khoa học trên thế giới ủng hộ việc TRẺ EM PHẢI ĐẾN TRƯỜNG NHÌN THẤY MẶT NHAU ĐỂ HỌC. Trái ngược, con cháu chúng ta bị giam hãm ở nhà. Gần 7,3 triệu cháu chỉ học online. Trong đó có khoảng 1,5 triệu cháu thuộc 213 quận, huyện không có điều kiện (máy tính hay đường truyền Internet) để học online, thua thiệt, tủi thân với bạn bè (nguồn: Thời báo Tài chính Xuân Nhâm Dần). Trước đây đến trường nhìn thấy mặt nhau để học, kết quả thi thực sự vẫn còn yếu kém. Rõ ràng học online chất lượng còn yếu kém hơn hẳn offline. Bộ Giáo dục và Đào tạo đương nhiên phải hạ chuẩn giáo dục. Tuy nhiên, vì tương lai thịnh vượng của bất cứ một dân tộc nào phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng giáo dục và đào tạo, tôi nghĩ chúng ta đành hi sinh một năm qua và cho các cháu đến trường nhìn thấy mặt nhau, học lại cho cẩn thận.

 

 

Không có khoa học, không hiệu quả, vì trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 Việt Nam đã về sau rất nhiều nước và đã trả giá quá đắt. Đáng lý Việt Nam phải về nhất, thuộc nhóm nước đứng đầu thế giới vì thể chế chính trị của Việt Nam đã tạo cho bộ máy quản lý chống dịch một quyền lực vô biên mà chính quyền tất cả các nước Châu Âu và Bắc Mỹ có nằm mơ cũng không thể có được. So với Việt Nam họ yếu thế ở những điểm sau:

 

Yếu thế thứ nhất là chính quyền Trung ương không có uy lực tuyệt đối với chính quyền địa phương. Chính quyền Trung ương chỉ có thể lệnh điều khiển chính quyền địa phương theo Hiến pháp và Luật, không thể bằng những văn bản dưới luật, cấp bách trong chống dịch.

 

Yếu thế thứ hai là quyền tự do và riêng tư cá nhân được Hiến pháp và người dân luôn coi là tối thượng. Họ không nhất thiết phải khai báo với các cơ quan chức năng đi đâu, làm gì, tiếp xúc và quan hệ với ai, vào lúc nào, điện thoại và địa chỉ nếu như họ không vi phạm pháp luật. Do vậy chính quyền họ bó tay trong việc TRUY VẾT TIẾP XÚC THẦN TỐC, rất hữu ích, rất hiệu quả để ngăn chặn lây lan, giảm thiểu việc phải thực hiện cách ly, phong tỏa toàn đất nước, hay phong tỏa toàn thành phố, hay toàn quận huyện. Ngoài ra khi cần cách ly, phong tỏa một khu vực nhỏ nào đó, thời gian tối đa cũng chỉ cần đến 14 ngày. TRUY VẾT TIẾP XÚC THẦN TỐC được áp dụng trong thời đại công nghệ thông tin phát triển rực rỡ hiện nay thực sự LÀ THANH GƯƠM THẦN TRONG NGĂN CHẶN LÂY LAN DỊCH BỆNH.

 

Yếu thế thứ ba là người dân được quyền tự do biểu tình, phản đối những chính sách, qui định không hợp lý của Chính phủ.

 

Yếu thế thứ tư là chính quyền không thể chọc ngoáy mũi người dân để làm xét nghiệm moi ra F0 ngăn ngừa lây nhiễm, hay bảo tiêm vắc xin là phải tiêm, nếu như người dân không muốn. Ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ, bên cạnh đại dịch Covid-19 còn có ĐẠI DỊCH KỲ THỊ VẮC XIN; biểu tình, phản đối chống vắc xin triền miên cho đến tận ngày nay. Ở Việt Nam, lãnh đạo các địa phương chỉ cần nói ra thôi là người dân đã tuân thủ chấp hành. Nếu chống đối        sẽ bị cưỡng chế. Ví dụ: Lệnh làm xét nghiệm cho 5 triệu dân Tp. HCM, toàn tỉnh Đồng Nai, Bình Dương v.v.. Hay khi đã nhập khẩu về 21,9 triệu liều vắc xin, 11 triệu cháu sẽ sẵn có để tiêm.

 

Yếu thế thứ năm là tỷ lệ người thừa cân, béo phì và già hóa dân số cao so với Việt Nam, khi nhiễm Covid-19 sẽ dễ chuyển nặng.

 

Không khoa học, không hiệu quả vì Chiến lược chống dịch Covid-19 của Việt Nam từ đầu đại dịch cho đến ngày 17/8/2021, được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khi làm việc với Thành uỷ và UBND TP.HCM, khái quát lại bằng công thức 5 điểm dưới đây:

 

  1. Thứ nhất, phải thực hiện giãn cách thật nghiêm.
  2. Thứ hai, phải chú trọng thực hiện an sinh xã hội tại chỗ.
  3. Thứ ba, xét nghiệm sớm là biện pháp then chốt.
  4. Thứ tư, giảm tử vong là ưu tiên hàng đầu.
  5. THỨ NĂM, VẮC XIN LÀ CHIẾN LƯỢC LÂU DÀI.

Chiến lược chống dịch với công thức 5 điểm này đã được Bộ Y tế cụ thể hóa, chi tiết hóa thành Nghị quyết 86/NQ-CP “Về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh covid-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV, được Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành ngày 28/7/2021, đẩy cuộc chiến chống dịch lên cao trào mới; với mục tiêu chấm dứt được dịch vào ngày 02/9/2021. Thủ tướng Phạm Minh Chính chính thức thay thế Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đảm nhiệm vị trí Trưởng ban chỉ đạo chống dịch; để có thể ngay lập tức điều động quân đội, công an hay chi ngân sách Nhà nước cho cuộc chiến chống dịch Covid-19.

 

Không khoa học, không hiệu quả Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây công bố kết quả một cuộc khảo sát cho thấy 60% phụ huynh đồng ý tiêm vaccine cho con 5-11 tuổi, 40% không đồng ý hoặc ý kiến khác. Trái ngược, một cuộc khảo sát trên báo VnExpress (khách quan hơn, trung lập hơn) từ ngày 6/1 đến ngày 15/2, tỷ lệ phụ huynh không đồng ý tiêm cho con chiếm 68%. Tuy nhiên, cho dù ý kiến của người dân có là thế nào chăng nữa, Bộ Y tế vẫn nghĩ được cách để tiêm hết cho 11 triệu cháu với gần 21,9 triệu liều vắc xin Pfizer sắp nhập về. Ví dụ, Bộ có thể đưa ra qui định “không được đến trường học nếu chưa được tiêm vắc xin”, hay “Nếu chưa tiêm vắc xin thì hàng tuần phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính mới được vào học” v.v..

 

Nhiều triệu bộ kít xét nghiệm của công ty Việt Á nhập khẩu về nhanh chóng được tiêu thụ hết khi chính quyền các địa phương đưa ra đủ những qui định, yêu cầu đòi hỏi người dân phải trình kết quả xét nghiệm âm tính. Vô cùng tốn kém cho nhiều triệu người dân.

 

Không khoa học, không hiệu quả những cha đẻ, mẹ đẻ ra công nghệ sản xuất vắc xin chống Covid-19 trên thế giới đều coi việc tiêm vắc xin là TỰ NGUYỆN, KHÔNG ÉP BUỘC. Trái  ngược, ở Việt Nam Bộ Y tế sẽ tìm mọi cách để tiêm cho hết. Ngày 13/02/2022 Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu “tiêm đủ vắc xin cho cả người từ chối tiêm”.

 

Không khoa học, không hiệu quả Bộ Y tế đã phớt lờ, bỏ qua những con số thống kê của Israel về dịch Covid-19 tính đến ngày 15/7/2021, được đăng rộng rãi trên nhiều báo chí. Tôi xin tóm tắt như dưới đây:

 

Đất nước Israel đến năm 2020 có khoảng 9,3 triệu dân. Đã có 0,84 triệu người bị nhiễm Covid-19 và khỏi. Đến ngày 30/4/2021 khoảng 5,2 triệu người đã được tiêm đủ 2 liều vắc xin, bao gồm hầu hết người lớn tuổi và người trẻ có bệnh nền. Như vậy cả đất nước có 6,04 triệu người đã có kháng thể chống Covid-19, đạt 65% dân số.

 

Ngày 30/4/2021 Israel là đất nước đầu tiên trên thế giới tuyên bố kiểm soát được đại dịch, bãi bỏ qui định bắt buộc phải đeo khẩu trang nơi công cộng. Cả đất nước như chim sổ lồng, vất bỏ khẩu trang, hân hoan vui mừng, hội họp, tham gia những lễ hội đình đám. 35% dân số còn lại (gần 3 triệu), chủ yếu là những thanh niên, trẻ em, con nít là những người chưa muốn tiêm vì họ hiểu rằng virus Delta chỉ gãi ngứa họ thôi. Covid-19 chỉ nguy hiểm đối với người cao tuổi, người trẻ có bệnh nền. Đến ngày 15/7/2021 trong số  gần 5,2 triệu người đã được tiêm vắc xin, có hơn 3.000 ca nhiễm phải nhập viện, chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ là 0,0578%. Trong số gần 0,84 triệu người có miễn dịch tự nhiên, chỉ có 72 người bị tái nhiễm phải nhập viện, chiếm tỷ lệ vô cùng, vô cùng nhỏ là 0,0086%. Nếu so sánh hai tỷ lệ này giữa miễn dịch tự nhiên và nhân tạo thì MIỄN DỊCH TỰ NHIÊN CÓ CÔNG NĂNG BẢO VỆ MẠNH MẼ HƠN MIỄN DỊCH NHÂN TẠO GẤP 6,7 LẦN (= 0,0578/0,0086). Lớn lắm!. Ngoài ra, hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng thời gian bảo vệ của miễn dịch tự nhiên nói chung thường dài hơn miễn dịch nhân tạo. Tuyệt vời!

 

Điều này là đương nhiên, dễ hiểu về mặt khoa học: Vì khi con virus thật, nguyên con còn “sống” xâm nhập vào cơ thể con người, hệ miễn dịch của con người sẽ tương tác với nó, nhận biết, ghi nhớ đầy đủ và chính xác các bộ phận, hợp phần của con virus thật. Khi vắc xin (virus giả) được tiêm vào cơ thể; trường hợp đối với vắc xin sản xuất bằng công nghệ mRNA (vắc xin Pfizer, Moderna), hệ miễn dịch của cơ thể sẽ chỉ ghi nhớ các protein gai “giả” của virus mà thôi. Trường hợp đối với các vắc xin còn lại (AstraZeneca, Sputnik, Sinopharm v.v..) được sản xuất theo công nghệ truyền thống là sản xuất công nghiệp một lượng lớn virus thật, sau đó xử lý làm bất hoạt virus (làm chết), pha chế thành vắc xin tiêm vào người. Trường hợp này hệ miễn dịch của cơ thể cũng chỉ ghi nhớ và tạo kháng thể đối với con virus bất hoạt, bị làm chết mà thôi. Vì vậy, công năng và thời gian bảo vệ của miễn dịch tự nhiên là cao hơn và dài hơn miễn dịch nhân tạo.

 

Có thể nói không ngoa rằng “đối với những người trẻ khỏe nếu nhiễm biến thể Omicron rõ ràng là tốt hơn liều vắc xin Pfizer”. Đương nhiên chúng ta cũng phải hiểu là đối với những người cao tuổi và người trẻ có bệnh nền chưa tiêm vắc xin, nếu bị nhiễm Alpha, Delta hay Omicron đều nguy hiểm, rủi ro tăng nặng. Mức độ nguy hiểm giảm dần theo thứ tự Alpha, Delta và Omicron. Do vậy, đối với nhóm người này không khuyến khích đạt miễn dịch tự nhiên. Nhóm người này cần được bảo vệ thông qua tiêm vắc xin để có miễn dịch nhân tạo.

 

Không khoa học, không hiệu quả Bộ Y tế đã sử dụng vắc xin Covid-19 không đúng nơi, không đúng chỗ cần thiết: Có thể nói Vương quốc Anh là đất nước có điều kiện đầu tiên, sớm nhất tiêm chủng đủ hai mũi bảo vệ đến 90% nhóm người có rủi ro chết cao (cao tuổi, người trẻ có bệnh nền). Ngày 15/7/2021, Anh là nước đầu tiên ở Châu Âu tuyên bố đã kiểm soát được dịch. Những  qui định liên quan đến chống dịch được bãi bỏ, bất chấp một thực tế là số ca nhiễm mới hàng ngày của Vương quốc Anh đang là cao nhất Châu Âu.  Từ ngày 15/7 đến 31/7, đều đặn bình quân mỗi ngày có 126.000 ca nhiễm mới. Việt Nam với khoảng 6.900 ca/ngày mà cả đất nước nín thở, “nhà nào ở yên nhà đó”, nhu cầu đi chợ mua thực phẩm được quân đội giúp đỡ.

 

Do có điều kiện về vắc xin nên đầu tháng 8/2021 Chính phủ Anh có ý định tiêm tăng cường mũi 3 cho nhóm người cao tuổi và trẻ có bệnh nền. Ý định này đã bị giáo sư Andrew Pollard - người đứng đầu nhóm Oxford Vaccine Group chuyên nghiên cứu vaccine AstraZeneca và là Chủ tịch Ủy ban hỗn hợp về tiêm chủng (JCVI) của Anh phản đối. Ngày 10/8 tại cuộc họp điều trần của Ủy ban thuộc Hạ viện Anh, trong bối cảnh thế giới còn rất nhiều nơi, nhiều triệu người cao tuổi chưa được một mũi tiêm nào, giáo sư đã nói Những liều vắc xin cần đến những nơi mà chúng có tác dụng lớn nhất. Đó là những phần còn lại của thế giới chưa có vắc xin”.

 

Qua đó ta thấy Bộ Y tế Việt Nam đã tham mưu cho Chính phủ tiêm không đúng nơi, không đúng chỗ; tiêm cho gần 11 triệu cháu khỏe mạnh. Hơn thế nữa lại vào thời kỳ thịnh hành của biến thể Omicron (nhiều lần ít nguy hiểm hơn cúm mùa), CHỈ GÃI NGỨA CÁC CHÁU. Không có chính quyền địa phương nào trong chống bão lại đầu tư rất nhiều nguồn lực bảo vệ cả những ngôi nhà bê tông cốt thép kiên cố vững chắc. Thực sự là một sự lãng phí lớn vắc xin.

 

Không khoa học, không hiệu quả hiện nay những số liệu thống kê mới nhất cho thấy hiệu quả bảo vệ của vắc xin Covid-19 (công nghệ truyền thống, hay công nghệ mới mRNA) đều giảm mạnh sau khoảng 6 tháng sau tiêm. Như vậy, có khả năng ở những người đã tiêm vắc xin, định kỳ 9 tháng hay 1 năm phải tiêm lại một lần. Đồng nghĩa với việc 11 triệu cháu thuộc Nghị quyết 14 của Chính phủ, hàng năm phải tiêm nhắc lại vắc xin. Điều này các doanh nghiệp kinh doanh vắc xin luôn ủng hộ. Thời điểm hiện nay, hầu hết các nước Châu Âu và Bắc Mỹ đã xác định dịch Covid-19 là CÚM MÙA. Vì vậy việc tiêm vắc xin là thừa, lãng phí, không hiệu quả.

 

Không khoa học, không hiệu quả Bộ Y tế không hiểu thấu đáo về thời gian, hoàn cảnh khi WHO đưa ra khuyến cáo tiêm vắc xin Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và chủ trương của một số nước tiêm vắc xin cho trẻ em:

 

Nếu tiêm vắc xin cho trẻ em khỏe mạnh là cần thiết, quan trọng để bảo vệ tính mạng của các cháu vậy tại sao WHO lại chỉ khuyến cáo tiêm vắc xin Pfizer? Nếu vắc xin là cấp thiết thì đó là một KHUYẾN CÁO CHÍNH TRỊ HÓA, PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI VẮC XIN, không có lợi cho công tác chống dịch. Xét ở góc độ cấp thiết và hữu ích trong ngăn ngừa, giảm thiểu các ca nhập viện, trở nặng và tử vong thì các loại vắc xin khác (Moderna, Astra Zeneca, Sputnik, SinoPharm hay Sinovac v.v..) đều là cần thiết. Nếu tính mạng của một đến hai tỷ cháu từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trên toàn cầu đang phụ thuộc vào vắc xin thì việc WHO khuyến cáo chỉ cho vắc xin Pfizer là rất không nên.

 

WHO đã đưa ra khuyến cáo này ở thời điểm chưa xuất hiện biến thể Omicron. Biến thể Delta chủ yếu thống trị và lan tỏa toàn cầu. Hiện nay tình hình dịch đã đảo  ngược, con virus Omicron chủ yếu thống trị. Đối với trẻ em càng ít nguy hại hơn so với biến thể Delta. Đồng thời rất nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy công năng bảo vệ của vắc xin suy giảm mạnh mẽ sau 9 tháng sau tiêm đầy đủ 2 mũi.

 

WHO đưa ra khuyến cáo tiêm vắc xin cho trẻ em theo kiểu “khuyến cáo là khuyến cáo”. Còn để tùy Bộ Y tế các nước cân nhắc, quyết định. Các nước cần xem xét cụ thể hơn là tiêm cho tất cả các cháu trong độ tuổi hay chỉ tiêm cho nhóm cháu có nguy cơ cao, có bệnh nền. Các nước Vương quốc Anh, Na Uy, Thủy Điển v.v.. là những nước chỉ tiêm vắc xin cho các cháu có bệnh nền. Việt Nam là nước sẽ tiêm cho tất cả các cháu trong độ tuổi, 11 triệu cháu.

 

Thời kỳ đầu đại dịch, ngày 30/01/2020 khi Tuần báo Y học New England (NEJM) đưa tin 4 người Đức bị nhiễm nCoV sau khi họp với một nữ doanh nhân Trung Quốc từ Thượng Hải sang Đức công tác. Bà này tiếp xúc với họ ngày 20-21/1/2020. WHO phản đối vì cho rằng việc lây nhiễm khi không triệu chứng là "cực kỳ hiếm". Tuy nhiên sau đó WHO phải điều chỉnh lại quan điểm trước thực tế sau: Tính đến cuối tháng 2/2020, Trung Quốc có đến 43.000 người dương tính với Covid-19 nhưng không hề có triệu chứng, họ chỉ được cách ly, theo dõi và không điều trị. Từ ngày 07/2 Chính phủ Trung Quốc không coi họ là bệnh nhân và chỉ công bố số liệu những ca dương tính có xuất hiện triệu chứng. Tỷ lệ người Nhật dương tính với Covid-19 nhưng hoàn toàn khỏe mạnh, không triệu chứng được sơ tán khỏi Vũ Hán là khoảng 38%. Du thuyền Diamond Princess, bị cách ly nhiều tuần ở cảng Yokohama Nhật Bản, trong số 712 hành khách và thành viên thủy thủ đoàn dương tính với nCoV có 334 người không triệu chứng (47%). Một báo cáo của Liên minh châu Âu (EU) ước tính tỷ lệ các ca nhiễm nCoV không triệu chứng ở Italy thời kỳ đầu đại dịch là 44%. Rõ ràng là vô vàn người khỏe mạnh, không triệu chứng là nguồn reo rắc mầm bệnh đi khắp nơi. Họ toàn là những người thân trong gia đình reo rắc mầm bệnh cho nhau. “Tiêu diệt” ai bây giờ để chấm dứt mầm bệnh? Từ những thông tin này, nếu chịu khó suy tư bạn sẽ đi đến kết luận khoa học là “Phải chung sống lâu dài với Covid-19”, do vậy cách chống dịch phải thay đổi.

 

WHO đưa ra khuyến cáo khoảng cách vật lý an toàn khi tiếp xúc với F0 là trên 2m. Vì WHO cho rằng lây nhiễm Covid-19 chủ yếu qua các giọt bắn (droplets) từ người bệnh văng ra. Trái ngược, tháng 9/2020, nhà khoa học Mỹ, Kevin P Fennelly đã chứng minh rằng lây nhiễm chủ yếu qua các hạt khí dung (aerosols) có thể đi xa đến 7 – 8m. Nếu ở trong phòng kín chúng là những hạt khí dung gây bệnh lơ lửng lâu dài. (Nguồn: Particle sizes of infectious aerosols: implications for infection control, Thelancet.com/respiratory Vol. 8, September 2020, p. 914 – 924). Nếu lây nhiễm thực sự chỉ qua giọt bắn thì con số nhiễm Covid-19 toàn cầu cho đến nay, ngày 20/02/2022, là rất nhỏ so với hơn 420 triệu ca và tử vong là gần 5,9 triệu.

 

Không khoa học, không hiệu quả vì Bộ Y tế Việt Nam không nghiên cứu kỹ tại sao Vương Quốc Anh, Na Uy, Thụy Điển chỉ tiêm cho các cháu có bệnh nền thôi. Trái ngược, Việt Nam tiêm tất 100% các cháu trong độ tuổi. Tại sao có sự khác nhau đó?

 

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã nói: “Đến nay, đã có 37 quốc gia có kế hoạch hoặc đã triển khai tiêm cho nhóm tuổi 5 đến dưới 12, có quốc gia tiêm toàn bộ trẻ trong độ tuổi, có quốc gia tiêm cho nhóm trẻ nguy cơ cao”.

 

Tôi biết là Mỹ có kế hoạch tiêm cho nhóm tuổi này vào thời điểm từ tháng 6/2021. Có lẽ hầu hết các quốc gia xây dựng kế hoạch này trong bối cảnh chưa xuất hiện biến thể Omicron. Đến nay tôi tin là nhiều quốc gia sẽ điều chỉnh lại theo hướng  chỉ tiêm cho các cháu có bệnh nền.

 

Khác biệt lớn nhất giữa Việt Nam với các nước này là chính quyền họ chỉ khuyến cáo, không ép buộc. Trái ngược ở Việt Nam tại văn bản sẽ là tuyên bố tiêm vắc xin cho các cháu là cần thiết và kêu gọi, động viên. Nhưng trong quá trình thực hiện cụ thể sẽ gần như ép buộc và người dân theo truyền thống là ngoan ngoãn chấp hành.

 

Không khoa học, không hiệu quả vì Bộ Y tế Việt Nam đã tảng lờ khác biệt vô cùng lớn, khác biệt cơ bản giữa tác động của virus SARS-CoV-2 đối với trẻ em so với các con virus gây sốt rét, thủy đậu, uốn ván, bại liệt, ho gà, thương hàn v.v.. Đó là virus SARS-CoV-2 chỉ gãi ngứa 99,9% trẻ em thôi; 0,1% là gây tăng nặng gì đó. Trái ngược, các loài virus còn lại nếu 100 em chẳng may bị nhiễm thì 80 – 99% các em bị tác động nặng. Do vậy mới cần phải tiêm vắc xin sốt rét, thủy đậu, uốn ván v.v.. cho 100% các cháu.

 

Khác biệt vô cùng lớn nữa và rõ như ban ngày là vắc xin chống những loại bệnh này có tác dụng rất lâu dài, nhiều năm, chỉ cần tiêm một lần vào đầu đời. Trái ngược vắc xin chống Covid-19 ở các cháu có tác dụng, hiệu quả khoảng một năm thôi. Sau đó phải tiêm nhắc lại. Vì ở người lớn, đã có nơi tiêm vắc xin chống Covid-19 mũi ba, mũi bốn.

 

Không khoa học, không hiệu quả vì Bộ Y tế Việt Nam bị làm việc dưới sức ép quá lớn của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực trang thiết bị y tế, dược phẩm, vắc xin. Cụ thể một là công ty Việt Á đã thành công trong việc gây một sức ép vô cùng lớn lên ngành y tế từ Trung ương xuống địa phương, lan cả sang Bộ  Khoa học và Công nghệ. Cụ thể hai là Lãnh đạo Bộ Y tế đã ban hành công văn số 5944/BYT-YDCT ngày 24/7/2021, được báo Tuổi trẻ online đăng ngày 25/7/2021 coi là “chỉ định thầu” 26 sản phẩm y học cổ truyền hỗ trợ điều trị Covid-19 của 5 đơn vị sản xuất (Công ty cổ phần Sao Thái Dương, Bệnh viện YHCT Tp. HCM v.v..)  trong khi sản phẩm tương tự trên thị trường rất nhiều. Đáng chú ý là có một sản phẩm trước đó 5 ngày, giá bán đã được điều chỉnh từ khoảng 100.000 – 250.000 đồng/hộp lên 1 triệu đồng/hộp.

 

Không khoa học, không hiệu quả vì Bộ Y tế Việt Nam không còn người để theo dõi những tin sau đây ở nước Anh:

 

Cụ thể sau tiêm chủng, từ 1/5 – 24/12/2021, đã có 402 ca tử vong vì nhiều nguyên nhân khác nhau ở nam thiếu niên 15 – 19 tuổi tại Anh, nhiều hơn 65 ca, khoảng 19,3% so với con số trung bình 5 năm trước đó. Cơ quan Thống kê Quốc gia Anh (ONS) đã thừa nhận tại Tòa án Tối cao về số thống kê đó. Hơn thế nữa, Cơ quan Thống kê cũng cho biết, con số 402 ca tử vong chỉ chiếm khoảng 62% số ca tử vong thực sự trong cùng thời điểm, do chậm trễ trong điều tra nguyên nhân tử vong. Ngày 10/2/2022, 84 bác sĩ, chuyên gia y tế, và khoa học gia đã ký tên vào thư công khai gửi đến Giáo sư Chris Whitty — Giám đốc Y tế của nước Anh, và Sajid Javid — Bộ trưởng Y tế Anh. Họ yêu cầu “có một cuộc điều tra khẩn cấp và ngay lập tức, để xác định xem liệu vaccine COVID-19 có phải là nguyên nhân gây ra số lượng lớn những ca tử vong… ở trẻ em trai và nam thiếu niên".

 

Ngoài ra họ cho rằng hiệu quả của vaccine Pfizer đối với Omicron đã giảm đến mức độ: Tỉ lệ nhiễm virus trong những người đã tiêm chủng còn cao hơn những người chưa tiêm chủng, đã có miễn dịch tự nhiên.  Ngoài ra, biến thể Omicron gây triệu chứng nhẹ hơn rất nhiều so với các biển thể Alpha và Delta trước đó. Do vậy, nguy cơ đối với trẻ em là cực thấp. Vì thế bất cứ lợi ích tiềm tàng nào từ việc tiêm chủng cũng gần như bằng 0.

 

Hơn nữa, ước tính khoảng 80% trẻ em tại Anh đã có miễn dịch tự nhiên thông qua lây nhiễm tự nhiên. Do vậy, quyết định tiêm chủng cho trẻ em từ 12 – 15 tuổi của Chính phủ là không phù hợp vì đã không xem xét đúng mức đến miễn dịch tự nhiên và có ưu điểm vượt trội hơn miễn dịch nhân tạo (tiêm vắc xin).

 

Không khoa học, không hiệu quả vì Bộ Y tế Việt Nam không còn người để theo dõi những tin sau đây ở Mỹ: Giống nước Anh, tại nước Mỹ tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở những người đã tiêm chủng cao hơn người chưa tiêm chủng, ở mức đáng lo ngại (chi tiết xin xem tại website VAERS.hhs.gov (Vaccine Adverse Event Reporting Systems).

 

Ở Hồng Kông, tỉ lệ viêm cơ tim sau tiêm chủng là 1/ 2.680 nam thiếu niên, quá lớn! Hồng Kông đã ngừng tiêm mũi hai cho thiếu niên.

 

Không khoa học, không hiệu quả, vì Bộ Y tế đã không thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính “Chống dịch phải đạt mục tiêu kép”, đã chống dịch bằng mọi giá. Thực tế là kết quả chống dịch thua kém bạn bè, nền kinh tế đất nước đã bị gẫy gục, cụ thể:

 

 

2018

2019

2020

2021

Tăng trưởng GDP (%)

7,08

7,02

2,91

2,58

 

Năm 2021 tổng chi chống dịch Covid-19 là 74.000 tỷ đồng. Trong đó chi 45.100 tỷ đồng cho vật tư, máy móc, thiết bị, hóa phẩm, thuốc (chủ yếu nhập khẩu). 28.900 tỷ đồng hỗ trợ cho 13 triệu người lao động nghèo. Gói giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chiếm 119.400 tỷ đồng, bao gồm a) gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất là 96.900 tỷ đồng và b) miễn, giảm thuế, phí, lệ phí là 22.500 tỷ đồng (Nguồn: Thời báo Tài chính Xuân Nhâm Dần 2022)./.

 

Những chi tiết khoa học nữa xin mời các bạn đọc thêm tại đây:

 

CHIẾN LƯỢC CHỐNG DỊCH COVID-19 Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÀ KÉM KHOA HỌC, KHÔNG HIỆU QUẢ, TRẢ GIÁ QUÁ ĐẮT.

 

HIẾN KẾ CHỐNG DỊCH ĐẠT MỤC TIÊU KÉP SAU 4 THÁNG THỰC HIỆN”.

 

NĂM PHÁT HIỆN KHOA HỌC MỚI VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA THẾ GIỚI GIÚP BỘ Y TẾ CHỐNG DỊCH HIỆU QUẢ

 

Thưa quí bạn đọc,

Nếu bạn ủng hộ việc chỉ tiêm vắc xin cho nhóm trẻ có bệnh nền, mong các bạn hãy chia sẻ rộng rãi hơn bài viết này, để gần 11 triệu cháu khỏe mạnh còn lại có thể thoát được nguy cơ bị đem ra tiêm 2  mũi vắc xin và các liều tăng cường vào những năm tiếp theo, có nguy cơ cao bị viêm cơ tim và màng ngoài tim, như ở Anh, Mỹ và Hồng Kong v.v.. Để bố mẹ các cháu có đầy đủ thông tin hơn.

Trân trọng cám ơn

Nguyễn Đức Thắng, Hà Nội, ngày 24/02/2022.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÊN NHÌN XA HƠN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÊN NHÌN XA HƠN
DONALD TRUMP LÀ HIỆN TƯỢNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ TRÊN THẾ GIỚI
DONALD TRUMP LÀ HIỆN TƯỢNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ TRÊN THẾ GIỚI
Phần 3: KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC
VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC, ĐANG CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC
Phần 2:VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC
VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC, ĐANG CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC
Phần 1: KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC
VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC, ĐANG RẤT CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC