BỘ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ LẮM PHẢI KHÔNG ANH
Thưa các bạn, trên mạng tôi nhận được một đường link đến một bài báo. Sau đó là toàn văn một bài viết khá dài ngợi ca của tác giả có biệt danh là Grok3, phân tích, phản biện và kết luận “bài viết có thể trở thành TÀI LIỆU THAM KHẢO XUẤT SẮC CHO CẢ GIỚI HỌC THUẬT VÀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH.” Tôi đã tò mò vào đọc để bổ sung, cập nhật kiến thức của mình.
ThS- KTS Nguyễn Xuân Anh (Chuyên gia quy hoạch đô thị) đã có bài viết “CẦN COI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ NHƯ LÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN QUỐC GIA” đăng trên tạp chí Người Đô thị, gồm 3 phần sau:
a) Đô thị - động lực phát triển ở các quốc gia thành công
b) Vì sao Việt Nam chưa làm được?
c) Nếu không cải tổ: 20 năm tới Việt Nam sẽ ra sao?
Tại phần c) tác giả nêu một số kiến nghị chủ yếu sau: 1) Đó là cần công nhận phát triển đô thị là một ngành kinh tế và cơ chế vận hành riêng. 2) Cải cách thể chế tài chính đô thị: trao quyền phát hành trái phiếu, thu thuế bất động sản, vận hành quỹ phát triển đất. 3) Xây dựng hệ thống chính quyền đô thị có thực quyền, đủ năng lực quy hoạch, tài chính, đầu tư và quản trị địa phương. 4) Ban hành Luật Phát triển đô thị – với tư cách một ngành, một động lực của nền kinh tế.
Tôi mạo muội xin có một số ý kiến như sau:
I. PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ NHƯ LÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN QUỐC GIA: Tiêu đề của bài báo không có cơ sở khoa học. Vì thế giới hiểu khái niệm động lực phát triển quốc gia hoàn toàn khác, chẳng liên quan đến đô thị. Theo tôi đô thị là thành quả của một quá trình phát triển, tích tụ dân cư trên một vùng đất xây dựng. Tại Wikipedia.org một website lớn nhất, phổ quát nhất kiến thức của nhân loại, định nghĩa đô thị, hay khu đô thị là nơi định cư của con người với mật độ dân số cao và cơ sở hạ tầng là thành phần môi trường nhân tạo do con người tạo ra (nguyên văn: an urban area, is a human settlement with a high population density and an infrastructure of built environment). Chính phủ Nhật Bản định nghĩa thành phố là ‘shi’ là một đô thị đáp ứng 3 điều kiện sau:
(1) 50.000 cư dân trở lên;
(2) 60% trở lên số nhà nằm trong các khu vực xây dựng chính;
(3) 60% dân số trở lên tham gia vào sản xuất, thương mại hoặc các loại hình kinh doanh khác.
Thế giới hiểu động lực phát triển quốc gia là tổng hợp các nhân tố, nguồn lực và điều kiện thúc đẩy sự tăng trưởng và tiến bộ toàn diện về kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học - công nghệ và môi trường, nhằm nâng cao đời sống nhân dân, tăng cường sức mạnh quốc gia và đảm bảo phát triển bền vững trong dài hạn. Nói cách khác, đó là những yếu tố then chốt giúp quốc gia vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, tạo ra sự chuyển biến tích cực và bền vững trong quá trình phát triển.
NHỮNG YẾU TỐ LÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN CỦA MỘT QUỐC GIA BAO GỒM:
II. ĐÔ THỊ VÀ ĐÔ THỊ HÓA LÀ KẾT QUẢ MỘT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN VÀ TẤT YẾU CỦA CỘNG ĐỒNG. Tổng Tư lệnh của lĩnh vực này chính là Bộ trưởng Bộ Xây dựng với khoảng 20 Cục, Vụ, Viện tham mưu giúp việc vài chục năm qua. ThS- KTS Nguyễn Xuân Anh chắc là một cây đa khoa học của lĩnh vực này. Ông đã nêu những bức xúc của mình trước thực tại, yếu kém phát triển đô thị của Việt Nam so với thế giới ở phần b) Vì sao Việt Nam chưa làm được?. Trước đó vài năm cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung sau đăng quang nhận chức ít ngày đã kêu toáng lên với báo giới “Chúng ta phải trả giá quá đắt vì làm quy hoạch đã băm nát thủ đô Hà Nội”
Đối với quy hoạch phát triển không gian thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tác giả cũng chính là Bộ Xây dựng phối hợp UBND thành phố Hà Nội và Tp. HCM. Không ai khác cả,vừa là người viết quy hoạch, thẩm định quy hoạch và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch. Bản chất, là người vừa đá bóng, vừa thổi còi. Như vậy là uy lực, uy quyền là siêu lớn để phát triển đô thị. Nước ngoài có mà nằm mơ mới có được siêu quyền như vậy.
Cách đây vài năm Bộ còn quyết định lấy tiền thuế của dân (30.000 tỷ đồng) để giải cứu thị trường bất động sản, thực chất là bỏ túi các nhà đầu cơ LƯỚT SÓNG, ĂN NGỌN THỊ TRƯỜNG NHÀ ĐẤT, chả kém gì thị trường chứng khoán SÒNG BẠC QUỐC GIA HỢP PHÁP, thanh khoản hàng ngày cả chục ngàn tỷ đồng. Cá lớn nuốt cá bé, cắn nhau tóe máu. Những núi tiền đánh bạc khổng lồ này đều được che ô mỹ miều “TIỀN ĐẦU TƯ CHO SẢN XUẤT KINH DOANH”. TIỀN ĐÁNH BẠC trên thị trường nhà đất cũng được Bộ Xây dựng coi là ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC. Khi sóng nhà đất lên, một vạn nhà đầu cơ bán ra thu về, đút túi 50.000 tỷ đồng. Một vạn nhà đầu cơ khác ôm vào với kỳ vọng sẽ thu được 55.000 tỷ đồng trong vài tháng tới. Chẳng may là sóng xuống kéo dài, ngân hàng ép đòi nợ. Thế là họ khóc mếu “mất rồi, lỗ rồi”. Bộ Xây dựng đã khẩn cấp trình Thủ tướng Chính phủ “Phải giải cứu thị trường bất động sản để đất nước phát triển, để ngành xi măng, gạch, ngói, sắt thép phát triển, để công nhân ngành xây dựng không bị thất nghiệp v.v..”. Thủ tướng quá lo, phát sợ vì nếu không giải cứu sẽ là có tội với đất nước. 30.000 tỷ đồng giải cứu từ NSNN đã được Quốc hội thông qua.
ĐÔ THỊ MA TRÀN NGẬP KHẮP ĐẤT NƯỚC. Cho dù, giả sử bình quân mỗi người dân Việt Nam có 5 nhà, trong khi người Mỹ chỉ có 3 nhà, người Thụy Điển chỉ có 1 nhà thôi, vào năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì ước mơ của Bác Hồ ngày xưa và của Tứ trụ Triều đình hiện nay sánh vai với các cường quốc năm châu vẫn chỉ là khát vọng, ước mơ tinh khiết thuần túy. Vì NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA VẪN ĐI TRÊN ĐÔI CHÂN GỖ ĐỂ PHÁT TRIỂN, GIA CÔNG VÀ LÀM THUÊ. Có vô vàn Thực tế/Sự thật để chứng minh cho điều này.
Thưa các bạn, viết nữa thì dài, sợ mang tiếng là quá nói thẳng, không thấy khen, mong các bạn thứ lỗi.
Trân trọng
Nguyễn Đức Thắng, Hà Nội, ngày 12/6/2025.