CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ >LÝ DO TỔNG THANH TRA TÌNH BÁO MỸ BỊ CÁCH CHỨC
Ngày đăng: 22-07-2023 - 22:26:35

LÝ DO TỔNG THANH TRA TÌNH BÁO MỸ BỊ CÁCH CHỨC

 

 

Tối muộn Thứ 6 (03/4/2020), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Quốc hội (trong thư gửi cho hai Ủy ban Tình báo của Thượng viện và Hạ viện) là đã sa thải ông Michael Atkinson, Tổng Thanh tra Tình báo, vì mất lòng tin vào con người này.

 

Ông Michael Atkinson, sinh năm 1964, chuyên ngành Luật, nhận chức ngày 17/5/2018  (sau khi được Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cử và Thượng viện phê chuẩn).  Cuối tháng 8/2019, ông đã “châm ngòi” cho cuộc chiến “luận tội Tổng thống Donald Trump” lạm dụng quyền lực, gây sức ép với chính quyền Ukraina để điều tra những hoạt động phi pháp của cha con ông Joe Biden, Phó Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ Tổng thống Obama, đối thủ nặng ký của ông trong đợt tranh cử Tổng thống vào năm 2021.

 

Tính từ mùa hè năm ngoái đến nay, ông Atkinson là quan chức thứ 7 của ngành Tình báo bị Tổng thống Donald Trump sa thải hoặc chuyển công tác khác. Trong đó có Gordon Sondland, Đại sứ Mỹ tại Liên minh châu Âu (EU); Alexander Vindman, giám đốc các vấn đề châu Âu tại Hội đồng An ninh Quốc gia; Marie Yovanovich, cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine.

 

Quyết định sa thải Atkinson của Trump lập tức vấp phải chỉ trích của các thành viên đảng Dân chủ. Chủ tịch tình báo Hạ viện Mỹ Adam Schiff cho rằng quyết định của Trump "là nỗ lực trắng trợn nhằm tước đoạt sự độc lập của cộng đồng tình báo Mỹ và trả thù những kẻ dám vạch trần sai trái của Tổng thống". Thượng nghị sĩ Mark Warner, phó chủ tịch Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ cũng đồng quan điểm, cho rằng đây là hành động "phá hoại sự toàn vẹn của cộng đồng tình báo bằng cách sa thải một quan chức tình báo làm đúng công việc của mình". Ông Michael Horowitz, Chánh Thanh tra thuộc Bộ Tư pháp, cho rằng ông Atkinson đã làm việc “gắn kết, chuyên nghiệp, đúng theo luật, thực hiện chức năng giám sát độc lập bao trùm”.

 

Lý do chính xác là như sau:

 

Tháng 8/2019 ông Michael Atkinson nhận được báo cáo của cán bộ cấp dưới về việc Tổng thống Donald Trump đã có những việc làm vi phạm Luật và Hiến pháp. Ông đã nghiên cứu báo cáo này và tham khảo ý kiến của một số quan chức trong Chính phủ và thấy rằng những thông tin ấy là “tin cậy và quan trọng cấp thiết”. Ngày 26/8/2019 ông đã có thư kèm báo cáo đó gửi ông Joseph Maguire Giám đốc Tình báo Quốc gia. Theo Luật (ICWPA) trong vòng 7 ngày, Cơ quan Tình báo Quốc gia phải chuyển báo cáo đó đến hai Ủy ban Tình báo của Thượng viện và Hạ viện. Tuy nhiên, Bộ máy hành chính của Tổng thống Donald Trump đã giữ lại. Bộ Tư pháp đã thông báo quan điểm cho rằng Cục Tình báo Quốc gia không cần phải chuyển báo cáo đó cho Quốc hội.

 

Ông Atkinson đã không đồng ý và ông đã có thư gửi cùng tài liệu, trực tiếp cho Ủy ban Tình báo Hạ viện thông báo về việc trên. Trong thư ông đã nói những khác biệt về quan điểm với Cục Tình báo Quốc gia nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Như vậy, ông đã “châm ngòi” cho cuộc chiến “luận tội Tổng thống Donald Trump” lạm dụng quyền lực, gây sức ép với chính quyền Ukraina để điều tra những hoạt động mà theo ông Trump là phi pháp, của cha con ông Joe Biden.

 

Chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi đã dẫn đầu, lãnh đạo cuộc chiến luận tội ông Trump. Theo lệnh của Bà, các ủy ban Hạ viện Mỹ hôm 4/10 đã yêu cầu Phó tổng thống Mike Pence xuất trình các tài liệu liên quan đến Ukraine trước ngày 15/10. Ngoại trưởng Mike Pompeo trước đó cũng được yêu cầu cung cấp tài liệu, song ông đã từ chối, cho rằng những lệnh này là hành vi "đe dọa, bắt nạt".

 

Các Chủ tịch của 3 ủy ban bao gồm Ủy ban Giám sát, Ủy ban Tình báo và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện đã gửi trát cho Nhà Trắng, đặt thời hạn cung cấp thông tin vào ngày 18/10. Tuy nhiên Nhà Trắng phản đối, từ chối thực hiện.

 

Ông Trump đã nói với truyền thông rằng "Nancy Pelosi sợ mất ghế. Bà ấy sẽ mất chức Chủ tịch Hạ viện ngay sau cuộc bầu cử khi Đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện…Tôi có 95% tỷ lệ ủng hộ trong Đảng Cộng hòa. Các thượng nghị sĩ xem cuộc điều tra là trò lừa bịp, săn phù thủy. Sự ô nhục này đáng lẽ không bao giờ xảy ra…Đảng Dân chủ nên tập trung vào việc xây dựng đất nước chứ đừng lãng phí thời gian và sức lực của mọi người vào những thứ 'chết tiệt'... những gì đang diễn ra không phải luận tội, mà là một cuộc đảo chính… các bản tin trên truyền thông là tin giả và tố cáo các nhà báo là "kẻ thù của người dân".

 

Ngày 19/12/2019, sau 10 giờ đối chọi gay gắt, Hạ viện Mỹ đã thông qua hai điều khoản luận tội ông Trump tại Thượng viện, gồm 1) Lạm dụng quyền lực: cáo buộc ông Trump gây áp lực nhằm buộc Ukraine điều tra đối thủ chính trị là cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và 2) Cản trở Quốc hội: không hợp tác với quá trình điều tra luận tội, chỉ đạo cấp dưới không được ra làm chứng và giữ lại các tài liệu liên quan.

 

Ngày 16/1/2020, chánh án Tòa án tối cao Mỹ John Roberts đã tuyên thệ chủ trì phiên tòa luận tội ông Trump tại Thượng viện. Tiếp theo đó, các thượng nghị sĩ bắt đầu tuyên thệ làm bồi thẩm đoàn cho phiên tòa luận tội Tổng thống lần thứ ba trong lịch sử Mỹ. Bà Nancy Pelosi đã công bố danh sách 7 hạ nghị sĩ sẽ giữ vai trò công tố trong phiên xét xử ông Trump tại Thượng viện, trong đó Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, Adam Schiff là người đứng đầu nhóm. Phát biểu trước phiên bỏ phiếu của Tòa Thượng viện, bà Pelosi đã nhắc lại chi tiết ông Trump giữ lại 391 triệu USD viện trợ để gây sức ép lên Ukraine, buộc Kiev phải điều tra ông Biden, "Ông ta cứ xem đó như thể là cây ATM của riêng ông ta vậy".

 

Nhân dân Mỹ 51% ngả về Đảng Dân chủ, 49% ngả về Đảng Cộng hòa. Ông Donald Trump thua cử bà Hilary Clinton ở phiếu phổ thông, nhưng thắng bà ấy ở phiếu đại cử tri nên ông trở thành Tổng thống. Tại Thượng viện, Đảng Dân chủ chỉ có 45 ghế trong khi Đảng Cộng hòa chiếm 55 ghế, nên sẽ không có khả năng 2/3 (tức 67) số Thượng nghị sĩ bỏ phiếu phế truất Tổng thống Trump. Ngày 6/02/2020 Thượng viện đã bỏ phiếu “tha tội” cho Tổng thống Donald Trump.

 

Ở các nước TBCN, chức quyền trong bộ máy quản lý  Nhà nước là vinh dự chính trị gắn với nghĩa vụ và trách nhiệm; chỉ có lương, không có lộc. Do vậy, người mất chức không coi đó là sự sụp đổ. Khi không còn là quan chức trong Chính phủ, nhưng họ cũng dễ dàng tìm kiếm công ăn việc làm tại các công ty tư nhân, không lo sợ thất nghiệp. Đến Tổng thống Mỹ còn luôn bị cấp dưới, giám sát, thổi còi ngăn chặn khi làm những việc sai trái. Lãnh đạo các bộ máy, chính quyền ở  các nước Bắc Âu phần lớn là nữ. Các đấng mày râu Bắc Âu có vẻ không thiết tha gì với quyền lực. Văn hóa của người Bắc Âu có vẻ ngại khi sống giàu sang hơn người, tiêu dùng hơn người.

 

Ước gì ở Việt Nam sớm đến ngày, các quan chức ngán với quyền lực.

 

Trân trọng cám ơn bạn đọc.

Nguyễn Đức Thắng Hà Nội ngày 05/4/2020

Phần 3: KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC
VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC, ĐANG CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC
Phần 2:VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC
VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC, ĐANG CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC
Phần 1: KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC
VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC, ĐANG RẤT CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC