Y TẾ - SỨC KHỎE >MỸ, CHÂU ÂU VÀ WHO CẦN XEM LẠI KẾT LUẬN VỀ KHẢ NĂNG LÂY NHIỄM COVID-19
Ngày đăng: 23-03-2020 - 16:49:57

MỸ, CHÂU ÂU VÀ WHO CẦN XEM LẠI KẾT LUẬN VỀ KHẢ NĂNG LÂY NHIỄM COVID-19 TRƯỚC NHỮNG CHỨNG CỨ MỚI CỦA TRUNG QUỐC

 

Quan điểm của Mỹ - Châu Âu – WHO là người nhiễm Covid-19 (dương tính), trong thời gian ủ bệnh, “khỏe mạnh giả tạo”, chưa xuất hiện triệu chứng, KHÔNG có khả năng phát tán, lan truyền Covid-19 cho người khác. Ngược lại, quan điểm của Trung Quốc là CÓ.

 

Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng ta cần quay trở lại thông tin ở Tuần báo Y học New England (NEJM) ngày 30/1 đưa tin 4 người Đức bị nhiễm nCoV sau khi họp với một nữ doanh nhân Trung Quốc từ Thượng Hải sang Đức công tác. Bà này tiếp xúc với họ ngày 20-21/1, sau đó họ bị ốm.

 

WHO cho rằng lây nhiễm khi không triệu chứng là "cực kỳ hiếm". Cơ quan Y tế Công cộng Thụy Điển (PHAS) phản ứng gay gắt bài viết, cho rằng nó chứa những lỗi sai nghiêm trọng. "Nói rằng nCoV có thể lây nhiễm trong thời gian ủ bệnh là thiếu cơ sở khoa học". Giám đốc Viện Dị ứng và Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ Anthony Fauci nói "nhiều người tin rằng virus có thể truyền từ người sang người dù không có triệu chứng. Và thế là họ tin chắc như vậy sau khi đọc bài báo trên NEJM". Chuyên gia dịch tễ học March Lipsitch của Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan nói “Các tác giả của bài báo đã hành động không đúng, song thừa nhận trong trường hợp khẩn cấp, nhóm tác giả cố gắng tìm hiểu bản chất của sự cố nhanh nhất và họ không cố tình bất cẩn". Viện Rober Koch (RKI) của chính phủ Đức, phụ trách y tế công cộng, gửi thư cho NEJM để làm rõ thông tin. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng được RKI thông báo "Các tác giả bài báo trên NEJM chưa nói chuyện với người phụ nữ Trung Quốc, họ chỉ lấy thông tin từ các bệnh nhân người Đức kể lại" (Nguồn VnExpress ngày Thứ 6, 7/2/2020).

 

Một trong các tác giả của bài báo là Michael Hoelscher cho biết bốn người Đức kể lại rằng người phụ nữ Trung Quốc "không có triệu chứng bệnh". Tác giả thứ hai là chuyên gia virus Christian Drosten thuộc Bệnh viện Đại học Charité ở Berlin, nói cảm thấy "tồi tệ" khi vội vã đưa tin trên NEJM, nhưng không nghĩ rằng họ có lỗi, vì họ phải nhanh chóng cung cấp thông tin trong khi chưa thể liên lạc với nữ doanh nhân Trung Quốc.

 

Sau đó, các chuyên gia thuộc RKI và Cơ quan An toàn Thực phẩm bang Bavaria của Đức đã phải gọi điện cho nữ doanh nhân Trung Quốc và bà cho biết có bị ốm khi ở Đức. "Bà ấy có các triệu chứng mệt mỏi cùng đau nhức cơ thể nên uống paracetamol để hạ sốt và tiếp tục làm việc".

 

Đó là những quan điểm kết luận. Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ - Châu Âu – WHO không đưa ra những phân tích, giải thích khoa học tại sao thời gian ủ bệnh, chưa xuất hiện triệu chứng, người nhiễm Covid-19 KHÔNG thể làm lây lan, phát tán bệnh sang cho người khác.

 

Theo VnExpress cập nhật đến 8g30 ngày 23/3/2020 tổng số người nhiễm Covid-19 toàn Thế giới là 336.838. Trong đó, Trung Quốc: 81.054, Ý: 59.138, Mỹ: 33.546, Tây Ban Nha: 28.603 và Đức 24.873. Tổng số tử vong 14.616, tỷ lệ là 4.3%.

 

Ở quan điểm trái ngược, các nhà khoa học Trung Quốc cho là CÓ, dựa trên những số liệu sau: Tính đến cuối tháng 2, Trung Quốc có đến 43.000 người dương tính với Covid-19 nhưng không hề có triệu chứng, họ chỉ được cách ly, theo dõi và không điều trị. Ngoài ra còn khoảng 80.000 dương tính có triệu chứng, được điều trị tại các bệnh viện. Từ ngày 07/2 Chính phủ Trung Quốc chỉ công bố số liệu những ca dương tính có xuất hiện triệu chứng. Họ không thể chấp nhận coi những người dương tính với Covid-19, hoàn toàn khỏe mạnh là bệnh nhân. Số liệu 43.000 người xét nghiệm dương tính với Covid-19 nhưng không xuất hiện triệu chứng là con số rất nghiệt ngã đối với các nhà khoa học Mỹ - Châu Âu – WHO để họ phải xem xét lại quan điểm của mình. Tạm gọi đó là những mầm bệnh thầm lặng, nhưng rất đông. Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng không thể nói là họ KHÔNG phát tán, lây lan mầm bệnh trong cộng đồng.

 

Mỹ - Châu Âu – WHO coi mỗi một kết quả xét nghiệm dương tính là một ca nhiễm Covid-19. Trung Quốc coi ca nhiễm Covid-19 chỉ khi xét nghiệm dương tính cộng với điều kiện có triệu chứng. Như vậy việc so sánh số liệu thống kê ở trên giữa Trung Quốc với các nước khác trên Thế giới là khập khiễng. Số ca thực nhiễm Covid-19 của Trung Quốc phải là 80.000 + 43.000 = 123.000 ca nhiễm. Như vậy, hoặc là WHO và Trung Quốc cần phải thống nhất với nhau về cách tính và công bố số liệu để cho nhân dân toàn Thế giới dễ so sánh. Hoặc là bạn đọc phải tự hiểu lấy cách tính khác nhau của Trung Quốc và các quốc gia còn lại.

 

Mỹ, Anh, Đức, Pháp giầu có như vậy nhưng cũng chỉ làm xét nghiệm đối với những người có xuất hiện triệu chứng. Chỉ làm xét nghiệm đối với những người không có triệu chứng là các bác sĩ, y tá, nhân viên bị phơi nhiễm dài ngày do chăm sóc bệnh nhân.

 

Trung Quốc và Hàn Quốc tiến hành xét nghiệm bất cứ ai tiếp xúc gần với bệnh nhân, bất kể người đó có triệu chứng hay không. Đặc khu Hong Kong thậm chí còn xét nghiệm cho mọi hành khách đến sân bay, dù họ không có triệu chứng. Hàn Quốc, nơi đã xét nghiệm cho gần 300.000 người tiếp xúc gần với các ca nhiễm tính đến 18/3, cho biết hơn 20% các ca nhiễm không triệu chứng cho đến khi họ xuất viện.

 

Hiroshi Nishiura, nhà dịch tễ học tại Đại học Hokkaido, trong thư gửi Tạp chí quốc tế về các bệnh truyền nhiễm hồi tháng 2 cho biết tỷ lệ bệnh nhân Nhật không triệu chứng được sơ tán khỏi Vũ Hán là khoảng 38%. Theo dữ liệu thu được từ du thuyền Diamond Princess, bị cách ly nhiều tuần ở cảng Yokohama Nhật Bản, trong số 712 hành khách và thành viên thủy thủ đoàn dương tính với nCoV  có 334 người không triệu chứng (47%). Một báo cáo của Liên minh châu Âu (EU) ước tính tỷ lệ các ca nhiễm nCoV không triệu chứng ở Italy là 44% (Nguồn VnExpress ngày 23/3/2020).

 

Từ những số liệu trên có thể đưa ra kết luận là nếu có điều kiện làm xét nghiệm phổ cập, rộng rãi trong toàn dân, sẽ phát hiện ra nhiều người hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng dương tính với Covid-19 là rất đông, hoàn toàn có khả năng gây lây nhiễm thầm lặng trong cộng đồng. Tất nhiên, trong những ngày dương tính, cơ thể “tự động” sản xuất ra kháng thể để tiêu diệt Covid-19, thời gian khoảng từ 5 – 10 ngày, sau đó nếu xét nghiệm sẽ là âm tính với Covid-19 và người này coi như đã được tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19.

 

Theo PGS. TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, Tổng chỉ huy đơn vị nuôi cấy, phân lập thành công chủng virus Corona: “Trong quá trình nghiên cứu các loại virus, tôi vẫn nói với các đồng nghiệp của mình rằng con người cứ cho mình là loài tinh khôn, thống trị thế giới nhưng thật ra virus nó thông minh hơn mình nhiều lắm” (Nguồn: https://soha.vn/tin-vui-dac-biet-tu-viet-nam-va-bi-mat-can-phong-dang-so-nuoi-cay-virus-corona)

 

Vì con Covid-19 thông minh nên con người cũng phải thông minh, thay đổi cách tiếp cận cách ly, phong tỏa để quản lý được nó một cách hiệu quả.

 

Trân trọng cám ơn bạn đọc

Nguyễn Đức Thắng, Hà Nội ngày 23/3/2020

Phần 3: KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC
VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC, ĐANG CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC
Phần 2:VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC
VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC, ĐANG CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC
Phần 1: KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC
VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC, ĐANG RẤT CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC