BỘ XÂY DỰNG VỚI XỬ LÝ NƯỚC THẢI >LỘ TRÌNH TỪ HOA LƯ ĐẾN THĂNG LONG
Ngày đăng: 20-03-2019 - 15:34:57

Hà Nội, ngày 20/3/2019

 

LỘ TRÌNH TỪ HOA LƯ ĐẾN THĂNG LONG ĐÃ BỊ BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BỘ XÂY DỰNG CHẶN LẠI

 

Kính gửi KTS Trần Thanh Vân,

Cám ơn chị đã gửi cho tôi bài viết KHÔI PHỤC LỘ TRÌNH TỪ HOA LƯ ĐẾN THĂNG LONG CỦA VUA LÝ THÁI TỔ. Theo chị nhà Vua đã viết Chiếu dời Đô và đến tháng bảy năm 1010, chờ mùa nước lên, đoàn thuyền ngự khởi hành từ Hoa Lư theo dòng Sào Khê ra bến sông Hoàng Long (hiện đang là con sông rất đẹp hai bên đầy lúa chín vàng trong khu du lịch Tràng An). Suôi dòng Hoàng Long đến ngã ba Giản Khẩu thì gặp sông Đáy. Đoàn thuyền ngược dòng sông Đáy lên hướng Bắc tới Phủ Lý  (Hà Nam). Tại đây chị đã đưa ra lập luận mới cho thấy là nhà Vua không thể rẽ vào sông Châu để ra sông Hồng, mà tại ngã ba Phủ Lý nhà Vua tiếp tục ngược dòng sông Đáy lên phía  Bắc và gặp sông Nhuệ. Đoàn thuyền vào sông Nhuệ ngược tiếp lên Bắc gặp sông Tô Lịch  đi tiếp và đã cập bến sông Tô Lịch bên thành Đại La. “Thuyền của vua Lý Thái Tổ đi trên sông Tô Lịch dừng lại nơi đây, Người bước lên bãi cỏ này, thấy hơi ấm đầy sinh khí, Người truyền lệnh cho quân lính căng lều trại qua đêm. Thành Đại La lúc đó bỏ hoang phế đã lâu, tạm dùng chỗ này qua đêm, nhà vua cảm thụ được sức sống huyền diệu của Trời Đất”. Địa điểm này, ngày nay chính là ĐÌNH ỨNG THIÊN cuối đường Láng H (ngõ 155) hoặc ngõ 526 Đường Láng

 

Chị đã viết “Phong là gió, Thủy là nước, từ cổ chí kim, từ Tây sang Đông, từ một thôn xóm nhỏ bé hay một đại đô thị, con người đều tìm ngọn gió lành và dòng nước trong, đó là nguyên lý Phong Thủy cơ bản nhất để tạo nên cuộc sống yên lành, hạnh phúc và bền vững Thành phố Hà Nội ngày một to và nhiều nhà cao tầng mọc lên, nhưng trên 85% diện tích mặt nước sông hồ đã bị lấp, tất cả các con sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Kim Ngưu, sông Tích, sông Đáy… đều bị tắc nghẽn, đầy rác rưởi và xác súc vật, ngay cả Hồ Tây rộng mênh mông cũng đầy rác và cá chết. Khắp Hà Nội là những bãi rác bẩn thỉu, rác quyét chỗ này, thì rác đến chỗ kia, rác tràn ngập từ các cơ quan công quyền đến những nhóm ăn nhậu vô công rồi nghề trên vỉa hè.  Những ngày rộn ràng chúc tụng mừng năm mới trôi qua khá nhanh chóng. Tôi không thể không nghĩ đến một Đại dự án về KHÔI PHỤC HỆ THỐNG SÔNG NGÒI mà tôi tâm đắc đã lâu”.

 

Chị là KTS số 1 về Phong  - Thủy gắn với những vấn đề tâm linh trọng đại, tồn vong của đất nước. Tôi là một người yêu môi trường, nghiên cứu nhiều về những vật chất vi mô, siêu nhỏ có trong Nước và Không khí ĐANG ĐƯA CHÚNG TA, NGÀY MỘT NHIỀU SANG THẾ GIỚI BÊN KIA (chi tiết mời xem bài “CÓ MỘT THÊ GIỚI VI MÔ ĐÃ ĐƯA NƯỚC TA TRỞ THÀNH CƯỜNG QUỐC UNG THƯ”.

Chị ở tầm vĩ mô, tôi ở tầm vi mô nhưng đều có chung một ước nguyện là làm sống lại các con sông như ngày xưa Ông Cha ta đã để lại:

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc. Nước gương trong soi tóc những hàng tre.. Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu, Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy” - Tế Hanh

 

CÁI GIẾNG ĐẦU LÀNG  (Tế Hanh)

Cái giếng đầu làng của bà con
Nước trong như lọc, vị thơm ngon…

Uống ngụm nước đựng trong lòng nón
Nghe thấm tràn tình nghĩa quê hương.

 

Sông Tô nước chảy trong ngần,
Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa.
Thon thon hai mái chèo hoa,
Lướt đi, lướt lại như là bướm bay (ca dao).

 

Thế hệ sinh vào những năm 40 và 50 còn được chứng kiến, tận hưởng những môi trường thơ mộng và lãng mạn như vậy. Những đôi trai gái thường tỏ tình bên những dòng sông, vườn cây, công viên thơm nức mùi hương hoa; tâm hồn và thiên nhiên tràn đầy thơ. Dòng sông Tô Lịch Hà Nội trong xanh ngày xưa đã luôn chứng kiến những cảnh mộng mơ như vậy. Sông Cầu ngày xưa mới là cái nôi sinh ra dân ca Quan họ. Thiên nhiên và môi trường sống thời gian đó đã làm thăng hoa nhiều nghệ sĩ, tạo nên những bản tình ca, những tác phẩm của âm nhạc, hội họa làm cho cuộc sống và tâm hồn con người trở nên thánh thiện.

 

Ngày nay, Hà Nội mới chỉ sau khoảng 30 năm “ưu tiên sản xuất trước, môi trường xem xét sau”, “giẫm đạp lên nhau để tranh cướp lộc Trời”, chúng ta đã hoàn toàn bức tử cả 5 con sông, lần lượt từ Đông sang Tây, là sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ, sông Tô Lịch và sông Nhuệ đúng như chị đã mô tả ở trên.

 

Tôi trân trọng một Đại dự án về KHÔI PHỤC HỆ THỐNG SÔNG NGÒI, KHÔI PHỤC LỘ TRÌNH TỪ HOA LƯ ĐẾN THĂNG LONG như chị đã tâm đắc từ lâu. Lần theo lộ trình  của chị đề xuất, tôi đã đi thực địa đối với con sông Tô Lịch đoạn trong Hà Nội. Kết quả là cần báo cho chị một TIN BUỒN là nếu theo lộ trình đó thì Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đi từ Hoa Lư bằng thuyền rồng với buồm căng lộng gió ra Thăng Long, chỉ có thể đến được điểm nơi sông Nhuệ cắt sông Tô Lịch mà thôi. Tiếp nữa sẽ tắc, không thể đến được Đình Ứng Thiên. Vì như dưới đây:

 

1) BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ UBND HÀ NỘI ĐÃ XÂY CẦU CHỈ ĐỂ CHO THUYỀN NAN, THUYỀN THÚNG QUA ĐƯỢC MÀ THÔI:

 

 

 

2) BỘ XÂY DỰNG VÀ UBND HÀ NỘI theo kế hoạch tháng 12/2019 khánh thành nhà máy xử lý nước thải (XLNT) Yên Xá sẽ làm sông Tô Lịch khô kiệt nước và gia tăng ngập lụt mạnh mẽ sau mưa:

 

 

 

Dự án XLNT Yên Xá: Tổng vốn đầu tư 16.293 tỷ đồng (khoảng 800 triệu USD, vốn ODA Nhật Bản). Lễ khởi công ngày 7/10/2016, dự kiến hoàn thành tháng 12/2019, gồm hai hạng mục sau:

  • Nhà máy XLNT công suất 270.000 m3/ngày đêm.
  • Hệ thống cống thu gom và cống bao dọc hai bờ sông Tô Lịch, sông Lừ và một phần tả ngạn sông Nhuệ, với tổng chiều dài cống các loại 53km, đường kính từ 0,4m – 2,4m, thu gom tất cả mọi thứ nước (thải và mưa) đưa về nhà máy XLNT. Nước sau xử lý đổ vào sông chảy tiếp về xuôi. Hai tuyến cống bao dọc bờ sông được  mô tả bằng 2 đường đỏ trên bản đồ:

 

Ảnh bản đồ Google với hình vẽ mô tả hai tuyến cống bao ngầm (màu đỏ) một đoạn của sông Tô Lịch, chặn không cho mọi thứ nước đổ vào sông, thu gom dẫn về nhà máy XLNT Yên Xá. Tương tự sẽ là cho sông Lừ và sông Nhuệ

 

Khi chưa có dự án XLNT Yên Xá: Mỗi khi có mưa, mọi thứ nước (thải và mưa) từ hàng nghìn miệng cống hai bên bờ ào ạt đổ thẳng vào sông và thoát tiếp về suôi. Có những cơn mưa lớn đã làm cho các con sông không tiêu thoát kịp, nước ngập đầy sông, ngang tới mặt bờ sông. Do vậy, đã gây úng ngập nặng và lâu cho rất nhiều nơi. Dự án thoát nước cho Hà Nội, giai đoạn I và II (1996 – 2016) đã thực hiện nhiều hạng mục, trong đó có nạo vét, kè bờ các con sông để tăng tiêu thoát. Tuy vậy, sau hơn 20 năm triển khai dự án thoát nước, hiện nay sau mỗi cơn mưa lớn, nhiều nơi đường phố đều biến thành sông, như chưa hề tồn tại dự án thoát nước.

 

Khi nhà máy XLNT Yên Xá đi vào hoạt động: KHI TRỜI NẮNG, không mưa, mọi nước thoát đã bị “nghiêm cấm” đổ thẳng vào sông, chúng được thu gom hết vào các cống bao ngầm (có đường kính từ 0,4m đến 2,4m) xây mới, chạy dọc hai bên bờ sông đưa về nhà máy XLNT Yên Xá (phía Nam thành phố). Vì vậy, sông (Tô Lịch, Lừ, Nhuệ) sẽ không có nước để “nuôi sông” nên sớm trơ lòng, phơi đáy. Nếu nắng liên tục cho 1 tuần, thì bùn đáy sẽ khô cứng, các cháu thiếu niên có thể xuống lòng sông chơi đá bóng được.

KHI TRỜI MƯA LỚN: Chức năng tạo hóa đã ban tặng cho sông (có độ rộng từ 20m – 30m) là để tiêu thoát lũ, chống ngập lụt, nay bị cắt bỏ, trở nên “thất nghiệp” và ghen tỵ với các cống bao ngầm bé nhỏ (rộng 2,4m), ứ đầy nước lũ chảy về suôi. Điều này sẽ làm gia tăng ngập úng nặng nề cho nửa Tây của Hà Nội là đương nhiên.

 

Ngày 20/2/2017 tôi đã gửi thư tới Bộ Xây dựng, UBND thành phố Hà Nội, các Bộ ngành liên quan, kèm bài viết chi tiết chỉ ra 2 HẬU QUẢ TO LỚN nói trên. Tuy nhiên cho đến nay không một hồi âm. Gần đây, tò mò tôi đã có tất cả 2 lần (cách nhau khoảng 3 tháng) tự đi tìm hiểu nơi xây dựng nhà máy XLNT Yên Xá xem động tĩnh ra sao. Chính xác vẫn đang là một vùng đất trống mênh mông bỏ hoang vắng, chưa đào 1m cống nào, không một máy đào kích cống ngầm hiện đại được sử dụng như họ đề xuất, như những ảnh dưới đây:

 

 

 

Hóa ra sau khi đọc thư kèm bài viết của tôi gửi, tôi đoán họ đã “À, ÔI THÔI CHẾT, THẾ THÌ NGUY TO, PHẢI DỪNG NGAY!!!”. Tương tự Bộ Xây dựng đã chỉ đạo dừng ngay cả dự án Xây dựng nhà máy XLNT (công suất thiết kế 480.000m3/ngày, lớn nhất Đông Nam Á, tổng vốn đầu tư 524 triệu USD) cho Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè tại thành phố Hồ Chí Minh. Dự án  này đã tổ chức lễ khởi công sáng 24/2/2017, tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2.

 

Tuy vậy, sáng ngày 11/10/2018, Giám đốc Ban Quản lý dự án Nguyễn Văn Hùng đã báo cáo không trung thực với Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố Hà Nội, lý do tiến độ thực hiện đã bị chậm do phải đấu thầu lại gói 3 và công tác TKKT-DT, đấu thầu có sự điều chỉnh. Ngoài ra, khó khăn của dự án là khối lượng bùn thải của dự án rất lớn nên nhu cầu về bãi đổ cao, trong khi đó các bãi đổ theo quy hoạch chưa được triển khai thực hiện theo tiến độ. Thể hiện tuyệt vời TÀI và ĐỨC như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng kiên định yêu cầu đối với cán bộ phục vụ nhân dân.

 

Toàn cảnh buổi làm việc sáng ngày 11/10/2018 của Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố Hà Nội với Ban Quản lý các dự án công trình cấp nước, thoát nước và môi trường thành phố về việc triển khai, thực hiện dự án, công trình trọng điểm của Hà Nội giai đoạn 2016-2020.

 

Đã gần 2 năm Bộ Xây dựng vẫn chưa chi tiết hóa được giải pháp mà tôi đề xuất. Nếu có khó khăn vướng mắc gì tại sao Bộ lại không “triệu tập” tôi đến để chất vấn thêm cho rõ. Tôi hoàn toàn có thể chi tiết hóa, cụ thể hóa giúp họ.

 

Khi vua Lý Thái Tổ khai sinh ra kinh thành Thăng Long, con sông Tô trong ngần còn ở ngoại ô của kinh thành. Trải qua hơn 1000 năm phát triển, ngày nay sông Tô là con sông duy nhất uốn lượn quanh co, mượt mà, ở giữa tim của Thủ đô Hà Nội. Hà Nội có Hồ Gươm đã đi vào lịch sử, là biểu tượng linh thiêng, thì con sông Tô cần phải được đầu tư để trở thành con sông đẹp nhất của Hà Nội cho muôn đời con cháu mai sau. Con sông Tô phải có nước trong ngần, cá bơi lội tung tăng, hai bên bờ phải là những thảm thực vật, những hàng cây đầy hoa lá hương thơm ngào ngạt. Trên sông là những con thuyền du lịch trở khách thăm quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp đầy sắc màu. Suốt dọc hai bên sông luôn là những nơi sạch nhất, đẹp nhất, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của mọi người dân Hà Nội và khách du lịch trong và ngoài nước.

 

Một sự im lặng đã lâu, khó hiểu của Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hà Nội. Vẫn tư duy quản lý kiểu quyền lực với cái gậy trong tay và tiền chùa, có gì đâu mà phải lo. Chi tiết xin mời đọc tại đây: HAI NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI LỚN NHẤT CỦA HÀ NỘI SẼ LÀM CÁC CON SÔNG CHẾT HẲN VÀ GIA TĂNG NGẬP LỤT Ở THỦ ĐÔ.

 

3) HIỆN TRẠNG KHU ĐÌNH ỨNG THIÊN ĐÃ BỊ NHÀ DÂN BAO BỌC:

 

 

 

Thưa chị Trần Thanh Vân,

Trên đây tôi đã nêu một số những khó khăn chị sẽ phải đương đầu khi thực hiện ước mơ KHÔI PHỤC LỘ TRÌNH TỪ HOA LƯ ĐẾN THĂNG LONG CỦA VUA LÝ THÁI TỔ, KHÔI PHỤC CÁC DÒNG SÔNG ĐÁY, SÔNG NHUỆ VÀ SÔNG TÔ LỊCH. Cá nhân tôi rất ủng hộ tâm huyết này của chị. Nhân dân Hà Nội có thể làm được việc này, chỉ có điều phải tăng chi phí đầu tư mà thôi, trả giá đắt cho những sai lầm, yếu kém do các quan chức say sưa với quyền lực của hai Bộ  nói trên gây ra.

Chúc chị thành công,

Nguyễn Đức Thắng, Hà Nội, ngày 20/3/2019

 

 

Phần 3: KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC
VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC, ĐANG CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC
Phần 2:VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC
VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC, ĐANG CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC
Phần 1: KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC
VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC, ĐANG RẤT CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC