Y TẾ - SỨC KHỎE >5 PHÁT HIỆN KHOA HỌC MỚI GIÚP BỘ Y TẾ CHỐNG DỊCH COVID-19 HIỆU QUẢ
Ngày đăng: 04-09-2021 - 20:59:37

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----o0o-----

Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 2021

Kính gửi:

 

 

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Bộ trưởng Bộ Y tế

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ tịch UBND  thành phố Hà Nội

Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh

(5 phát hiện khoa học mới và một số thực tế/sự thật

giúp Bộ Y tế chống dịch hiệu quả)

 

Tôi tên là Nguyễn Đức Thắng, cán bộ Nhà nước về hưu năm 2008; có quá trình công tác, khởi đầu tại Viện Kỹ thuật quân sự, tiếp đến là Viện Khoa học Việt Nam và cuối cùng là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 

Ngày 12/7 tôi đã có thư gửi các quí lãnh đạo vềChiến lược chống dịch Covid-19 ở thành phố Hồ Chí Minh là kém khoa học, không hiệu quả, trả giá quá đắt”. Ngày 05/8 tôi lại có thư “Hiến kế chống dịch đạt mục tiêu kép sau 4 tháng thực hiện”. Tại thư kiến nghị thứ ba này tôi đưa ra 5 phát hiện khoa học mới với một số Thực tế/Sự thật để kiên trì chứng minh rằng chiến lược chống dịch hiện nay của Bộ Y tế là không khoa học đang làm gia tăng đói nghèo, gia tăng cái chết, trả giá quá đắt. Tôi đoán là cả hai thư kiến nghị tôi đã bị loại ở đâu đó, không đến được tay Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ở cấp chuyên viên họ cũng không mời tôi đến để tranh luận về mặt khoa học đúng, sai ở chỗ nào. Chính vì vậy tôi xin phép mở đầu thư này bằng một thông tin không liên quan đến dịch Covid-19, để chứng minh năng lực khoa học của bản thân, mong các cấp tham mưu giúp việc hãy “cho phép” thư này được đến với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long.

 

Sáng ngày 6/4/2016 bỗng dưng cá chết nổi trắng mênh mông ngoài biển. Bắt đầu từ vịnh Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh, gần 2 ngày sau lan vào đến tỉnh Thừa Thiên Huế. Hàng trăm nhà khoa học ưu tú  nhất của đất nước, từ Trung ương đến địa phương lao vào cuộc. Họ được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị, phương tiện làm việc. Tuy nhiên do hổng kiến thức khoa học, chỉ có quyết tâm và ý chí nên họ đã đi lạc hướng 180 độ. Sau gần 3 tháng, ngày 30/6 Văn phòng Chính phủ họp báo công bố kết luận nguyên nhân cá chết là do các độc tố hóa học phenol và xianua bám dính trên lớp màng nhầy di động hút nhả độc tố, lướt đến đâu cá chết đến đó. Không khí căng thẳng bao trùm khắp đất nước. Một số nơi đã có các cuộc biểu tình xẩy ra. Một cây đa khoa học hải dương học, thành viên trụ cột của đoàn điều tra nói với báo giới “độc tố đã làm chết san hô, phải vài chục năm sau mới phục hồi lại được”. Các nhà khoa học đã có hội thảo bàn về giải pháp làm sạch biển. Trưởng nhóm trụ cột của Hội đồng KH&CN quốc gia đã đề xuất “Sẽ phải hút hàng ngàn tấn trầm tích, kinh phí hút 1.000 tấn cũng phải mất vài nghìn tỷ đồng. Chúng ta sẽ phải hút suốt chiều dài 209 km và phải hút sâu tối thiểu 50cm thì mới đảm bảo sạch biển”. Với đề xuất này, đất nước sẽ cần khoảng 473 tỷ USD và 5 năm để nạo vét, hút bùn đem đi chôn lấp. Mọi hoạt động đánh bắt hải sản, du lịch và tắm biển coi như chết.

 

Ngày 01/8 sau viết xong thư kiến nghị “Kết luận về nguyên nhân cá chết là phản khoa học, rất có hại cho đất nước” tôi đem in và gửi bưu điện đến các lãnh đạo của đất nước và Bộ, ngành liên quan. Riêng thư gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tôi cầm tay đem đến vào lúc 4g30 chiều cầu may. Nhân lúc đông người ra về tôi đã lọt qua được bảo vệ và lên thẳng phòng Bộ trưởng Trần Hồng Hà. Đúng lúc Bộ trưởng xách cặp diplomat ra về.

 

Tại bài viết, tôi đã chứng minh rằng cá chết vì cạn kiệt ô xy tầng đáy biển, một cái chết an lành và nhân đạo. Hai ngày sau, vào đầu giờ chiều Bộ trưởng Hà đã gọi vào điện thoại của tôi, nói bài viết của tôi là đúng, thuyết phục. Một tuần sau, Bộ trưởng đã tắm biển, ăn cá biển và tuyên bố biển đã an toàn, trong lành để cho TV, đài báo quay. Sản xuất hoàn toàn trở lại bình thường. Còn tôi thì bị GS.TS Phạm Hùng Việt, Phó Chủ tịch Hội đồng KH&CN Quốc gia xác định nguyên nhân cá chết, viết cho một email dài gần trang với lỗi chính tả từ đầu thư đến cuối thư mắng là ngu, là dốt, là không biết gì, đến văn phòng của anh ấy dậy cho chỉ 15 phút thôi là sáng mắt ra. Giá mà chiều hôm ấy tôi bị bảo vệ phát hiện, chặn lại. Thư kiến nghị đó buộc phải gửi vào văn thư và đất nước sẽ phải bỏ ra nhiều tỷ USD để tàn phá kinh hoàng hệ sinh thái biển miền Trung. (Chứng minh chi tiết xin đọc tại website nguyenducthang.vn chuyên mục HÓA HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG, hoặc nhấp chuột/click vào bài này:  "Cần trả lại chân lý khoa học cho kết luận về nguyên nhân cá chết).

 

Chiến lược chống dịch Covid-19 của Việt Nam từ đầu đại dịch cho đến nay, được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khái quát lại bằng công thức 5 điểm dưới đây vào ngày 17/8, khi Bộ trưởng làm việc với Thành uỷ và UBND TP.HCM:

 

  1. Thứ nhất, phải thực hiện giãn cách thật nghiêm.
  2. Thứ hai, phải chú trọng thực hiện an sinh xã hội tại chỗ.
  3. Thứ ba, xét nghiệm sớm là biện pháp then chốt.
  4. Thứ tư, giảm tử vong là ưu tiên hàng đầu.
  5. THỨ NĂM, VẮC XIN LÀ CHIẾN LƯỢC LÂU DÀI.

 

Chiến lược chống dịch với công thức 5 điểm này đã được Bộ Y tế cụ thể hóa, chi tiết hóa thành Nghị quyết 86/NQ-CP “Về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh covid-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV”,  được Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành ngày 28/7/2021.

 

Ngày 24/8/2021 tinh thần và quyết tâm chống dịch đã được đưa lên tầm cao mới. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp nhận nhiệm vụ Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 nhằm đáp ứng yêu cầu huy động nhanh nhất, hiệu quả nhất mọi nguồn lực và biện pháp để sớm đẩy lùi dịch bệnh trên phạm vi cả nước. Ở cấp địa phương, Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch. Tp. HCM và Hà Nội phải chấm dứt được dịch trước ngày 15/9.

 

Tình hình dịch đến ngày 28/8 vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Kết quả tổng quát nhất được thể hiện trong bảng dưới đây:

 

 

Chỉ trong có một tháng, từ ngày 28/7 đến 28/8 tỷ lệ chết của Việt Nam đã tăng vọt so với thế giới. Chủ yếu là ở Tp. HCM. Có thể do bị phong tỏa kéo dài, từ 01/6 đến nay. Nhiều người nghèo lớn tuổi, kiếm sống bằng làm thuê hàng ngày đã bị đói ăn, suy nhược cơ thể, khi bị nhiễm virus là chết.

 

Thưa các quí lãnh đạo và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam,

Với thư Hiến kế chống dịch đạt mục tiêu kép sau 4 tháng thực hiệngửi ngày 5/8 tôi tin tưởng mạnh mẽ là Việt Nam sẽ kiểm soát được dịch Covid-19 sau 4 tháng thực hiện. Tôi thấy vấn đề này là nhỏ, dễ hơn rất nhiều so với vấn đề yếu kém và nan giải của khoa học và công nghệ.

 

Sau hơn 45 năm phát triển xây dựng đất nước, gần 70% tổng tất cả những tài sản mà chúng ta đang có (các tòa nhà gương kính chói lòa cao trọc trời, biệt phủ và các căn hộ hoàng gia, ô tô sang trọng, vàng bạc và ngoại tệ) là do chung ta đánh đổi tài nguyên và môi trường sinh thái; không phải do tài năng và trí tuệ của chúng ta làm ra. Chúng ta đã hủy hoại mạnh mẽ môi trường sinh thái, mà theo Liên Hợp quốc và tất cả các nước văn minh, là điều kiện sống cơ bản của con cháu trong tương lai.

 

Sau 30 năm đổi mới thể chế kinh tế, chúng ta hoàn toàn đi trên đôi chân công nghệ nước ngoài, máy móc thiết bị, vật tư linh kiện, nguyên vật liệu nước ngoài, cộng với sức lao động giản đơn của chúng ta để tạo ra GDP. Theo cách tính chung của Ngân hàng Thế giới WB, năm 2020 bình quân một người Nhật tạo ra 40.113 USD, Hàn Quốc 31.489 USD, Thái Lan 7.189 USD và Việt Nam là 2.786 USD. Nếu do lao động cơ bắp, giản đơn tạo ra thì một người Việt Nam sẽ ngang bằng với một người Nhật. Về rừng vàng, biển bạc thì các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan không thể bằng Việt Nam. Về ý chí, quyết tâm ta còn cao hơn họ. Vậy sự chênh lệch giữa họ với ta do đâu mà ra? Xin thưa hoàn toàn là do giá trị của chất xám, trí tuệ tạo ra.

 

Năm 2018 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 245 tỷ USD (ngang bằng với GDP) trong đó các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đạt 176 tỷ USD, chiếm 72%, còn lại 28% dành cho các doanh nghiệp Việt Nam, đạt 69 tỷ USD. Tỷ lệ này sẽ còn gia tăng trong tương lai. Người Việt Nam đã, đang và sẽ dài lâu là oshin ở nhiều nơi trên thế giới và ở chính tại quê hương đất  nước của mình.

 

Tôi viết thư này đính kèm với bài viết “Năm phát hiện khoa học mới và một số thực tế/sự thật giúp Bộ Y tế chống dịch hiệu quả, kính mong Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp tôi để trao đổi về nền khoa học nước nhà. Nếu phải viết thư bằng máu mới hân hạnh được Phó Thủ tướng tiếp tôi cũng xin sẵn lòng.

 

Xin trân trọng cám ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Phó Thủ tướng cùng các quí lãnh đạo và mong nhận được ý kiến phản hồi.

 

Nguyễn Đức Thắng

Địa chỉ thường trú: xxx ĐT: 0352344233; Email: ndthangndt@yahoo.com

 

============================================ 

 

NĂM PHÁT HIỆN KHOA HỌC MỚI VÀ MỘT SỐ THỰC TẾ/SỰ THẬT GIÚP BỘ Y TẾ CHỐNG DỊCH HIỆU QUẢ

 

TS. Nguyễn Đức Thắng

 

Bài viết gồm các mục sau:

  1. Nhận xét sơ bộ về công tác chống dịch
  2. Một số thông tin khoa học cũ nhưng hữu ích
  3. Năm phát hiện khoa học mới
  4. Một số thực tế/sự thật chống dịch trên thế giới

 

I. NHẬN XÉT SƠ BỘ VỀ CÔNG TÁC CHỐNG DỊCH

 

Hiện nay cả nước có 779 cơ quan báo chí. Từ đầu đại dịch Covid-19 đến nay đã liên tục, không ngừng nghỉ đưa tin về Covid-19, đã làm cả đất nước phải sống trong lo sợ  từng ngày. Người dân sợ đến mức không còn tin vào căn cứ khoa học nữa. Nhà F1 ở đầu phố mà cuối phố vẫn sợ. Một cây đa khoa học đã tiêm đầy đủ hai liều vắc xin, sau một tháng chẳng may tiếp xúc với F1 đã mất ăn, mất ngủ và quyết định làm xét nghiệm. Thật không thể hiểu nổi. Truyền thông báo chí đã khủng bố người dân, xô ngã người dân. Khi mà người dân bị xô ngã thì Bộ Y tế và cả Thủ tướng Chính phủ cũng bị xô ngã. Các lãnh đạo lo sợ và bất an. Các giải pháp, chủ trương, chính sách đề xuất trong lo sợ, rối trí thường thiếu căn cứ khoa học, không hiệu quả và khó thành công.

 

Tuy nhiên họ tảng lờ những vụ chết người khác, cụ thể riêng trong năm 2020 xảy ra 14.510 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.700 người, bị thương 10.804 người; hơn 60.000 người chết liên quan đến ô nhiễm không khí; 182.563 ca ung thư mắc mới và 122.690 ca tử vong. Cả đất nước thấy bình thường, như không hề có chuyện gì xảy ra.

 

Ngày 8/3/2020 bệnh nhân đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam là một người Trung Quốc từ thành phố Vũ Hán đến Tp. HCM thăm con. Đương nhiên người con cũng bị lây nhiễm và là bệnh nhân số 2.

 

Ngày 30/3/2020 Việt Nam chỉ có 9 người mắc mới, đưa tổng số nhiễm Covid-19 lên 188 ca, số tử vong là 0 mà cả đất nước đã hoảng loạn. Căn cứ khoa học nào Bộ Y tế kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020 và thực hiện cách ly, phong tỏa 15 ngày cả đất nước. Trong khi WHO và Bộ Y tế khuyến cáo khoảng cách vật lý an toàn khi tiếp xúc với F0 là trên 2m. Cổng thông tin Chính phủ khẳng định tuần cuối cùng của tháng Ba được xác định là tuần mở màn cho 'cuộc tổng tấn công mùa xuân 2020' vào Covid-19. Hàm ý so sánh với Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, sẽ đập tan, chấm dứt hoàn toàn Covid-19. Thế mà dịch Covid-19 vẫn còn căng thẳng cho đến nay.

 

Ngày 24/8/2021 tinh thần và quyết tâm chống dịch đã được đưa lên tầm cao mới. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp nhận nhiệm vụ Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 nhằm đáp ứng yêu cầu huy động nhanh nhất, hiệu quả nhất mọi nguồn lực và biện pháp để sớm đẩy lùi dịch bệnh trên phạm vi cả nước. Ở cấp địa phương, Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch. Ngày 25/8 Ban chỉ đạo quốc gia được kiện toàn gồm gồm tám tiểu ban là: Y tế; An ninh trật tự xã hội; An sinh xã hội; Tài chính, hậu cần; Sản xuất và lưu thông hàng hóa; Vận động và huy động xã hội; Dân vận; và Truyền thông. Tất cả các Phó Thủ tướng đều được giao phụ trách các tiểu ban này. Phải tiêu diệt và chấm dứt hoàn toàn Covid-19! 

 

Chúng ta đã và đang chống dịch bằng ý  chí, quyết tâm hơn là dựa trên những lập luận khoa học. Theo tôi những căn cứ khoa học nên được đặt cao hơn ý chí, quyết tâm. Vì khoa học giúp chúng ta đi đúng hướng, tạo ra quyết sách chống dịch hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại kinh tế - xã hội. Khi có khoa học chúng ta sẽ chống dịch nhàn hơn.

Chiến lược chống dịch của Việt Nam từ đầu đại dịch cho đến nay, được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khái quát lại bằng công thức 5 điểm dưới đây vào ngày 17/8, khi Bộ trưởng làm việc với Thành uỷ, UBND TP.HCM:

  1. Thứ nhất, phải thực hiện giãn cách thật nghiêm.
  2. Thứ hai, phải chú trọng thực hiện an sinh xã hội tại chỗ.
  3. Thứ ba, xét nghiệm sớm là biện pháp then chốt.
  4. Thứ tư, giảm tử vong là ưu tiên hàng đầu.
  5. THỨ NĂM, VẮC XIN LÀ CHIẾN LƯỢC LÂU DÀI.

 

Chiến lược chống dịch với công thức 5 điểm này đã được Bộ Y tế cụ thể hóa, chi tiết hóa thành Nghị quyết 86/NQ-CP Về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh covid-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV”, được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 28/7/2021.

 

Dòng đầu tiên của Nghị quyết là “Dịch bệnh COVID-19, với sự xuất hiện của biến chủng Delta đang diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh, lây lan nhanh và gây tử vong cao”.

Tinh thần của Nghị quyết là “chống dịch như chống giặc”.

Mục tiêu của Nghị quyết là “Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9/2021. Các tỉnh: Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 01/9/2021. Các tỉnh, thành phố khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25/8/2021”.

 

Đọc toàn văn Nghị quyết thấy toát lên tinh thần, khí thế chấm dứt, kiểm soát được hoàn toàn dịch vào ngày 15/9, đưa mọi hoạt động của cuộc sống trở lại bình thường.

 

Tuy nhiên, căn cứ số liệu của Bộ Y tế ngày 01/9 có thể nói ngay, mục tiêu đã không thành công. Các tỉnh nói trên hoàn toàn không kiểm soát được, vẫn đang trong khủng hoảng vì dịch.

 

Tôi nghĩ chiến lược chống dịch của Bộ trưởng là chiến lược kém khoa học, không hiệu quả. Hệ quả là người dân phải trả giá quá đắt. Tỷ lệ người chết đã gia tăng vượt thế giới. Trong bài viết này tôi sẽ đưa ra rất nhiều thông tin khoa học và thực tế, sự thật để chứng minh.

 

Tp. HCM đầu tầu kinh tế cả nước đã bị tê liệt từ ngày 01/6 và sẽ kéo dài đến ngày 15/9 (tổng số 105 ngày):

Từ 01/6 đến 14/6 giãn cách theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ.

Từ 15/6 đến 8/7 giãn cách theo Chỉ thị 10 của UBND TP HCM.

Ngày 26/6 thực hiện chiến dịch thần tốc xét nghiệm cho 5 triệu người

Từ 9/7 đến 15/9 giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

Từ ngày 27/7 áp dụng thêm các biện pháp tăng cường như cấm ra đường, ngưng các hoạt động không thiết yếu sau 18h  đến 6h sáng hôm sau.

Từ ngày 23/8, TP HCM tăng cường hơn nữa là "ai ở đâu ở yên đó". Quân đội sẽ lo giúp cho lương thực, thực phẩm.

Ngày 22/8 Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thần tốc xét nghiệm toàn TP HCM. Tương tự là các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai.

Ngày 19/7 Thủ tướng Chính phủ bổ sung danh sách phong tỏa theo Chỉ thị 16 lên thành 19 tỉnh phía Nam.

 

Trên cả nước lần lượt các tỉnh, thành phố thực hiện xét nghiệm diện rộng và phong tỏa theo Chỉ thị 16, trong đó có Hà Nội thực hiện phong tỏa từ ngày 24/7 và đang kéo dài đến 15/9.

 

Vậy thế nào là kiểm soát được dịch, đưa mọi hoạt động của cuộc sống trở lại bình thường?. Theo tôi chỉ nên nói là kiểm soát được đợt sóng dịch này thôi. Hy vọng đưa số ca nhiễm và ca chết hàng ngày về ngang bằng với ngày đầu của sóng dịch. Tương tự ta nói kiểm soát được sóng dịch đầu tiên sau phong tỏa cả đất nước 15 ngày đầu tháng 4/2020. Sau đó lại có sóng 2, sóng 3 và sóng 4 hiện nay. Vậy thế nào là kiểm soát được hoàn toàn đại dịch Covid-19 tôi sẽ trình bầy tại phần thực tế/sự thật chống dịch một số nước trên thế giới (bên dưới).

 

Theo Bộ Y tế, Việt Nam có tất cả 4 sóng dịch sau: Sóng 1: từ 8/3 – 5/5/2020; sóng 2 từ 27/7 – 23/9/2020; sóng 3 từ 28/1/2021 – 5/4/2021; sóng 4 từ 27/4/2021 đến nay.

 

Mới sau khoảng hai tháng rưỡi của đợt dịch thứ tư này, theo Tổng cục Thống kê hôm 6/7/2021: “12,8 triệu lao động tại Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực, tăng 3,7 triệu người so với quý đầu năm. Ngoài ra, 1,8 triệu người lâm vào cảnh không có việc và 1,4 triệu lao động đang mong manh do không có việc làm một cách chính thức”. Từ đó có thể kết luận tình hình kinh tế - xã hội 2 tháng 7 và 8 đang là rất bi đát. Nhiều  vạn người đang phải sống dựa vào cơm từ thiện. Nhiều bệnh nhân nặng (ung thư, tiểu đường, chạy thận nhân tạo, đột quỵ tim, não v.v..) đã chết vì cả hệ thống y tế đang gồng mình lên thực hiện nhiệm vụ ưu tiên số một là Covid-19.  Không một chuyên gia kinh tế - xã hội nào có thể đưa ra căn cứ khoa học cho dự báo lạc quan sau ngày 15/9 và đến hết năm.

 

Bộ Tài chính nên có thống kê công khai và minh bạch về những con số cụ thể chi tiêu ngân sách Nhà nước, bao gồm Trung ương và địa phương cho các hạng mục công việc chống dịch và cho cứu trợ người dân và doanh nghiệp. Điều này rất hữu ích, có thể coi là một căn cứ khoa học để Bộ Y tế hoạch định chiến lược chống dịch hiệu quả. Nếu không công khai những con số này Bộ Y tế có thể chống dịch bằng mọi giá, miễn sao đảm bảo được an toàn trách nhiệm của Bộ Y tế.

 

Về ngân sách Nhà nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã ví “Ngân sách Nhà nước như dòng sông đã cạn”. Tại phiên thảo luận ngày 27/7/2021 về kế hoạch đầu tư công trung hạn, bà Vũ Thị Lưu Mai - Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đã nói “Vốn đầu tư công là tiền thuế của dân, kể cả vốn vay cũng là dân phải trả, không phải sở hữu của bất cứ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào". Điều đó có nghĩa là ngay tiền cứu đói, trợ cấp thất nghiệp mà Thủ tướng Chính phủ xuất ra cho dân trong chống dịch hiện nay thực chất là tiền Thủ tướng tạm ứng trước cho dân, sau này dân sẽ phải nộp trả thông qua đóng thuế.

 

Những dòng người nghèo chạy trốn dịch và lệnh phong tỏa, rời Tp. HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ rất đau thương. Nhiều gia đình cả vợ chồng con cái trên một chiếc xe máy vượt cả nghìn km ra Bắc, đói ăn, nằm ngủ vật vã dọc đường. Tôi tin là Thủ tướng Phạm Minh Chính nếu được nhìn thấy những hình ảnh này ông sẽ khóc.

 

Tình hình dịch đến ngày 28/8 vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Kết quả tổng quát nhất được thể hiện trong bảng dưới đây:

 

 

Mới chỉ trong có một tháng, từ ngày 28/7 đến 28/8 tỷ lệ chết của Việt Nam đã tăng vọt so với thế giới. Ta tăng, họ giảm. Ta làm thế này, họ làm thế kia. Số ca chết chủ yếu là ở Tp. HCM. Có thể do bị phong tỏa kéo dài, từ 01/6 đến nay. Nhiều người nghèo lớn tuổi, kiếm sống bằng làm thuê hàng ngày đã bị đói ăn, suy nhược cơ thể, khi bị nhiễm virus là chết.

 

II. MỘT SỐ THÔNG TIN KHOA HỌC CŨ NHƯNG HỮU ÍCH:

 

Virus Corona: Cả thế giới đang phải sợ một vật vô tri, vô giác, vô cùng nhỏ. Chỉ có thể nhìn thấy nó qua kính hiển vi điện tử quét. Đó là một THỰC THỂ VẬT CHẤT PROTEIN HÌNH CẦU mang gen di truyền là axit RNA (RiboNucleic Acid), có tên gọi là virus Corona. Hình cầu này có đường kính bằng 0,12 micromet = 0,12μm, có rất nhiều gai nhọn nhô ra trên toàn mặt cầu. Một đầu tóc hay mũi kim có kích thước khoảng 0,1mm = 100 μm lớn gấp gần 1.000 lần con virus Corona.

 

Một hạt này mãi mãi chỉ là một hạt nếu nó ở bên ngoài tế bào (thực vật, động vật). Hạt này chỉ sinh sôi, nẩy nở khi nó chui được vào bên trong tế bào. Các gai nhọn có tên gọi là Spike Glycoprotein giúp virus cắm xuyên vào màng tế bào, theo cơ chế “cuốn và kéo” nó chui hẳn vào bên trong tế bào.

 

 

Khi ở bên trong tế bào chúng mới sinh sản theo cơ chế nhân đôi (2, 4, 8 v.v..) lên rất nhiều. Sau đó chúng lại chui qua màng tế bào ra ngoài và lan tỏa sang các tế bào khác. Cứ thế chúng phá hủy các mô và cơ quan của cơ thể. Cấu trúc và cấu tạo hóa học của các gai Spike Glycoprotein này luôn bị thay đổi (mutation). Từ đó hình thành các biến thể khác nhau của con virus Corona, cụ thể là Alpha, Beta, Gama và Delta v.v.. Khoa học cho đến nay không thể kiểm soát, khống chế được những thay đổi này. Chỉ có cầu mong và hy vọng biến thể mới về sau là “ngoan hiền”.

 

Vắc xin theo công nghệ sản xuất truyền thống, ví dụ AstraZeneca, Sputnik, Sinopharm hay Nanocovax là protein được sản xuất từ mẫu phẩm virus Corona được nuôi cấy nhân lên, sau đó làm bất hoạt, làm “chết”.

Vắc xin theo công nghệ mới, công nghệ mRNA (messenger RNA, axit ribonucleic mang thông tin di truyền) có hai hãng sản xuất là Pfizer-BioNTech và Moderna.  Vắc xin này cũng là một protein, nhưng được sản xuất dựa trên gen di truyền mRNA theo phản ứng chuỗi polymerase (polymerase chain reaction). Mẹ đẻ của hai bằng phát minh sáng chế tại Mỹ tạo nền cho công nghệ mRNA là bà Katalin Kariko (sinh năm 1955) người Hungari, tốt nghiệp đại học và nhận bằng tiến sĩ Hóa sinh tại Hungari. Bà cũng là Phó Chủ tịch của công ty BioNTech tại bang Mainz của Đức (Biopharmaceutical New Technologies). Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, ngày 11/1/2020 các nhà khoa học Trung Quốc đã công bố trình tự sắp xếp gen của con virus Vũ Hán. Dựa vào trình tự gen được công bố này, các nhà khoa học của BioNTech và Moderna độc lập với nhau đã lao ngay vào cuộc “thiết kế vắc xin”. BioNTech chỉ cần vài giờ, Moderna sau 48 giờ họ đã có công thức để chế tạo vắc xin. Trong tháng 3/2020 họ đã có vắc xin để thử nghiệm lâm sàng. Vắc xin của BioNTech có tên là BNT162b2 được giao cho Pfizer (Mỹ) lo sản xuất, thương mại và logistics.  Công nghệ mRNA, 10 năm qua chủ yếu được nghiên cứu sử dụng chế tạo vắc xin chữa ung thư. Nhiều khả năng chỉ vài ba năm nữa sẽ có vắc xin “đánh bại” ung thư, bệnh tiểu đường v.v... Và  cũng nhiều khả năng sau đại dịch Covid-19 bà Katalin Kariko có thể nhận giải thưởng Nobel Y học. Song song với nghiên cứu vắc xin chữa bệnh bà cũng phát hiện ra một cơ chế trong tế bào có khả năng làm giảm quá trình lão hóa của tế bào, giúp con người tươi trẻ lâu hơn.

 

Như vậy về cơ bản cả hai loại vắc xin đều là các chế phẩm sinh học protein an toàn có cấu tạo bề mặt “giống” gai Spike Glycoprotein. Các chế phẩm sinh học protein trong chuyên môn còn gọi là các kháng nguyên (antigen). Khi tiêm các kháng nguyên này vào cơ thể, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể (antibody) thích ứng, phù hợp để “bắt giữ” kháng nguyên, như một cặp nam châm trái cực hút dính chặt vào nhau. Tiêm vắc xin hai lần có nghĩa là dạy, luyện tập cho hệ miễn dịch làm quen, ghi nhớ thuần thục kháng nguyên (đại diện cho con virus). Sau này khi ta chẳng may hít thở virus thật vào cơ quan hô hấp, hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng phát hiện ra đó là kẻ thù; phát lệnh tấn công, sản xuất ra các kháng thể để bắt dính các gai của con virus; vô hiệu hóa virus ngay ở bên ngoài tế bào. Do vậy virus không thể chui vào trong tế bào để sinh sôi, nẩy nở.

 

PHÁT HIỆN KHOA HỌC MỚI 1:

Phát hiện này là do tự tôi đưa ra. Đó là khái niệm VÒNG ĐỜI PHÁT TRIỂN của con SARS-CoV-2 trong cơ thể người như sau:

 

Từ ngày 1 đến ngày 4: Số lượng virus trong cơ thể còn rất ít. Người bị nhiễm hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu lấy mẫu dịch hầu họng thực hiện xét nghiệm RT- PCR (xét nghiệm phân tử tìm kháng nguyên) khả năng cao kết quả là âm tính giả. Nếu lấy mẫu máu xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể, chắc chắn cho âm tính giả. Những mẫu xét nghiệm lấy trong thời gian này sẽ thả F0 ra tự do.

 

Từ ngày 4 đến ngày 7: Đối với virus Delta, số lượng virus phát triển khá nhanh vượt trội Virus Alpha. Trong những ngày này khi lấy mẫu phải thao tác thật chuẩn mới lấy đủ được lượng virus cần thiết. Nếu không có kinh nghiệm trong lấy mẫu sẽ khó cho kết quả chính xác. Hệ miễn dịch bẩm sinh của con người dần nhận ra “kẻ lạ”, cảnh báo nội bộ.

 

Từ ngày 7 đến ngày 14: Cả hai loại virus đều phát triển đạt đỉnh. Nếu lấy mẫu xét nghiệm PCR tìm kháng nguyên cho kết quả chính xác. Nếu lấy mẫu máu xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể, cũng cho kết quả dương tính đúng (đương nhiên phải loại trừ những người đã tiêm vắc xin hoặc đã nhiễm virus trước đó, vì trong cơ thể họ đã có kháng thể).

 

Hệ miễn dịch của cơ thể đã nhận rõ “kẻ thù” và sản xuất ra kháng thể tấn công. Từ ngày 7, đối với biến thể Alpha và tùy cơ địa từng người các triệu chứng sẽ xuất hiện, như ốm, sốt, ho. Với chủng có “độc tính” thấp sẽ không xuất hiện triệu chứng. Người bị nhiễm vẫn thấy bình thường, cùng lắm mệt mỏi nhẹ.

 

Từ ngày 14 đến ngày 21: Hệ miễn dịch trong cơ thể người tiếp tục sản xuất ra kháng thể tiêu diệt virus. Tùy cơ địa của từng người (độ tuổi, thừa cân béo phì, bệnh nền, suy nhược do thiếu ăn v.v..) và tùy thuộc vào “độc lực” của từng biến thể, số lượng virus sẽ giảm đi, hoặc không giảm.

 

Trường hợp lượng virus giảm đi, người bệnh sẽ cảm thấy bình thường, khỏe mạnh. Trường hợp lượng virus không giảm, chúng lan tỏa ra các cơ quan khác, người bệnh sẽ thấy tăng nặng, đòi hỏi sự can thiệp tích cực của bác sĩ.

 

Từ ngày 21 – 30: Trường hợp bệnh nhẹ, virus sẽ giảm hẳn từ ngày 21, người bệnh sẽ bình phục hoàn toàn. Trường hợp nặng phần lớn được các bác sĩ điều trị tích cực chữa khỏi. Virus bị các kháng thể tiêu diệt hết. Xét nghiệm PCT phần lớn cho kết quả âm tính đúng. Nếu kết quả vẫn còn dương tính nhiều khả năng là do sai số được phép. Vì trong khoa học bất cứ một xét nghiệm nào đều có sai số được phép, ví dụ 5% số mẫu được phép sai. Nhà sản xuất thiết bị/dụng cụ hay bộ xét nghiệm phải công bố tỷ lệ sai số cho người sử dụng biết. Những ngày này nếu lấy mẫu máu làm test nhanh xét nghiệm kháng thể là thừa.

 

Từ vòng đời phát triển của con virus chúng ta có thể suy ra:

  • Bất cứ F0 KHỎE MẠNH nào chỉ nguy hiểm cho cộng đồng có 14 ngày thôi, trong cả đời 73 năm sống của họ (tuổi thọ trung bình của người Việt Nam). Nhưng tất nhiên không phải 14 ngày bất kỳ. Phải chính xác từ ngày 4 sau ngày bị phơi nhiễm đến ngày 17. Từ ngày 21 trở đi lượng virus giảm hẳn, rủi ro phát tán mầm bệnh là rất thấp.
  • Những F0 có triệu chứng (ốm, sốt, ho) đã phải cách ly nằm nhà, hay vào bệnh viện. Những ngày này chỉ gây mệt, vất vả cho bác sĩ thôi.
  • Đối với những người bị tái nhiễm (hay đã tiêm vắc xin), ngay từ những ngày đầu tiên, hệ miễn dịch của cơ thể đã nhận ra kẻ thù và tấn công tiêu diệt luôn virus. Lâu dài, đối với những người lớn tuổi và tùy cơ địa từng người, “khả năng nhớ virus” của hệ miễn dịch có thể suy giảm, khi đó có thể bổ sung vắc xin liều 3.
  • Chúng ta chỉ nên sợ các ca mắc mới trong ngày, trong tuần nếu cao quá gây quá tải cho bệnh viện. Chẳng có lý do gì để chúng ta phải sợ cả con số cộng dồn các ca nhiễm từ đầu đại dịch cho đến nay, kỳ thị và xa lánh F0. Tính đến ngày 28/8 là 422.469 ca, hay lớn hơn, ví dụ cho là 1 triệu. Chúng ta chỉ nên sợ ca chết nhiều quá mà thôi.

 

Vòng đời phát triển của con virus SARS-CoV-2 bất kỳ một bác sĩ nào chịu khó suy nghĩ cũng phát hiện ra. Tôi xin phép được trình bầy lan man đôi chút. Tương tự, bất cứ  một nhà khoa học thủy lợi nào nếu chịu khó và để tâm sẽ phát hiện ra một qui luật của tự nhiên rất hữu ích cho công tác chống ngập sau mưa lũ của Tp. HCM.

 

Đó là “MỰC NƯỚC CAO NHẤT tại trạm thủy văn Phú An trên sông Sài Gòn vào mùa mưa luôn thấp hơn mùa khô”. Tôi tính toán trung bình thấp hơn khoảng 8cm. Có nghĩa là phải có cơn mưa rất lớn, khoảng 10 năm mới có một lần thì mực nước sông mới cao bằng mùa khô của năm đó. Điều này là vô cùng nghịch lý, không ai có thể chấp nhận được. Tôi sẽ bị mắng như tát nước vào mặt khi nói ra điều này. Tuy nhiên, khi tôi đưa ra những số liệu thống kê (công bố trên website của UBND Tp. HCM), ghi chép cụ thể của 10  năm tại trạm thủy văn Phú An thì các nhà khoa học thủy lợi chỉ có trố mắt ngạc nhiên mà thôi. Số liệu có nhưng họ đâu có đọc. Nhiều người đọc tin nhưng chỉ nhìn thấy lớp sơn bóng bề mặt. Do không đọc bằng tâm nên không nhìn thấy lõi và nhân của thông tin.

 

Vì là số liệu của 10 năm nên tôi nghĩ nó phải là qui luật của tự nhiên. Đã là qui luật của tự nhiên nên điều này đã tồn tại cả nghìn năm rồi. Tất nhiên nếu chỉ tính toán không thôi các nhà khoa học bảo thủ có thể phản đối, cho rằng thiết bị đo mực nước sai và ghi chép sai suốt 10 năm đo đạc. Do vậy tôi đã chịu khó đầu tư suy nghĩ để tìm ra lời giải về khoa học, để lý giải thực tế/sự thực này. Đó là kiến thức vật lý lớp 12 mà thôi. Đó là lực tương tác hấp dẫn và chuyển động giữa Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất: Vào mùa khô, Tp. HCM ở vị trí “gần” Mặt trăng và Mặt trời hơn, so với trong mùa mưa.

 

Phát hiện này cộng với quan sát ông cha ta mỗi khi có mưa về ngập lụt đều mang cuốc, mang xẻng ra khơi thông cống rãnh. Hóa ra là ngập úng do tắc cống ở đâu đó mà thôi. Kết quả là bài kiến nghị của tôi gửi các lãnh đạo của đất nước và UBND Tp. HCM “Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực Tp. HCM là phản khoa học, có hại cho đất nước”. Quy hoạch này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số số 1547/QĐ-TTg ngày 28/10/2008. Theo Quy hoạch, Tp. HCM sẽ xây dựng đê bao hình lưỡi bò dài 172km (độ cao đỉnh đê từ 2 – 3m, chiều rộng mặt đê 7,5m) suốt dọc bờ hữu sông Sài Gòn (từ Bến Sức, huyện Củ Chi), đến dọc sông Nhà Bè, dọc sông Soài Rạp, đi tiếp dọc bờ tả sông Vàm Cỏ đến Vàm Cỏ Đông; khép kín khu vực cần được bảo vệ (khoảng 3/4 diện tích Tp. HCM) và 4 huyện của tỉnh Long An là Cần Giuộc, Cần Đước, Bến Lức và Đức Hòa. Cùng với đê bao là 12 cống siêu lớn (có cánh đóng/mở) bịt kín 12 cửa kênh, rạch lớn, chặn không cho lũ sông Sài Gòn tràn vào kênh rạch thông ngược lên các cống và chảy tràn mặt đường phố.

 

Quy hoạch này đã được UBND Tp. HCM thực hiện 10km đê bao và 6 cống lớn dở dang. Thư kiến nghị của tôi được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tp. HCM ủng hộ 100% (công văn số 3245/SNN-CCTL, ngày 22/11/2018 của Sở gửi tôi). Ngày 12/3/2019 lãnh đạo UBND Tp. HCM đã ký công văn số 839/UBND-ĐT chỉ đạo các Sở, ban ngành liên quan cụ thể hóa, triển khai thực hiện 5 giải pháp mềm (phi công trình) chống ngập do tôi đề xuất. Mọi chi tiết xin đọc tại website nguyenducthang.vn chuyên mục THỦY LỢI VÀ ÚNG NGẬP TP.HCM hoặc nhấp chuột/click vào bài này "Qui hoạch thủy lợi chống ngập úng TP.HCM là phản khoa học, có hại cho đất nước".

 

PHÁT HIỆN KHOA HỌC MỚI 2:

 

Về xét nghiệm diện rộng trong đại dịch Covid-19

Hai tác giả Tim R. Mercer (Úc) và Marc Salit (Mỹ) đã công bố một nghiên cứu có tên là Testing at scale during the COVID-19 pandemic (Xét nghiệm diện rộng trong đại dịch Covid-19), công bố tại tạp chí Nature Reviews Genetic, Volume 22 July 2021, Pages 415 – 426.

 

Tại trang 419, các tác giả nghiên cứu mức độ chính xác của xét nghiệm phụ thuộc vào 4 thông số sau:

 

a) Tỷ lệ các F0 trong quần thể 400 người là 5% và 25%.

b) Tỷ lệ độ nhậy và đặc hiệu của bộ xét nghiệm là 70% và 95%.

 

Kết quả ÂM TÍNH đều là âm tính đúng.

Kết quả DƯƠNG TÍNH:

  • Đối với trường hợp có 5% F0 trong nhóm 400 người (20 F0): Trường hợp độ nhạy bộ xét nghiệm là 70% thì 90% kết quả dương tính là giả. Trường hợp độ nhạy là 95% thì 50% kết quả dương tính là giả.
  • Đối với trường hợp có 25% F0 trong nhóm 400 người (100 F0): Trường hợp độ nhạy bộ xét nghiệm là 70% thì 56% kết quả dương tính là giả. Trường hợp độ nhạy là 95% thì 14% kết quả dương tính là giả.

 

Từ đó ta có thể rút ra một qui luật. Đó là “Tỷ lệ F0 trong quần thể càng nhỏ thì kết quả dương tính giả càng cao”.

 

Từ phát hiện này ta rút ra được điều gì đối với việc xét nghiệm diện rộng cho 5 triệu người ở Tp. HCM, từ ngày 26/6? và tương tự cho tất cả các tỉnh thành:

 

Tại website Bộ Y tế số ca nhiễm mới từng ngày tại Tp. HCM từ 22/6 – 25/6 lần lượt là : 136, 152, 162, 161 ca, phần lớn là những người ở trong các khu cách ly tập trung. Tổng của 4 ngày là 611 F0. Tôi tăng lên hẳn 1.000 F0  trong một quần thể xét nghiệm 5 triệu người sẽ là 0,02%. Một tỷ lệ vô cùng nhỏ so với 5% của bài báo nói trên. Do vậy có thể nói là tỷ lệ vô cùng cao các dương tính oan, tạm cho là 80%. Hàng vạn người dương tính oan đã phải chui vào bệnh viện “ăn nghỉ” 2 tuần rồi lại chui ra. Khổ cho cả bác sĩ, nhân viên y tế, khổ cho cả “bệnh nhân oan”.

 

Tình hình dương tính oan mà không thể biết này tương tự lan rộng ra các tỉnh của cả nước. Các tỉnh đua nhau nở rộ xét nghiệm để moi ra quá nhiều các F0 giả, tạo cơ hội thu nhập may mắn hiếm có cho các doanh nghiệp nhập khẩu các dụng cụ, hóa chất xét nghiệm. Chi phí cho một xét nghiệm RT-PCR theo thông báo công khai của công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Đồng Nai ngày 8/7/2021 là 1.200.000 đồng/mẫu.

 

Ngày 22/8 Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tục yêu cầu thần tốc xét nghiệm toàn TP HCM, hơn 9 triệu dân trong thời gian giãn cách xã hội, để phát hiện sớm nhất F0. Tương tự là các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai và nhiều tỉnh khác nữa đam mê xét nghiệm diện rộng.

 

Các nước rất giầu có ở Châu Âu và Bắc Mỹ cũng không ném tiền qua cửa sổ để làm những xét nghiệm vô bổ kiểu này. Giá mà những núi tiền to lớn, nhiều ngàn tỷ đồng chi cho xét nghiệm chuyển thành tiền cứu đói có thể giảm đến 80% số ca chết vì Covid-19 đang tăng chóng mặt tại Tp. HCM và rất nhiều những ca chết khác không liên quan đến Covid-19.

 

Giả sử đất nước ta từ đầu đại dịch cho đến nay (sau 1,5 năm) Việt Nam đã thực hiện khoảng 10 triệu xét nghiệm RT-PCR. Không kể những xét nghiệm cho giấy thông hành, đi đường, chứng minh khác. Như vậy chúng ta đã chi ra 12.000 tỷ đồng cho xét nghiệm. Chính phủ Mỹ đặt mua 100 triệu liều vắc xin Pfizer-BioNTech với giá 1,9 tỷ USD; bình quân 19 USD cho 1 liều = 19 USD x 23.300 đồng = 443.000 đồng/liều. Như vậy với 12.000 tỷ đồng tiền xét nghiệm chúng ta sẽ mua được 27 triệu liều vắc xin (=12.000 tỷ/443.000). Với  27 triệu liều vắc xin nếu tiêm cho 13,5 triệu người già, người trẻ có bệnh nền chắc chắn chúng ta đã kiểm soát được dịch. Bộ Y tế có thể ngồi xuống tọa đàm bình thơ.

 

PHÁT HIỆN KHOA HỌC MỚI 3:

 

Biến thể Delta lây nhiễm nhanh, nhưng là virus “ngoan hiền”:

Theo giáo sư Stuart Turville, nhà virus học tại Viện Kirby (Úc) cho biết “Cứ 100 người tiếp xúc với người bị nhiễm chủng Delta, thì 12 người trong số đó có khả năng bị nhiễm bệnh. Với chủng Alpha, tỷ lệ này là 8-9 người. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong khi mắc các biến thể Alpha là 1,9%. Nhưng cho đến nay, tỷ lệ tử vong khi mắc biến thể Delta được thống kê là 0,3%.

 

Một nghiên cứu mới nhất của Anh với những số liệu rất đầy đủ cho thấy tỷ lệ chết do biến thể Delta còn thấp nữa, là 0,2%. Đối với những người nhiễm dưới 50 tuổi tỷ lệ chết là vô cùng nhỏ, xuống 0,03%. Họ kết luận virus có tốc độ lây lan càng nhanh thì số ca chết càng giảm.

 

Nhà dịch tễ học Janet Baseman, đại học University of Washington nói “Tôi không thấy bằng chứng nào cho thấy biến thể Delta độc hại hơn”.

Bác sĩ Paul Sax bệnh viện Brigham and Women’s Hospital in Boston nói “Suy nghĩ coi biến thể Delta độc hại hơn, mang tính tiếu lâm, hài ước hơn là dựa vào số liệu thực tế”.

Theo bác sĩ Aaron Richterman trường đại học University of Pennsylvania “Nói virus lây nhiễm nhanh hơn và lại độc hại hơn là rất không bình thường

 

Như vậy, biến thể Delta có tốc độ lây lan nhanh hơn 1,4 lần (= 12/8,5) nhưng “độc lực” của nó chỉ bằng 1/10 (= 0,2/1,9) biến thể Alpha. Tỷ lệ chết giảm 10 lần là vô cùng ý nghĩa. Như vậy con virus Delta là “ngoan hiền” hơn con virus Alpha.

 

Biến thể Delta có tốc độ lây lan nhanh vì chỉ trong vòng có 4 ngày sau nhiễm chúng đã phát triển rất nhanh và nhiều trong mũi, họng hầu, đủ số lượng lớn để văng bắn ra ngoài không khí gây nhiễm. Trong khi đối với các biến thể cũ như Alpha, Beta phải cần 7 ngày mới đủ số lượng văng bắn ra ngoài gây nhiễm.

 

Từ phát hiện virus Delta lây lan nhanh nhưng có độc lực chỉ bằng 1/10 so với Alpha chúng ta suy ra  những điều sau:

 

  • Sẽ có vô vàn những F0 trẻ khỏe ở xung quanh ta. Chính họ cũng hoàn toàn không hề hay biết là trong người có chứa virus Delta. Con virus vô hình đã nằm trong họ. Bình quân chung thế giới hiện nay đối với virus Delta có đến 90% ca nhiễm là không triệu chứng, hoặc thoáng qua giống hệt như cảm cúm nhẹ. Tỷ lệ này đối với virus Alpha là 80%. Cuộc chiến với virus Delta đã trở thành cuộc chiến với những người thân của chúng ta. Ai đánh ai bây giờ đây?
  • Trong một gia đình trẻ có khi cả nhà  nhiễm virus Delta mà không hề hay biết. Nếu chồng bị nhiễm đầu tiên, chắc chắn vợ và các con nhỏ đều bị lây nhiễm. Nếu vợ bị nhiễm đầu tiên chắc chắn chồng và các con nhỏ đều bị lây nhiễm. Nếu con bị lây nhiễm đầu tiên, mang từ trường học về, chắc chắn bố và mẹ đều bị lây nhiễm. Nếu trong nhà có ông bà nữa, chắc chắn ông bà cũng bị lây nhiễm. Nhưng vì ông bà là người lớn tuổi nên dễ bị đổ bệnh, sốt, ho lộ ra ngay. Khi đó mới đi xét nghiệm, té ra ông bà là F0. Nếu ông bà chưa quá già và không có bệnh nền sau nằm viện điều trị một thời gian rồi cũng khỏi. Vợ chồng Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Vương quốc Anh, vua ở một số nước Trung Đông được che chắn, bảo vệ tầng tầng lớp lớp thế mà cũng không biết bị lây  nhiễm từ đâu, ai gây ra cho ai.
  • Phải chung sống dài lâu với virus Delta. Bắt buộc là như vậy. Không thể “tiêu diệt” được vợ, chồng, con cái, anh em ruột thịt, bạn bè, đồng nghiệp, chiến hữu được. Không thể đem tất cả họ đi để chọc ngoáy mũi, lấy dịch đờm làm xét nghiệm để moi họ ra đưa đi nhập viện oan. Chưa kể hàng vạn nhân viên không chuyên lấy mẫu trong trạng thái vất vả, thần tốc, chắc chắn có ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả. Chưa kể lấy mẫu phải đúng ngày như vòng đời của con virus đã nói ở trên thì kết quả mới cho chính xác.
  • Buồn hơn nữa là chúng ta đã đem hàng trăm ngàn F1 đi cách ly tập trung, để họ bị lây nhiễm chéo mạnh mẽ lẫn nhau. Bị lây nhiễm từ vợ chồng, con cái, bố mẹ, ông bà là điều vô tư, nhưng từ những người lạ hoắc, chẳng quen biết mới đau.
  • Cho đến thời điểm này Bộ Y tế vẫn kiên định quan điểm “NÓI KHÔNG VỚI COVID-19”, không chấp nhận có virus Delta trong cộng đồng, phải moi sạch họ ra khỏi cộng đồng. Từ đó mới “đưa được mọi hoạt động của cuộc sống trở lại bình thường”.

 

PHÁT HIỆN KHOA HỌC MỚI 4

 

Tác giả Kevin P Fennelly công bố bài “Kích cỡ các hạt aerosol gây nhiễm: Giúp kiểm soát lây nhiễm” (Particle sizes of infectious aerosols: implications for infection control) tại tạp chí Thelancet.com/respiratory Vol. 8, September 2020, p. 914 – 924:

 

Tác giả cho biết, khi con người ho, thở ra, hắt hơi thường bắn ra các hạt aerosol (hạt khí dung) có kích thước khác nhau. Chuyển động của các hạt này trong không khí tuân theo các qui luật vật lý. Các nghiên cứu đều thống nhất là trong phân bố kích cỡ các hạt khí dung chứa các mầm bệnh chủ yếu ở các hạt có kích thước nhỏ hơn 5μm (1mm = 1.000 μm). Kích cỡ các hạt khí dung nằm tại đường hô hấp trên thường khoảng 6 – 12μm, tại đường hô hấp dưới thường nhỏ hơn 5μm. Một chùm các hạt này có nồng độ virus gây bệnh cao nhất phát tán trong không khí theo thời gian và khoảng cách. Các hạt này có thể đi xa đến 7 – 8m, xa hơn con số mà chúng ta đã nghĩ trước đây. Nếu ở trong phòng kín chúng là những hạt khí dung gây bệnh lơ lửng lâu dài, trừ khi ta mở cửa thông thoáng để gió cuốn đi.

 

Làm lại những nghiên cứu cho thấy một người trung bình phát tán các GIỌT BẮN (droplets) rơi xuống đất trong vòng 2m, thường có kích thước từ 60 - 100μm.  Những giọt này có thể bắn xa 6m nếu người đó hắt hơi.

 

Từ phát hiện khoa học này chúng ta rút ra điều gì?

  • Đó là  một phát hiện sẽ làm đảo ngược 180 độ suy nghĩ của WHO và của Bộ Y tế Việt Nam. Vì trước đây WHO cho rằng lây nhiễm của đại dịch Covid-19 là thông qua GIỌT BẮN, không quá 2m, không có chuyện lây nhiễm qua đường không khí (airborn infection).  Đã lây nhiễm qua không khí có nghĩa là tốc độ lây lan rất nhanh, rất khó ngăn cản. Phát hiện này làm cho WHO và Bộ Y tế phải thay đổi cách tiếp cận trong chống dịch Covid-19. Đó chính là phải chung sống lâu dài với SARS-CoV-2.
  • Thời gian đầu đại dịch, WHO và các nhà khoa học phương Tây cũng đã mắc một sai lầm. Họ đã phê phán mạnh mẽ một bài báo đăng ở Tuần báo Y học New England (NEJM) ngày 30/1/2020, đưa tin 4 người Đức bị nhiễm SARS-CoV-2 sau khi họp với một nữ doanh nhân khỏe mạnh người Trung Quốc, từ Thượng Hải sang Đức công tác. Bà này tiếp xúc với họ ngày 20-21/1, sau đó họ bị ốm và dương tính với Covid-19. WHO và các nhà khoa học phương Tây khi đó cho rằng “Virus chỉ có thể lây lan khi người bệnh xuất hiện triệu chứng, trong thời gian ủ bệnh, không xuất hiện triệu chứng là không thể”.
  • WHO và Bộ Y tế Việt Nam cần phải điều chỉnh qui định khoảng cách tiếp xúc an toàn với F0. Không còn là 2m nữa. Vậy lên mấy mét? Lên 8m là không khả thi. Vì không có chuyện các đại biểu Quốc hội ngồi họp phải nhau cách nhau 8m.
  • Trong máy bay kín, chỉ cần một F0 hoàn toàn khỏe mạnh, không hề ho, hắt hơi, xì mũi, chỉ cần nói thở bình thường có thể làm lây nhiễm cho những người xung quanh. 
  • Khẩu trang y tế thông thường là không tác dụng. Vậy phải khẩu trang nào? N95? Khẩu trang nào chống được dịch để cả gần 100 triệu dân Việt Nam có thể chi trả được, cứ 2 – 3 ngày, hay  một tuần vất đi một cái. Tấm nhựa trong suốt che mặt cũng không tác dụng. Vì các hạt khí dung dưới 5μm dễ dàng uốn lượn luồn vào mặt và mũi.
  • Chính vì phát hiện này và từ thực tế lây nhiễm quá lớn nên WHO và thế giới đã thay đổi quan điểm chống dịch là CHUNG SỐNG DÀI LÂU VỚI SARS-CoV-2. Điều này tôi đã phát hiện được ra từ rất lâu, và đã công bố như ảnh dưới đây:

 

PHÁT HIỆN KHOA HỌC MỚI 5:

Miễn dịch tự nhiên có công năng bảo vệ hơn miễn dịch nhân tạo (tiêm vắc xin) gấp 6,7 lần. Phát hiện này do tôi tính ra trên cơ sở số liệu của Israel:

 

Đất nước Israel có hơn 9 triệu dân, là nước đầu tiên trên thế giới đạt miễn dịch cộng đồng thông qua 0,84 triệu người bị lây nhiễm tự nhiên và chiến dịch tiêm chủng thần tốc cho khoảng 5,2 triệu người lớn. Hầu hết những người cao tuổi đều được tiêm hai mũi. Với 66% dân số đã có trong người kháng thể chống SARS-CoV-2, cuối tháng 4/2021 cả đất nước như chim sổ lồng, vất bỏ khẩu trang, hân hoan vui mừng, hội họp, tham gia những lễ hội đình đám. 34% dân số còn lại là thanh niên trẻ khỏe chưa muốn tiêm, vẫn coi thường virus Delta. Vì họ thừa biết virus Delta chỉ gãi ngứa họ.

 

Thống kê mới nhất của Israel tính đến ngày 13/7/2021 cả đất nước có hơn 3.000 ca tái nhiễm trong số gần 5,2 triệu người đã được tiêm vắc xin, chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ là 0,0578%. Như vậy tiêm vắc xin là vô cũng hữu ích, đặc biệt đối với người lớn tuổi và người trẻ nhưng thừa cân, béo phì.

 

Toàn đất nước Israel cũng có gần 0,84 triệu ca đạt miễn dịch tự nhiên trong cộng đồng. Trong số này chỉ có 72 người bị tái nhiễm, chiếm tỷ lệ vô cùng, vô cùng nhỏ là 0,0086%.

 

Nếu so sánh tỷ lệ tái nhiễm giữa miễn dịch tự nhiên và nhân tạo thì miễn dịch tự nhiên có công năng bảo vệ mạnh mẽ hơn miễn dịch nhân tạo gấp 6,7 lần (= 0,0578/0,0086). Lớn lắm!. Thời gian bảo vệ của miễn dịch tự nhiên nói chung thường dài hơn miễn dịch nhân tạo. Tuyệt vời!

 

Thực tế này hoàn toàn có thể giải thích được về mặt khoa học dựa trên cơ chế hình thành kháng thể của cơ thể khi bị con virus thật tấn công và “virus giả, vắc xin” đưa vào.

 

Từ phát hiện khoa học mới này và độc lực của virus Delta đã giảm 1/10 so với virus Alpha ta rút ra được điều gì?

  • Đó là đối với những người trẻ khỏe, cả trẻ em không có bệnh nền thì không nên tiêm vắc xin. Hãy để cho giới trẻ Việt Nam được hưởng miễn dịch tự nhiên như giới trẻ các nước Châu Âu, Bắc Mỹ và Israel hiện nay.
  • Đó cũng là chủ trương của các nước Châu Âu, Bắc Mỹ và Israel hiện nay. Xóa bỏ qui định phải đeo khẩu trang nơi công cộng. Tại các đô thị thành phố, cả trăm triệu thanh niên và trẻ em trong hai tháng 7 và 8 hít thở không khí đậm đặc nồng độ virus và sẽ còn tiếp tục trong các tháng tới đây. Do vậy xuất hiện cả triệu ca nhiễm mới mỗi ngày để có được miễn dịch tự nhiên. Họ không lãng phí tiền của để làm xét nghiệm phát hiện ra hàng triệu ca mỗi ngày. Họ chỉ điều tra theo xác suất thống kê và công bố số ca nhiễm. Việc này do các cơ quan thống kê quốc gia làm chứ không phải Bộ Y tế.
  • Chỉ tiêm vắc xin cho thanh niên và trẻ em những người có bệnh nền. Bộ Y tế không nên bị sức ép của các doanh nghiệp cung cấp vắc xin mà ép tiêm cho các cháu hoàn toàn khỏe mạnh.

 

IV. THỰC TẾ/SỰ THẬT CHỐNG DỊCH Ở MỘT SỐ NƠI TRÊN THẾ GIỚI

 

Tuyên bố Great Barrington (Great Barrington Declaration). Great Barrington là một thị trấn thuộc quận Berkshire, bang Massachusetts, Mỹ. Tuyên bố được viết và ký ngày 4/10/2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 toàn cầu như sau: Tổng ca nhiễm tính đến ngày 04/10/2020 là 34,8 triệu ca và 1 triệu ca chết (tỷ lệ 2,9%), chủ yếu từ 65 tuổi trở lên, chiếm 75%. Số ca chết rơi chủ yếu vào Châu Mỹ 55%, Châu Âu 23%. Trong tuần ấy số ca mắc mới là 2 triệu, chủ yếu là Châu Mỹ, Châu Âu và Ấn Độ, chiếm đến 91%, 5 nước là Ấn Độ, Mỹ, Brazil, Argentina và Pháp chiếm đến 60%. Đất nước Israel có số ca nhiễm trên 1 triệu dân là cao nhất thế giới, 3.717 ca/1 triệu dân (nguồn WHO: Global epidemiological situation report, 04 October 2020, 10 am). Thế giới chưa có vắc xin nào được phê duyệt khẩn cấp. Nhiều thành phố dựa chủ yếu vào phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.

 

Mở đầu của bản Tuyên bố “Là những nhà khoa học y tế cộng đồng và dịch tễ học bệnh lây nhiễm, chúng tôi quan ngại sâu sắc đến những tác động hủy hoại sức khỏe vật lý và tinh thần của những chính sách chống dịch Covid-19 chủ yếu hiện nay và chúng tôi khuyến nghị cách tiếp cận BẢO VỆ CÓ TRỌNG TÂM… Những chính sách phong tỏa hiện hành đang gây hại đến sức khỏe cộng đồng trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Nguyên văn xem tại ảnh dưới.

 

Trong Tuyên bố có câu: Rất may là hiểu biết của chúng ta về virus đang gia tăng. Chúng ta biết rằng tổn thương chết do Covid-19 gây ra đối với người già và người gầy yếu là hơn một ngàn lần cao hơn so với giới trẻ. Đối với trẻ em, thực sự Covid-19 còn ít nguy hiểm hơn nhiều mối nguy khác, bao gồm cúm mùa”. Nguyên văn “Fortunately, our understanding of the virus is growing. We know that vulnerability to death from COVID-19 is more than a thousand-fold higher in the old and infirm than the young. Indeed, for children, COVID-19 is less dangerous than many other harms, including influenza”.  Câu "Đối với trẻ em, thực sự Covid-19 còn ít nguy hiểm hơn nhiều mối nguy khác, bao gồm cúm mùa" thực sự đảo ngược suy nghĩ của 100% bác sĩ, quan chức quản lý lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của ngành Y tế Việt Nam.

 

BẢO VỆ CÓ TRỌNG TÂM có nghĩa là tập trung bảo vệ những người cao tuổi, dễ chết. Không “bảo vệ, giam” tràn lan nhiều triệu người, toàn thành phố; không “bảo vệ, giam” vô vàn người trẻ khỏe. Tất cả những người có rủi ro chết thấp, ngay lập tức phải có cuộc sống trở lại bình thường, đi làm, đi công tác, đi học, đi vui chơi, thể thao, giải trí v.v.. Trẻ em phải đến trường nhìn thấy mặt nhau để học.

 

 

Tính đến nay có hơn 850.000 các nhà khoa học, chủ yếu thuộc ngành y tế trên toàn thế giới đã gia ký Tuyên bố này. Tuyên bố này được khởi tạo bởi 3 nhà khoa học Y học hàng đầu dưới đây:

 

Dr. Martin Kulldorff, professor of medicine at Harvard University, a biostatistician, and epidemiologist with expertise in detecting and monitoring infectious disease outbreaks and vaccine safety evaluations.

Dr. Sunetra Gupta, professor at Oxford University, an epidemiologist with expertise in immunology, vaccine development, and mathematical modeling of infectious diseases.

Dr. Jay Bhattacharya, professor at Stanford University Medical School, a physician, epidemiologist, health economist, and public health policy expert focusing on infectious diseases and vulnerable populations.

 

Trên thế giới hiện tồn tại ba mô hình chống dịch:

 

Thứ nhất, đó là mô hình KHÔNG CÓ COVID-19, nói không với Covid-19. Cụ thể, duy nhất có Bắc Triều Tiên. Đất nước đóng cửa hoàn toàn, do vậy đến nay phải nói KHÔNG CÓ 1 CON VIRUS COVID-19 TỒN TẠI trên đất nước Bắc Triều Tiên. Hệ quả là trong tất cả cơ thể của mọi công dân Triều Tiên tuyệt nhiên không tồn tại KHÁNG THỂ chống Covid-19. Vậy điều gì sẽ xẩy ra khi đất nước này mở cửa, giao lưu thương mại làm ăn với thế giới? Đương nhiên đó là COVID-19 SẼ ÙA VÀO, LÂY LAN VÀ PHÁT TRIỂN.

 

Thứ hai, đó là CÓ COVID-19 NHƯNG NGẮN HẠN. Cụ thể Trung Quốc và Việt Nam. Hai nước này kiên trì “be bờ, đắp đập” ngăn chặn các đợt sóng dịch tràn tới. Tuy nhiên Trung Quốc có ưu thế hơn Việt Nam. Đó là nền kinh tế Trung Quốc tự chủ rất cao. Họ tự sản xuất ra hầu như tất cả, từ A đến Z. Ngược lại nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào nước ngoài. Cụ thể: chuyên gia, vốn, công nghệ, máy móc, thiết bị, linh phụ kiện, vật tư, nguyên vật liệu…

 

Thứ ba, đó là CHẤP NHẬN CHUNG SỐNG LÂU DÀI VỚI COVID-19. Đó là tất cả các nước còn lại trên thế giới.

 

Bộ Y tế Việt Nam có 5 thế mạnh to lớn trong chống dịch so với các nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Họ có nằm mơ cũng không thể có được những lợi thế đó. So với Việt Nam họ yếu thế ở những điểm sau:

 

Yếu thế thứ nhất là chính quyền Trung ương không có uy lực tuyệt đối với chính quyền địa phương. Chính quyền Trung ương chỉ có thể lệnh điều khiển chính quyền địa phương theo Hiến pháp và Luật, không thể bằng những văn bản dưới luật, cấp bách trong chống dịch.

 

Yếu thế thứ hai là quyền tự do và riêng tư cá nhân được Hiến pháp và người dân luôn coi là tối thượng. Họ không nhất thiết phải khai báo với các cơ quan chức năng đi đâu, làm gì, tiếp xúc và quan hệ với ai, vào lúc nào, điện thoại và địa chỉ nếu như họ không vi phạm pháp luật. Do vậy chính quyền họ bó tay trong việc truy vết tiếp xúc thần tốc, rất hữu ích để hạn chế lây lan.

Yếu thế thứ ba là người dân được quyền tự do biểu tình, phản đối những chính sách, qui định không hợp lý của Chính phủ.

Yếu thế thứ tư là chính quyền không thể chọc ngoáy mũi người dân để làm xét nghiệm moi ra F0 ngăn ngừa lây nhiễm, nếu như người dân không muốn. Ở Việt Nam chính quyền địa phương được làm thoải mái.

Yếu thế thứ năm là tỷ lệ người thừa cân, béo phì và già hóa dân số cao so với Việt Nam.

 

Đối với biến thể Alpha, bình quân toàn cầu 80% ca nhiễm là không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. 20% cần nhập viện điều trị. 10% sẽ sớm ra viện mà không cần bất cứ một thuốc đặc trị nào. 10% là cần sự chăm sóc tích cực của các bác sĩ, cứu sống được 8%. Chết 2%.

 

Đối với biến thể Delta thì sao? Vì như ở mục trên các nhà khoa học đã chứng minh virus Delta là “ngoan hiền” hơn, độc lực của nó chỉ bằng 1/10 so với Alpha, nên các tỷ lệ trên là “đẹp hơn” rất nhiều. Có thể đến 90% là ca nhiễm là không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. 10% cần nhập viện điều trị. 5% sẽ sớm ra viện mà không cần bất cứ một thuốc đặc trị nào. 5% cần sự chăm sóc tích cực của các bác sĩ, cứu sống được 4,8%. Tử vong là 0,2%. Những con số trên đối với Bộ Y tế Việt Nam không có gì là lạ, chỉ là những con số, thông tin bình thường, đã biết và đã biết. Vấn đề là tại sao những Thực tế/Sự thật này lại không được khai thác sử dụng để hoạch định chính sách, chiến lược chống dịch hiệu quả?.

 

Chính vì những số liệu trên nên thế giới CHỈ ÔM NHỮNG CA NẶNG VÀO VIỆN. Trái ngược, Việt Nam ôm tất vào nằm viện để hành khổ đội ngũ y, bác sĩ; hành khổ 80 – 90% bệnh nhân nhẹ. Khi mà hệ thống y tế bị quá tải, đương nhiên dẫn đến gia tăng ca chết.

 

Đất nước Thụy Sĩ và nhiều nước Châu Âu khác, cái nôi của văn minh nhân loại, chưa cần đến những số liệu thống kê nói trên, người ta đã luôn nghĩ “Bệnh viện không phải là nơi để người dân vào nghỉ dưỡng, chỉ để giải quyết những bệnh mà người dân không thể tự chữa được”. Trong đại dịch quan điểm này lại càng đúng. Bộ Y tế Việt Nam đã tự hành khổ mình, tự gây quá tải cho hệ thống y tế, làm gia  tăng ca chết.

 

CÓ HAI NGHỊCH LÝ LÀ THỰC TẾ/SỰ THẬT 100% mà Bộ Y tế Việt Nam và rất nhiều người chúng ta nghe hàng ngày nhưng không hiểu. Thực tế/Sự thật này do truyền thông, báo chí Việt Nam cung cấp hàng ngày. Họ đọc tin nước ngoài, họ phát lại nguyên như vậy. Vì họ quen đọc bằng mắt và nghe bằng tai chứ không phải đọc và nghe bằng đầu. Nên họ không thể nhìn thấy cái lõi, cái nhân ở sâu bên trong. Nói đơn giản là không nhìn thấy chân lý, qui luật khoa học hữu ích cho quản lý chống dịch.  Tuy nhiên, chỉ cần chịu khó và cầu thị đôi chút là chúng ta nhận ra ngay cái nhân giá trị ấy.

 

Tôi xin lấy một ví dụ cụ thể đối với Vương Quốc Anh, tương tự sẽ là giống cho các nước còn lại ở Châu Âu và Bắc Mỹ hay Israel để các bạn suy ngẫm. Ngày 19/7 Thủ tướng Anh Boris Johnson kiên định dỡ bỏ phong tỏa, tuyên bố đại dịch đã được kiểm soát, mọi hoạt động trở lại bình thường, trong bối cảnh dịch ở Vương Quốc Anh cao kinh hoàng, cao kỷ lục, gấp rất nhiều lần so với Việt Nam như bảng số liệu dưới đây. Nhiều đến nỗi họ không thể làm hết các xét nghiệm để xác nhận dương tính, nhập vào danh sách, rồi đếm thứ tự như Bộ Y tế ta đang làm. Tại sao Bộ Y tế Anh lại không làm việc này, cộng đếm hơn 117.000 ca nhiễm mỗi ngày? mà đẩy sang cho Cơ quan thống kê Anh làm dựa trên cơ sở điều tra xác suất và thống kê.

 

 

Bộ Y tế Việt Nam có thể nói ông Boris Johnson là thần kinh, coi thường tính mạng người dân Anh. Số ca nhiễm của Việt Nam là vô cùng nhỏ so với Vương Quốc Anh thế mà chúng ta vẫn đóng chặt cửa và run. Nhưng nếu cả Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Canada, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Hungary, Cộng hòa Séc v.v.. đều làm giống nhau, thì không thể nói họ thần kinh được.

 

Chúng ta phải suy nghĩ kỹ hơn, xem tại sao họ lại làm vậy?. Điển hình là nước Mỹ, số ca nhiễm mới hàng ngày là kỷ lục thế giới. Mà không chỉ có 2 tuần cuối tháng 7, suốt cả tháng 8 luôn. Có đúng là Tổng thống Mỹ Joe Biden coi thường tính mạng người dân nước Mỹ không? Truyền thông Nhà nước của chúng ta suốt ngày khủng bố người dân về số ca  nhiễm kỷ lục của họ. Tôi dự đoán tiếp tục cả triệu ca nhiễm mới mỗi ngày ở các nước các nước Châu Âu và Bắc Mỹ cho đến hết tháng 9, tháng 10, tháng 11 và 12 nữa và sẽ giảm dần cho đến khi nào TẤT CẢ THANH NIÊN, TRẺ EM ĐỀU CÓ MIỄN DỊCH TỰ NHIÊN. Do vậy, tại các thủ đô, thành phố và trong gia đình nồng độ virus là đậm đặc trong không khí. Đậm đặc các hạt khí dung (aerosol) chứa virus trong không khí sẽ chui vào hết mũi mồm miệng trẻ con. Chúng bị nhiễm hết, dương tính hết. Không xét nghiệm xuể, không thể vào danh sách dương tính cộng đếm của Bộ Y tế được.

 

Nghịch lý Thực tế/Sự thật 100% chưa dừng lại ở đó. Nghịch lý còn đi xa nữa ở nước Mỹ. Đó là để chuẩn bị cho khai giảng năm học mới 2021 – 2022, vì thấy số ca nhiễm ở học sinh đang gia tăng, nên một số trường học ở các bang Florida, Arizona và Texas ra qui định bắt buộc học sinh đeo khẩu trang trong lớp học. Qui định này bị một số cha mẹ học sinh và thống đốc các bang trên phản đối. Thống đốc bang đã ra lệnh cho các Sở/phòng giáo dục ra văn bản bác bỏ. Mạnh mẽ hơn nữa Thống đốc bang Florida ông Ron DeSantis nói rằng việc học sinh đeo khẩu trang hay không là quyền của bố mẹ học sinh. Nếu trường nào bắt đeo khẩu trang ông sẽ cắt tài trợ. Vì ông đã có hẳn một giáo sư chống lưng cho ông đến từ một trường nghe tên cả thế giới cũng phải nể trọng. Đó là Dr. Jay Bhattacharya, professor at Stanford University Medical School, a physician, epidemiologist, health economist, and public health policy expert (nhà vật lý học, dịch tễ học, kinh tế học y tế, chuyên gia về chính sách y tế công). Đây là một nghịch lý mà Việt Nam chúng ta hết hồn, không thể tin được. Ở Mỹ các cháu đã đến trường học không đeo khẩu trang, trong khi con cháu chúng vẫn phải ở nhà học online. Đâu phải nhà nào cũng có máy tính và nối mạng cho các cháu học. Vậy các cháu sẽ làm gì?

 

Lễ khai giảng năm học mới 2021 – 2022 chào đón sinh viên năm thứ nhất của trường Đại học Dickinson (Mỹ) trong bối cảnh số ca nhiễm mới hàng ngày hơn 100.000 ca

 

Vậy tại sao lại có những nghịch lý này? Cơ sở khoa học nào mà tồn tại những Thực tế/Sự thật này? Tất nhiên đó là những nghịch lý đối với Việt Nam thôi. Còn đối với các nước Châu Âu và Bắc Mỹ là bình thường. Hãy chịu khó và cầu thị khoa học chúng ta sẽ dễ dàng tìm ra lời giải tại sao có nghịch lý đó.

 

Toàn thế giới đã xác nhận ĐẠI ĐA SỐ CA CHẾT ĐỀU LÀ NHỮNG NGƯỜI LỚN TUỔI CÓ BỆNH NỀN, THỪA CÂN, BÉO PHÌ. SỐ CA CHẾT LÀ NGƯỜI TRẺ TUỔI LÀ RẤT ÍT. HẦU HẾT NHỮNG NGƯỜI CHẾT TRẺ ĐỀU CÓ BỆNH NỀN. Hiếm thấy thông báo có trẻ em bị chết. Thực tế/sự thực này là vô cùng quan trọng để hoạch địch quyết sách chống dịch hiệu quả nhất. Bộ Y tế quá biết, nhưng không hiểu tại sao cho đến bây giờ Bộ Y tế vẫn không khai thác, sử dụng?. Thực tế/sự thật này không phải của thế giới nữa mà là của Việt Nam, ngay từ đầu đại dịch cho đến nay. Bộ Y tế Việt Nam luôn biết trước mọi người dân; phải biết trước tôi là ông già đã về hưu ngồi nhà chỉ đọc tin qua mạng. Bộ Y tế là người sản xuất ra thông tin này. Trí tuệ và chất xám của Bộ Y tế để đâu mà không khai thác thực tế/sự thật này? Để sớm chấm dứt đại dịch, giảm ca chết, đưa cuộc sống sớm trở lại bình thường.

 

Các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, Israel khai thác hai thực tế/sự thật nói trên như thế nào? Quá đơn giản. Quá dễ hiểu. Đó là họ tập trung thần tốc tiêm đầy đủ vắc xin, hai liều cho 90% người lớn tuổi, người trẻ có bệnh nền, bảo vệ những người có rủi ro chết cao. Xong! Nhàn hạ rồi.

 

Một quyết sách rất nhân văn, cao cả, rất có ý nghĩa. Một quả đấm chí mạng vào dịch Covid-19. Chỉ cần làm xong mỗi việc này, cuối tháng 4/2021 Israel là đất nước đầu tiên trên thế giới tuyên bố đã kiểm soát được hoàn toàn đại dịch. Cả đất nước reo hò, liên hoan nhảy múa ăn mừng. Kế đến trong tháng 6, 7 và 8 lần lượt tất cả các nước Châu Âu và Bắc Mỹ còn lại. Nhàn rồi, chống dịch xong rồi, hết việc!

 

Vậy tại sao WHO và Đại sứ quán các nước ấy ở Việt Nam lại không chia sẻ kinh nghiệm đó cho Việt Nam. Vì họ nghĩ quá đơn giản, quá thông thường, ai mà chả biết. Bộ Y tế Việt Nam phải thừa biết.

 

Vậy tại sao họ có thừa thuốc lại không tiêm hết 10% còn lại cho những người già, lớn tuổi, người trẻ có bệnh nền? Cũng đơn giản. Vì những người đó chưa thấy cần tiêm, họ chưa thích, họ có niềm tin khác. Có nhiều người được tuyên truyền tiêm vắc xin là nguy hại, có thể chết. Và vì vắc xin mới chỉ được cấp phép khẩn cấp thôi v.v..(ngày 23/8/2021 Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (U.S. FDA) mới phê duyệt CẤP PHÉP chính thức cho vắc xin Pfizer-BioNTech Covid-19 có tên thương mại là Comirnaty). 10% số người này chấp nhận rủi ro nếu chẳng may nhiễm Covid-19 thì chết. Đương nhiên chính quyền các nước Châu Âu và Bắc Mỹ hay Israel cũng dùng đủ mọi cách để khuyến khích họ đến tiêm, ví dụ trao vé quay số thưởng, giải cả triệu USD, hay ai đến tiêm là được nhận luôn 100 USD v.v..

 

Số ca nhiễm mới tăng khủng khiếp mỗi ngày ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ (số ca chết chắc chắn là rất ít. Vì 90% người dễ chết đã được bảo vệ, tiêm phòng vắc xin)  phải hiểu rằng ĐÓ LÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA CÁC LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC HỌ NHẰM ĐẠT MIỄN DỊCH CỘNG ĐỒNG. Đó là chủ trương để cho virus Delta và virus Alpha gãi ngứa cả trăm triệu thanh niên trẻ khỏe, trẻ em và con nít để có miễn dịch tự nhiên, có công năng bảo vệ cao gấp 6,7 lần so với miễn dịch nhân tạo do tiêm vắc xin (xem phát hiện khoa học mới số 5 ở trên). Giàu có  như họ, thừa vắc xin thế mà vẫn tiết kiệm không tiêm cho giới trẻ. Đó chính là cách mà họ chọn để chung sống lâu dài với SARS-CoV-2. Báo chí Việt Nam không hiểu nổi đó là chủ trương của họ nên suốt ngày khủng bố người dân Việt Nam, khủng bố Bộ Y tế, khủng bố các lãnh đạo đất nước bằng số ca nhiễm kinh hoàng ở đất nước họ.

 

Ngày 10/8/2021 giáo sư Andrew Pollard - người đứng đầu nhóm Oxford Vaccine Group chuyên nghiên cứu vaccine AstraZeneca và là Chủ tịch Ủy ban hỗn hợp về tiêm chủng (JCVI) của Anh điều trần tại một Ủy ban thuộc Hạ viện Anh, đã thuyết phục Chính phủ Anh chưa tiêm liều 3 tăng cường. Hãy chuyển số vắc xin đó sang cho các nước  nghèo, nơi có cả tỷ người cao tuổi, có bệnh nền vẫn chưa được tiêm.

 

Bất cứ nơi nào trên thế giới, bao gồm cả Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan v.v.. nếu những người lớn tuổi chưa được tiêm vắc xin đều phải đối mặt với rủi ro bị chết và nơi đó chưa có thể kiểm soát được dịch.

 

Vì chiến lược chống dịch của Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam đã đặt vắc xin xuống hàng bét và coi là lâu dài, nên mãi đến tối ngày 20/8/2021 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới có cuộc điện đàm đầu tiên với giám đốc điều hành Công ty Pfizer (Mỹ), ông Albert Bourla. Ngược lại đất nước Israel đã đặt cược vào vắc xin là vũ khí duy nhất để chấm dứt đại dịch. Mặc dù đến ngày 11/12/2020 Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (U.S. FDA) mới phê duyệt CẤP PHÉP KHẨN CẤP cho vắc xin Pfizer-BioNTech Covid-19, từ lâu trước đó Bộ Y tế Israel đã cố vấn cho Thủ tướng Benjamin Netanyahu điện đàm với ông Albert Bourla.

 

Ngày 11/3/2021, giám đốc điều hành tập đoàn Pfizer, ông Albert Bourla, người gốc Hy Lạp, đã tiết lộ với TV Israel là ông đã được nói chuyện qua điện thoại với một số nguyên thủ quốc gia. Nhưng với Thủ tướng Benjamin Netanyahu là ông bị ám ảnh nhất. Vì Thủ tướng đã tấn công ông bằng 30 cuộc gọi điện thoại để “đóng dấu vào thỏa thuận vắc xin”. Thủ tướng thuyết phục tôi là đất nước Israel có đầy đủ điều kiện, hệ thống y tế hoàn hảo, có kinh nghiệm xử lý khủng hoảng, giúp chúng tôi đánh giá thử nghiệm hiệu quả vắc xin Pfizer-BioNTech trên thực địa.

 

Ngày 30/4/2021 với khoảng 90% người lớn tuổi được tiêm đầy đủ vắc xin Israel là nước đầu tiên trên thế giới kiểm soát được đại dịch.

Ngày 9/12/2020 Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đón tiếp lô vắc xin Pfizer-BioNTech với hơn 100.000 liều tại sân bay Ben Gurion

 

Chiều 24/8, tại cuộc họp với Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Tổ trưởng Công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine, cho biết Việt Nam đã nhận được 23 triệu liều vaccine. Tuy nhiên chiến lược tiêm vắc xin của Bộ Y tế đã mắc sai lầm tai hại cho đất nước. Đương nhiên cán bộ nhân viên y tế là ưu tiên số 1. Còn lại đối với vùng dịch Bộ Y tế đã lãng phí tiêm xuống đến 18 tuổi. Đã chính trị hóa vấn đề tiêm vắc xin. Đó là ưu tiên đội ngũ công an, ưu tiên lực lượng công nhân v.v.. Toàn là những người trẻ khỏe. Các lãnh đạo đi thăm, làm việc với các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất hứa tiêm cho công nhân để bảo an toàn, sản xuất không bị đứt gẫy. Đi thăm làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị cho kế hoạch khai giảng năm học hứa tiêm cho học sinh đảm bảo an toàn tính mạng cho học sinh v.v..

 

Ngay ở tại Tp. HCM vùng dịch nóng bỏng, nhưng với qui định người trên 65 tuổi phải tiêm vắc xin tại bệnh viện đã là một rào cản để họ khó tiếp cận. Vì tất cả bệnh viện đều quá tải, căng sức, gồng mình phục vụ F0 và xét nghiệm. Các cụ cứ đợi đấy, hết dịch sẽ đến lượt các cụ!. Buồn là chờ lâu quá, nhiều cụ đã bị dính Covid-19 và sang thế giới bên kia. Rõ ràng chiến lược tiêm chủng của thế giới nhân đạo hơn Việt Nam. Có vắc xin mà không biết tiêm, thế mới đau. Con cái được tiêm vắc xin,  nhìn bố mẹ, ông bà bị chết vì virus, quá đau đớn! Giá mà giới trẻ được phép nhường xuất tiêm để cứu bố, mẹ, ông bà thì sẽ cứu được rất nhiều người.

Khi vắc xin có ít, tiêm bảo vệ các cụ, ông bà, bố mẹ, những người có bệnh nền dễ chết là xong, LÀ KIỂM SOÁT ĐƯỢC ĐẠI DỊCH COVID-19. Quan điểm tiêm vắc xin là tự nguyện, không bắt buộc.

 

GIÁ MÀ 23 triệu liều vắc xin, ngoài tiêm chủng cho khoảng 1 triệu người đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế; còn lại 21 triệu liều đủ để tiêm cho 10,5 triệu người có tuổi, theo thứ tự từ vùng có dịch trở ra, chúng ta có thể yên tâm, tạm coi kiểm soát được dịch đến ngày 15/9.

 

Từ bây giờ đến cuối năm chúng ta sẽ rơi vào tình trạng gian nan, VÒNG XOÁY KHÓ XỬ. Đó là từ ngày 15/9 “Nới lỏng sẽ bùng nổ ca nhiễm, gia tăng cái chết vì Covid-19. Không nới lỏng vẫn có nhiều người chết vì Covid-19, vì những bệnh không liên quan đến Covid-19, vì đói cạn kiệt sức lực. Kinh tế đất nước bị tổn thất quá nặng”.

 

Tại sao nói “Nới lỏng sẽ làm bùng nổ ca nhiễm, gia tăng cái chết vì Covid-19?”. Điều này là đương nhiên rồi. Vì như ở trên đã chứng minh Covid-19 là lây nhiễm qua đường không khí, không phải qua giọt bắn 2m, con virus đã ngấm sâu và lan rộng trong cộng đồng, không thể là cuộc chiến giữa bố mẹ con cái anh em ruột thịt, bạn bè, người thân v.v..

 

Khi cứ 500.000 ca nhiễm sẽ có 12.300  người già, người lớn có bệnh nền, người bị đói suy kiệt sức, người trẻ và trẻ em có bệnh nền sẽ bị chết (Tỷ lệ chết của Việt Nam đang là 2,46%). Chiến lược chống dịch của Bộ Y tế đã đưa đất nước vào cảnh “trở đi mắc núi, trở về mắc sông”.

 

Cần học chiến lược chống dịch Covid-19 của người Thụy Sĩ

Trong chiến dịch chống Covid-19, chính quyền Thụy Sĩ dù có bốn yếu thế (đã nói ở trên) so với Việt Nam, nhưng Thụy Sĩ vẫn thành công hơn ta trong việc chống dịch Covid-19. Cuộc sống bình thường đã trở lại đối với họ cũng như nhiều nước Châu Âu khác. Vì họ thực hiện những quan điểm phổ quát và cơ bản sau đây:

 

  1. Coi cuộc chiến chống Covid-19 là của dân, dân hiểu biết, dân thực hiện, dân tự quyết định lựa chọn rủi ro giữa y tế - sức khỏe với kinh tế - xã hội cho bản thân.
  2. Chính quyền chỉ đưa ra những qui định để người dân thực hiện. Chính quyền không “chăm lo, ôm việc” của dân. Người dân Việt Nam quá sướng. Chỉ có ở với ngủ nhà ăn, lương thực, thực phẩm được quân đội mang đến tận nhà, cũng được tôn vinh là người yêu nước.
  3. Tất cả mọi F0 thể nhẹ đều tự điều trị tại nhà dưới sự theo dõi hướng dẫn qua điện thoại của bác sĩ. Khi có dấu hiệu tăng nặng mới được nhập bệnh viện. Nếu hệ thống y tế quá tải, họ lập bệnh viện dã chiến cũng chỉ để cứu bệnh nhân nặng mà thôi.
  4. Chính quyền không truy tìm, không biết F1. Các F0 có ý thức, tự giác thông báo cho F1 của mình để F1 tự giác cách ly tại nhà. Nếu có đi đâu cũng chẳng ai cấm. Họ không có khái niệm gom F1 lại để cách ly tập trung. F1 phải có lý do chính đáng mới được bác sĩ gia đình cho làm xét nghiệm. Trái ngược Việt Nam thừa tiền bắt ép cả triệu F2, F3, F4 . . . F10 ra chọc ngoáy lấy mẫu làm xét nghiệm.
  5. Bộ Y tế cung cấp đầy đủ những thông tin kiến thức liên quan đến cách ly, phòng bệnh, tự chữa bệnh nhẹ cho người dân.
  6. Bộ Y tế khẩn trương mua vắc xin và thực hiện tiêm chủng miễn phí, rộng rãi cho toàn dân.

 

Một đất nước chống dịch rất nhẹ nhàng và rất thành công, chẳng phải do họ giầu có hơn ta. Chỉ vì họ chống dịch dựa trên khoa học. Quyết tâm, ý chí họ thua ta.

 

Trân trọng mời bạn đọc bài “HIẾN KẾ CHỐNG DỊCH ĐẠT MỤC TIÊU KÉP SAU 4 THÁNG THỰC HIỆN. Hiến kế được đưa ra trong bối cảnh cách đây một tháng. Đối với bối cảnh mới cần phải điều chỉnh đôi chút.

 

Trân trọng cám ơn.

Nguyễn Đức Thắng, Hà Nội, ngày 2/9/2021.

P.S1. Các thư kiến nghị 1, 2 và 3 của tôi đều được gửi vào khoảng 50 địa chỉ email của các cán bộ Bộ Y tế. Vì Bộ có công khai danh mục cán bộ, điện thoại và địa chỉ email.

P.S2.  Tại website nguyenducthang.vn tôi đã viết tất cả khoảng 170 bài được chia vào các NHÓM TIN như: Hóa học và Môi trường, Điện và Năng lượng, Bộ Xây dựng với Xử lý nước thải, Thủy lợi và Ngập úng Tp. HCM, Thủy lợi và ĐBSCL, Phát triển đô thị, Y tế - Sức khỏe, Giáo dục, Những thất bại của KH&CN, Ùn tắc giao thông. Bài số 1 là bài “Cần trả lại chân lý khoa học cho kết luận về nguyên nhân cá chết”. Bài số 170 là bài “5 phát hiện khoa học mới và một số Thực tế/Sự thật giúp Bộ Y tế chống dịch hiệu quả”. Nếu bạn đọc bằng điện thoại di động xin mời click vào DANH SÁCH NHÓM TIN  ở bên trên để truy cập vào nhóm tin mà bạn muốn đọc. Bằng đọc chậm và suy tư bạn sẽ tích được công năng rất cao về Môi trường và Khoa học.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÊN NHÌN XA HƠN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÊN NHÌN XA HƠN
DONALD TRUMP LÀ HIỆN TƯỢNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ TRÊN THẾ GIỚI
DONALD TRUMP LÀ HIỆN TƯỢNG ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ TRÊN THẾ GIỚI
Phần 3: KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC
VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC, ĐANG CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC
Phần 2:VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC
VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC, ĐANG CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC
Phần 1: KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC
VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN - TECHO, VIỆT NAM BỊ UNG THƯ NẶNG VỀ KHOA HỌC, ĐANG RẤT CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC