HIỆN TƯỢNG GRETA THUNBERG
Sáng hôm qua, ngày 23.9.2019 đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp quốc về Hành động vì Khí hậu tại New York (Mỹ). Tham dự có hàng trăm các nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo các tập đoàn, công ty hàng đầu Thế giới, các tổ chức dân sự, xã hội v.v… tất cả đã lắng nghe một cháu gái 16 tuổi người Thụy Điển, Greta Thunberg, nhà hoạt động tuổi teen vì môi trường (Teen environmental activist) cáo buộc các lãnh đạo Thế giới đã không hành động đủ cần thiết để bảo vệ Trái đất. Cháu đã vượt qua hành trình dài, bằng thuyền buồm sử dụng điện mặt trời từ Thụy Điển để đến Mỹ.
Tổng Thư ký LHQ ông Antonio Gutteres (ngồi bên trái), là người Bồ Đào Nha, sinh năm 1949, tốt nghiệp đại học ngành Vật lý và Kỹ thuật điện. Ông được bầu làm Thủ tướng Bồ Đào Nha nhiệm kỳ 1995 – 2002. Trong cả hai đợt bỏ phiếu năm 2012 và 2014 vừa qua, ông được nhân dân Bồ Đào Nha tín nhiệm, đánh giá là Thủ tướng tốt nhất trong 30 năm qua.
Dưới đây là một số đoạn nguyên văn (tô vàng) và tạm dịch:
My message is that we'll be watching you.
This is all wrong. I shouldn't be up here. I should be back in school on the other side of the ocean. Yet, you all come to us young people for hope. How dare you!
Thông điệp của tôi là chúng tôi sẽ theo dõi các ngài. Tất cả đã sai. Tôi đáng lẽ không phải đứng ở đây. Tôi nên trở về trường học của mình ở bên kia đại dương. Vâng, tất cả các ngài đến với chúng tôi, thế hệ trẻ có những ước mong và hy vọng. Sao các ngài dám làm vậy!
You have stolen my dreams and my childhood with your empty words and yet I'm one of the lucky ones. People are suffering. People are dying. Entire ecosystems are collapsing. We are in the beginning of a mass extinction and all you can talk about is money and fairytales of eternal economic growth. How dare you!
Các ngài đã đánh cắp những giấc mơ và tuổi thơ của tôi bằng những lời trống rỗng và tôi vẫn là một trong những tuổi thơ may mắn. Nhân dân đang đau khổ. Nhân dân đang chết. Toàn bộ các hệ sinh thái đang sụp đổ. Chúng ta đang ở thời kỳ đầu của sự hủy diệt nhân loại, thế mà các ngài vẫn còn nói về tiền và những chuyện cổ tích về tăng trưởng kinh tế mãi mãi. Sao các ngài dám làm vậy!
For more than 30 years, the science has been crystal clear. How dare you continue to look away and come here saying that you're doing enough when the politics and solutions needed are still nowhere in sight.
Hơn 30 năm qua, những kết luận, chứng minh của khoa học đã quá rõ ràng, trong sáng như pha lê. Sao các ngài vẫn quay mặt đi và đến đây để nói là các ngài đã làm đủ trong khi những chủ trương, chính sách và các giải pháp cần thiết vẫn chưa thấy.
You say you hear us and that you understand the urgency, but no matter how sad and angry I am, I do not want to believe that. Because if you really understood the situation and still kept on failing to act then you would be evil and that I refuse to believe.
Các ngài nói là lắng nghe chúng tôi và hiểu tình hình nguy cập. Tuy nhiên, tôi không muốn tin điều đó, không phải vì tôi buồn hay tức giận. Bởi vì nếu các ngài thực sự vẫn không hiểu tình hình và vẫn không hành động thì các ngài đã sai, vì vậy tôi từ chối để tin điều các ngài nói.
You are failing us, but the young people are starting to understand your betrayal. The eyes of all future generations are upon you and if you choose to fail us, I say: We will never forgive you.
Các ngài đã làm chúng tôi thất vọng, những người trẻ chúng tôi đã bắt đầu hiểu sự phản bội của các ngài. Những con mắt của tất cả thế hệ tương lai đang nhìn vào các ngài và nếu các ngài làm chúng tôi thất vọng, tôi nói: Chúng tôi sẽ không tha cho các ngài.
We will not let you get away with this. Right here, right now is where we draw the line. The world is waking up and change is coming, whether you like it or not.
Thank you.
Chúng tôi sẽ không để các ngài đi khỏi. Chính lúc này, tại đây, nơi chúng tôi vạch ra đường xuất phát. Thế giới đã tỉnh giấc và đang thay đổi, mặc cho các ngài có thích hay không.
Cám ơn các ngài.
Cháu Greta Thunberg sinh ngày 03.01.2003. Bố và mẹ đều là ca sĩ, nhạc sĩ opera nổi tiếng. 2 năm liền cháu đã liên tục đấu tranh với chính bộ mẹ mình thực hiện lối sống sao cho “dấu chân” phát thải cacbon là bé nhất (carbon footprint, tương tự dấu chân sinh thái ecological footprint, giẫm đạp lên môi trường là bé nhất), ví dụ bố mẹ không đi biễu diễn ở nước ngoài bằng máy bay, đi bằng tàu hỏa hay ô tô. Tháng 8.2018 khi còn 15 tuổi cháu đã nghỉ học và đứng cầm bảng biểu tình bên ngoài Quốc hội Thụy Điển đòi phải có hành động mạnh mẽ hơn nữa vì khí hậu. Việc làm này của cháu ban đầu đã bị bố mẹ kịch liệt phản đối.
Sau đó, rất nhiều sinh viên, học sinh biểu tình tương tự tại các địa phương. Họ đã thành lập phong trào trường học biểu tình vì khí hậu, có tên là “Các ngày Thứ 6 vì tương lai”. Tháng 12.2018 tại Ba Lan đã tiến hành Hội nghị các bên về Biến đổi khí hậu của LHQ (COP24) cháu đã được mời phát biểu. Sau đó sinh viên nhiều nơi trên Thế giới đã hàng tuần xuống đường biểu tình. 6 tháng đầu năm 2019 đã có ít nhất 2 cuộc biểu tình liên thành phố gồm hơn 1 triệu học sinh tham gia. Ngày 16.4.2019 tại Nghị Viện Châu Âu, cháu đã hối thúc báo động các nghị sĩ về BĐKH như có hỏa hoạn đến nơi rồi, không nên lãng phí thời gian bàn về chuyện Brexit (nước Anh rời khỏi Cộng đồng Châu Âu). Tháng 5.2019 tại Hội nghị Thượng đỉnh R20 (R20 World Summit) tại thủ đô Vienna (nước Áo) cháu được mời phát biểu. R20 là liên minh các khu vực hành động vì khí hậu (Regions of Climate Action) thúc đẩy việc triển khai thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng xanh, tối ưu hóa chất thải, năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng. Tháng 5.2019 Tạp chí Time đã gọi cháu là “Người lãnh đạo của thế hệ kế tiếp”. Hiệp hội Truyền thông Đức đã tặng cháu “Giải thưởng đặc biệt về Bảo vệ khí hậu”. Ngày 23.7.2019 cháu đã được mời phát biểu tại Nghị viện Pháp.
VẬY MẤU CHỐT, BẢN CHẤT CỦA BĐKH LÀ GÌ?
Các khí gây hiệu ứng nhà kính là CO2 (cacbon dioxit, chiếm 90%) và CH4 (khí metan, chiếm 9%) ngày càng dày đặc trong khí quyển, bao bọc xung quanh Trái đất, đã ngăn cản không cho bức xạ nhiệt từ Trái đất thoát vào vũ trụ. Do vậy nhiệt độ bình quân của toàn bề mặt Trái đất tăng dần lên, Trái đất ấm dần lên. Nhiều ngàn năm về trước, nồng độ CO2 trong không khí luôn ổn định ở mức 280ppm (phần triệu). Bỗng dưng chỉ trong 140 năm vừa qua (tính từ năm 1880 thời kỳ tiền Cách mạng công nghiệp, đến 2018 đang là Cách mạng công nghiệp 4.0) liên tục tăng, đến 410ppm.
Trùng khít với sự tăng nồng độ khí CO2 là sự tăng nhiệt độ bình quân của bề mặt toàn Trái đất, từ 14oC lên 14,9oC. Như vậy, chỉ trong thời gian có 140 năm vừa qua, nhiệt độ bình quân đã tăng lên 0,9oC. Nếu Thế giới không chung tay, chung sức, chung lòng cắt giảm phát thải cacbon (CO2 và CH4) đến năm 2100 (còn 80 năm nữa) nhiệt độ bình quân bề mặt Trái đất sẽ đạt 17oC, tức là tăng thêm 3oC so với năm 1880. Trái đất đang ấm dần lên. Hệ quả là:
Rất may là loài người khác con vật là có trí tuệ, có kiến thức và học vấn, nên đã liên kết lại. Tại thỏa thuận Paris 2015, gần 200 nguyên thủ các quốc gia đã ký cam kết cắt giảm phát thải cacbon và tiến tới vào năm 2050 sẽ là các nền kinh tế không phát thải cacbon (zero-carbon emission economy) giữ sao cho đến cuối năm 2100 nhiệt độ chỉ tăng có 1,5oC, tồi tệ nhất là 2oC. Ngoài ra, các nước giầu phải cam kết đóng góp tài chính hỗ trợ các nước đang phát triển để cắt giảm phát thải cacbon. Tổng thống Mỹ ông Barack Obama đã ký đồng ý. Nhưng ông Donald Trump đã tuyên bố rút. Nước Mỹ là nước phát thải cacbon lớn nhất Thế giới, kế đến là Trung Quốc.
Trong 10 năm của giai đoạn (2002 – 2011), bình quân mỗi năm loài người đã phát thải vào khí quyển 34,1 tỷ tấn CO2/năm. Trong đó 30,4 tỷ tấn là từ lĩnh vực năng lượng, đốt các nhiên liệu hóa thạch (than, xăng, dầu, khí) và sản xuất xi măng. Còn lại 3,7 tỷ tấn là do thay đổi sử dụng đất (land use change, ví dụ chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, hay chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất đô thị, đường giao thông v.v..). Trong tổng phát thải CO2 toàn cầu của năm 2015 thì các nhà máy nhiệt điện than phát thải 9,9 tỷ tấn, chiếm 31% (số liệu theo IEA Cơ quan Năng lượng quốc tế).
Đốt xăng và khí phát thải CO2, hơi nước (H2O), nói chung là sạch, không gây ô nhiễm môi trường.
Đốt dầu (DO, diesel oil, dùng cho xe tải, xe buýt, xe siêu trường, siêu trọng) ngoài phát thải khí CO2, hơi nước (H2O), còn khí độc SOx gây ô nhiễm môi trường và tổn hại sức khỏe, vì hàm lượng lưu huỳnh (S) trong dầu rất cao, từ 500 – 2500mg/L tùy giá cả đắt, rẻ.
Đốt than thì thực sự là kinh hoàng, không những phát thải khí CO2 , NOx, SOx mà còn rất nhiều các khí độc khác, hạt bụi siêu mịn, siêu nhỏ chứa rất nhiều kim loại nặng. Thủ phạm gây ô nhiễm môi trường lớn nhất là từ đốt than. Như vậy than có 2 tội kép là phát thải cacbon và gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Do vậy, than là đối tượng số 1, nhiều nước trên Thế giới cam kết triệt tiêu vào năm 2050.
Tuy nhiên, sau tham dự và ký kết thỏa thuận Paris 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đồng ý, nhất trí với Bộ Công thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Qui hoạch phát triển Điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020, có xét đến năm 2030” tại Quyết định số 428/2016/QĐ-TTg, ngày 18/3/2016, trong đó “suy tôn” nhiệt điện than lên hàng “quân vương”, trụ cột nền kinh tế đất nước. Vào năm 2030 tỷ trọng sản lượng nhiệt điện than sẽ chiếm đến 60%, trong khi điện gió là 2,3%, điện mặt trời 3,5%. Vào năm đó, đất nước ta sẽ phải gồng mình lên nhập khẩu khoảng 80 triệu tấn than, bên cạnh sản xuất trong nước tối đa, cực đại 45 triệu tấn. Tỷ trọng sản lượng nhiệt điện than lên đến 60%, chính là mô hình điện lực của thập kỷ 60, thập kỷ “đồ đá” đã được lựa chọn trở thành mô hình điện lực tương lai của Việt Nam. Với mô hình Điện lực này, vào năm 2030, theo ông Lauri Myllyvirta, nhà khoa học phụ trách nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard, nhiệt điện than của Việt Nam sẽ làm chết yểu (premature death) 25.000 người/năm.
Ngoài ra, Thế giới chống BĐKH bằng tập trung vào cắt, giảm phát thải cacbon, bằng chuyển đổi sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo. Chưa có nước nào nhúc nhích chống BĐKH bằng xây đê bao, cống đập ngăn mực nước biển dâng. Việt Nam chống BĐKH bằng tập trung cho ngành thủy lợi, đang xây 172km đê bao với 12 cống đập ngăn triều để bảo vệ Tp. HCM và xây đê biển Vũng Tàu – Gò Công (Tiền Giang) để bảo vệ toàn vẹn, tuyệt đối Tp. HCM. Năm 2010 - 2012 Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã chủ trì thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu “Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng Tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công” với tổng kinh phí là 30,7 tỷ đồng. Dự toán tổng chi phí cho đê biển này 160.964 tỷ đồng. Các cây đa khoa học Thủy lợi đã khẳng định với mực nước biển dâng cực đoan, cao nhất đến 1m cũng tuyệt nhiên không làm úng ngập Tp. HCM, trong khi độ cao toàn Tp. HCM đều từ 2,5m – 10m, riêng huyện Cần Giờ từ 1 – 2m.
Dự án thủy lợi cống đập Cái Lớn, Cái Bé giai đoạn I tại tỉnh Kiên Giang, với tổng kinh phí đầu tư 3.300 tỷ đồng đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai, nhằm bịt miệng cửa sông Cái Lớn, Cái Bé tại vịnh Rạch Giá, ngăn không cho nước biển, triều dâng xâm nhập mặn vào sâu hơn trong sông. Sông Cái Lớn, Cái Bé sẽ là 2 con sông chết vì không có dòng chảy. Hệ sinh thái nước lợ cân bằng ổn định ngàn năm, với đa dạng sinh học phong phú, tạo sinh kế cho cộng đồng địa phương sẽ bị tiêu diệt.
THẾ GIỚI ĐẢM BẢO AN NINH NĂNG LƯỢNG BẰNG CÁCH GÌ?
Để có điện đủ dùng, sưởi ấm cho cả người và gia súc vào năm 2050, nhiều tỷ dân ở các quốc gia mà băng tuyết phủ trắng trời sẽ sử dụng nguồn năng lượng nào? Đó chính là Renewable Energy (Năng lượng tái tạo, bao gồm thủy điện, điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối, điện từ rác thải, sóng biển v.v..). Điện mặt trời hiện nay ở một số nước trên Thế giới có mức sống cao hơn Việt Nam đã rẻ hơn rất nhiều so với nhiệt điện than cực bẩn của Việt Nam. Giá thành điện mặt trời xài liền (không có thiết bị lưu trữ năng lượng) của họ khoảng 2 – 3 cents Mỹ/kWh, trong khi điện than của Việt Nam 6 – 7 cents Mỹ/kWh.
Hoàn toàn khác với nhiên liệu hóa thạch, năng lượng gió và mặt trời lại có ở khắp nơi. Do vậy, hiện nay tại nhiều nước, rất nhiều hộ gia đình tự làm và kinh doanh điện mặt trời, hình thành nên rất nhiều lưới điện con thông minh, tích hợp vào với lưới điện quốc gia thông minh (mini, micro smart grids, national smart grid). Thế giới đang hướng tới một nền Điện lực rất phân tán, dân chủ, phi tập trung. Bản đồ địa chính trị toàn cầu đang được vẽ lại theo hướng dân chủ hơn vì sự chuyển dịch năng lượng này.
Điện gió, điện mặt trời, thủy điện lúc dư thừa sẽ được tích trữ vào các thiết bị lưu trữ điện (energy storage, ví dụ pin/ắc qui, hoặc dưới dạng nhiên liệu hydro, hoặc dạng thủy điện tích năng v.v..). Các thiết bị lưu trữ điện năng sẽ đóng vai trò trụ cột trong điều độ điện, ổn định lưới điện quốc gia, tuyệt vời nhất và hiệu quả nhất so với điện khí đang làm. Tích trữ điện dư thừa dưới dạng nhiên liệu hydro có nghĩa là dùng điện dư thừa để điện phân nước (nguồn vô tận) tạo thành khí H2 và O2 cực sạch. Khí hydro H2 chuyển hóa thành nhiên liệu lỏng, đóng chai, đóng bình. Khi cần đem ra dùng, hydro cháy với không khí, có O2 lại tạo thành nước (H2O), thải ra môi trường, cực sạch. Bình nhiên liệu hydro sẽ thay dầu DO trong vận tải biển và chạy xe siêu trường, siêu trọng. Các ắc qui/pin sẽ sử dụng cho hầu hết các ô tô trong thành phố. Nước Đức sẽ là nước sớm nhất trên Thế giới loại bỏ toàn bộ xe ô tô chạy xăng, dầu trong thành phố vào năm 2030. Các thành phố sẽ mất hết tiếng còi, tiếng động cơ ô tô. Cao hơn nữa là xe tự lái. Chủ nhân vào xe chỉ lướt web, lướt Facebook v.v..
Nguyễn Đức Thắng, Hà Nội ngày 24.9.2019