VỀ TIẾP CẬN MỚI CỦA THẾ GIỚI LÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI (ESIA)
ĐỐI VỚI TỔNG SƠ ĐỒ ĐIỆN 8
Hà Nội, ngày 09/9/2018
Kính gửi TS. Hà Đăng Sơn,
(Người đã tham dự, chứng kiến thỏa thuận Paris 2015)
Nguyên văn email của anh như sau (tô vàng)
Hi all,
Tiếp cận mới của thế giới là đánh giá tác động kinh tế - xã hội (ESIA) ở mức càng sâu càng tốt, chứ không chia thành SEA và EIA như Việt Nam đang áp dụng nhé bác Đức Thắng. Dự kiến Tổng sơ đồ 8 sẽ áp dụng tiếp cận ESIA trên cơ sở các tiến bộ mới nhất về mô hình hoá, và các trao đổi về tiếp cận này đã có từ đầu năm 2018 chứ không phải sau cuộc họp giữa tháng 8 vừa rồi giữa Cục Điện lực & NLTT với bác Đức Thắng.
Vài lời chia sẻ để các bác đừng nghĩ cái gì ta cũng biết cả rồi.
Nếu 100% cán bộ thuộc lĩnh vực đánh giá tác động môi trường của Bộ TN&MT đọc email này của anh, tôi tin rằng sẽ có đến 90% sẽ phải “bấm bụng” cười. Ngay cả một số cán bộ của Cục Điện lực và NLTT liên quan đến SEA và EIA cũng sẽ vậy.
Tôi xin được phép tự vệ và giải trình như sau:
1) Tôi tin rằng khi đọc thư này của anh, chính TS. Lê Trình sẽ buồn về anh, vì TS. Trình, là tác giả đã viết Chương trình đào tạo về "Đánh giá tác động môi trường và xã hội - ESIA- ngành năng lượng" do WB mời US EPA truyền đạt cho Bộ TNMT mà anh lại biến cụm từ “Môi trường” thành “Kinh tế”. Lỗi này các cụ gọi là “nhìn gà hóa quốc”, học sinh thì gọi là “mắt ba tà lóe, mắt bé mắt to”. ESIA = Environmental Social Impact Assessment, không phải là Economic Social Impact Assessment.
Ngày 17/5 anh cũng mắc lỗi tương tự khi tại dòng địa chỉ website người ta viết energy storage anh lại biến thành power storage, như dưới đây.
From: Son Ha Dang
Sent: Thursday, May 17, 2018 11:43 PM
… “- Liên quan tới giải pháp power storage mà các nước Bắc Âu đã thành công từ năm 2005… (https://www.energy-storage .news/news/largest-battery-developed-within-nordic-countries-commissioned-in-jaervenpa).
Và tôi đã trả lời “Anh viết POWER storage là nhầm lẫn CƠ BẢN đấy. Vì không tồn tại khái niệm POWER storage đâu. Chỉ có khái niệm ENERGY storage mà thôi…”.
Tương tự ngày 6/9/2018 at 11:52 PM anh đã viết:
3. Riêng có cái này thì hơi băn khoăn anh ạ. Bữa trước ngồi thử cái xe điện Tesla X, thấy chạy nhanh lắm mà lại đi được khá xa, 700-800 km mới hết ăc quy. Nhưng chủ xe lại bảo thời gian sạc từ nguồn 220V/50 Hz của ta phải mất 16 giờ. Chắc bọn Tesla nó lừa tráo pin mới thế, vì anh có xác nhận là "Xe con 4 chỗ, nạp điện khoảng 10 phút sẽ chạy 800km – 1000km."
Tôi viết về ắc qui sẽ ra đời vào năm 2020, các nhà khoa học trên Thế giới chuyên về ắc qui kỳ vọng và dự báo là “Xe con 4 chỗ, nạp điện khoảng 10 phút sẽ chạy 800km – 1000km”. Đó sẽ là ắc qui Lithium ion thể rắn (solid state), không phải ắc qui Lithium ion thể lỏng (liquid state) hiện đang dùng. Ắc qui thể rắn an toàn hơn, không cháy nổ, công năng cao hơn, gọn nhỏ hơn, nạp điện nhanh hơn rất nhiều so với ắc qui thể lỏng. Hai loại ắc qui khác nhau là vậy. Anh so sánh ắc qui của xe điện Tesla X (đã sản xuất trong quá khứ) với cái sẽ ra đời trong tương lai không khớp nhau là đương nhiên rồi, có gì mà phải băn khoăn “Chắc bọn Tesla nó lừa tráo pin mới thế” . Việc so sánh và kết luận của anh nó hơi kỳ lạ đấy.
Có cái gì đó hơi bất bình thường trong đầu của anh? tôi thực sự quan ngại và khuyên anh nên đến cơ sở y tế kiểm tra.
2) Đã từ rất lâu Thế giới nói chung quá thiên về phát triển kinh tế mà xem nhẹ vấn đề Môi trường. Trong hầu hết các báo cáo nghiên cứu khả thi chỉ có phần đánh giá HIỆU QUẢ kinh tế - xã hội của một dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, trong khi anh viết Tiếp cận mới của thế giới là đánh giá TÁC ĐỘNG kinh tế - xã hội (ESIA). Các nhà kinh tế học Việt Nam cũng không dùng cụm từ “đánh giá TÁC ĐỘNG kinh tế - xã hội” như anh.
3) Anh viết “Tổng sơ đồ 8 sẽ áp dụng tiếp cận ESIA”. Loại trừ lỗi nhìn gà hóa quốc, ta coi ESIA ở đây chính xác là đánh giá tác động Môi trường và Xã hội thì anh lại mắc tiếp lỗi CƠ BẢN mà ở trong thư gửi TS. Lê Trình tôi đã phân tích chỉ ra, chứng tỏ anh đã đọc lướt, nên lặp lại lỗi. Đó là ESIA được Thế giới sinh ra/thiết kế chỉ để áp dụng cho một dự án đầu tư cụ thể, ví dụ đối với nhà máy luyện than cốc, hay nhà máy sản xuất bột giấy và giấy, hay nhà máy sản xuất mía đường… ESIA không áp dụng cho các dự án Qui hoạch hay các Chiến lược phát triển. Đối với các dự án Qui hoạch hay Chiến lược phát triển phải sử dụng Đánh giá Môi trường chiến lược (SEA). Hai phạm trù đánh giá này hoàn toàn khác nhau, đối tượng đánh giá khác nhau, cách tiếp cận khác nhau, phương pháp đánh giá khác nhau, không thể nhầm lẫn dép trái với dép phải được.
4) Như vậy chắc chắn sẽ không có việc “Tổng sơ đồ 8 sẽ áp dụng tiếp cận ESIA”
5) Theo Luật BVMT các dự án Qui hoạch hay các Chiến lược phát triển bắt buộc phải làm Đánh giá Môi trường Chiến lược (SEA). Vì vậy Qui hoạch Điện lực VIII, hay Tổng sơ đồ điện 8, BẮT BUỘC phải làm SEA. Nếu không làm thì coi như phạm luật.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị Diên hồng về “Phát triển bền vững vùng ĐBSCL trước những thách thức của biến đổi khí hậu”, tổ chức ngày 26 – 27/9/2017 tại Cần Thơ, riêng vùng ĐBSCL đã có đến 2.500 Qui hoạch khác nhau. Như vậy, tổng số các dự án Qui hoạch trên cả nước sẽ rất lớn, thực sự là “lạm phát phi mã” về các dự án Qui hoạch. Nếu cộng thêm với các dự án Chiến lược phát triển (Ví dụ Chiến lược Phát triển ngành Dệt May…) nữa có lẽ phải đến hàng vạn các báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến lược (SEA). Đối với từng báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến lược sẽ có 1 Hội đồng Khoa học được Bộ TN&MT ra quyết định thành lập để xem xét, đánh giá, sau hoàn thành nhiệm vụ sẽ tự động giải thể.
(Ảnh trên cho thấy LẠM PHÁT PHI MÃ VỀ CÁC QUY HOẠCH)
6) Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu “Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng Tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công” Nhà nước đã phân bổ 31,07 tỷ đồng, để chứng minh một cách khoa học rằng Nhà nước nên bỏ ra 230.000 tỷ đồng nữa là cần thiết để chống ngập úng cục bộ cho Tp. HCM do tắc cống ở đâu đó.
Không biết một dự án soạn thảo Qui hoạch điện lực quốc gia VII điều chỉnh hết bao nhiêu tiền và một dịch vụ tư vấn trọn gói “viết” SEA cho bản Qui hoạch hết bao nhiêu tiền? mà Nhà nước sẽ phải bỏ ra 148 tỷ USD để thực hiện cái Qui hoạch “chết người” này. Các nhà khoa học sao mãi cứ coi tiền thuế của nhiều triệu người nghèo như nước lã vậy?.
Thưa TS. Hà Đăng Sơn,
Đến nay, sau một thời gian khoảng vài tháng, anh tranh luận về Điện và Năng lượng, anh đã cho mọi người biết, anh là người tham dự và chứng kiến thỏa thuận Paris 2015, có được bản in trong tay, điều mà tôi thèm khát, ước mơ. Tuy vậy, tôi có lưu tại các emails đến khoảng chục lỗi hở sườn của anh và những ý kiến rất ngây ngô nữa. Tôi khuyên anh cứ phải bình tĩnh, điềm đạm trong tranh luận, tránh bực mình, nóng vội, mới không bị mắc những lỗi cơ bản.
Trân trọng
Nguyễn Đức Thắng