PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ >KHOA HỌC QUY HOẠCH THỦ ĐÔ ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH?
Ngày đăng: 01-08-2018 - 11:28:45

 

KHOA HỌC QUY HOẠCH THỦ ĐÔ ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH?

 

Trước đêm ngày 29/05/2008 Thủ đô Hà Nội có diện tích 922 km², dân số hơn 3,3 triệu người. Sáng hôm sau, theo Nghị quyết 15/2008/QH12 ngày 29/05/2008 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về việc mở rộng địa giới hành chính THỦ ĐÔ HÀ NỘI gồm Thành phố Hà Nội cũ với toàn tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình với diện tích 3.345km2 (gấp 3,63 lần), dân số 6,35 triệu (gấp 1,92 lần) và có:

 

Sau một đêm ngủ dậy, Hà Nội đã trở thành một thủ đô có quy mô lớn đứng thứ 2 Thế giới, bề thế và tầm cỡ quốc tế, là trung tâm chính trị – hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.

 

Trong 2 năm 2007 và 2008 các quan chức địa phương đã ào ạt bán đất cho 1.005 dự án với gần 200.000 hộ nông dân bị ảnh hưởng. Cuộc sống của họ ra sao đã được nhóm phóng viên của VNExpress phản ánh ở loạt bài: Cơn sốt đất 'càn quét' thủ đô 10 năm trước. Ngày mở rộng Hà Nội, số phận hàng trăm nghìn nông dân Hà Tây và Vĩnh Phúc cũ rẽ ngoặt: đất ruộng bị thu hồi chóng vánh và thành “đất dự án”.

 

Thời gian đó họ tranh cướp nhau, giành giật nhau, mua bán đất đai, nhà cửa thuần túy trên giấy tờ, hoàn toàn không cần ra xem hiện trường. Không một ai có thể mua được với giá gốc trực tiếp từ chủ dự án. Tất cả đều phải mua qua cò môi giới (cá nhân, hay tổ chức như sàn giao dịch BĐS đều là cò cả) với giá chênh lệch (khoản này phải thanh toán ngay và hoàn toàn không được ghi trong hợp đồng). Sau hai, ba tháng có người trả giá cao hơn, bán luôn, lợi nhuận thường từ 10 – 20%. Một căn hộ chung cư mua đầu năm, đến cuối năm đã sang tên đổi chủ đến vài người, mặc dù tòa nhà đó còn chưa xây xong móng. Giá bất động sản thời gian đó tăng hàng ngày. Một lượng tiền khổng lồ từ các ngân hàng đổ vào thị trường “đỏ đen” bất động sản. Hà Nội thời gian đó phát điên lên vì bất động sản, người ta đổ rất nhiều tiền vào xây dựng từ những thành phố ma (không người ở), cho đến những khu xây dựng dở dang, thậm chí “khu đô thị” nhưng sau 10 năm vẫn hoàn toàn là những cánh đồng cỏ hoang, nhưng tất cả những lô đất trên giấy tờ đều có chủ sở hữu cả, thậm chí sang tên đổi chủ đến mấy lần.

 

 

Sáng 28/7/2018, thành phố Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô và đón nhận Huân chương độc lập hạng Nhất.

 

Sau 10 năm phát triển, tháng 6/2018, dân số Hà Nội là 8,22 triệu người. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên, năm 2017 đạt 3.910 USD/người, gấp 2,3 lần so với năm 2008. Đến nay, Hà Nội có 8 khu công nghiệp đi vào hoạt động ổn định với 629 dự án đầu tư, doanh thu năm 2017 đạt 6,5 tỷ USD. Tổng đầu tư xã hội giai đoạn 2008 - 2017 đạt 2,03 triệu tỷ đồng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút được 3.237 dự án, vốn đăng ký đạt 19,1 tỷ USD.

 

 

THỦ ĐÔ

DIỆN TÍCH (km2)

DÂN SỐ (triệu)

GDP/người

(USD)

BẮC KINH

16 quận/huyện và 289 phường/xã/thị trấn

19.895

21,7 triệu

(năm 2017)

16.411 USD  (năm 2017)

HÀ NỘI

30 quận/huyện và 584 phường/xã/thị trấn

3.345

8,2 triệu

(năm 2017)

3.910 USD (năm 2017)

 

Về diện tích: Thủ đô Hà Nội đứng thứ 2 Thế giới, chỉ sau Bắc Kinh. Về số lượng các đơn vị hành chính, bộ máy quản lý Nhà nước thì Hà Nội đứng đầu Thế giới.

 

Biểu tượng kiến trúc của Hà Nội là đất chia lô 50m2, là dãy phố có 100 nhà thì 101 mặt tiền trang trí khác  nhau, đông tây kim cổ có cả, xen lẫn những khối bê tông, sắt thép với kính cường lực cao ngất, chen vai sát cánh, nghênh ngang bề thế, với các căn hộ được coi là lý tưởng để sống.

 

 

 

Những ngôi nhà bề thế như vậy mà Chủ tịch Nguyễn Đức Chung vào thời gian đầu kế tục sự nghiệp của Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đã có câu nói nổi tiếng “Chúng ta đang trả giá vì đã làm qui hoạch băm nát Hà Nội. Điều này thì hầu hết người dân Hà Nội cổ nhất trí, không ngạc nhiên. Nhưng điều ngạc nhiên nhất là cái người đã băm nát Thủ đô Hà Nội, Thăng Long lịch sử, ngàn năm văn hiến sau một thời gian, đài báo đăng tin được Nhà nước tặng thưởng huân chương.

Huân chương, bằng cấp và các chức danh đất nước mình sao dễ quá phải không anh?

Thủ đô Hà Nội đã liên tục tự phá kỷ lục của mình về những con đường đắt nhất hành tinh.

 

 

 

Dự án thoát nước cho Thủ đô Hà Nội, giai đoạn I được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 112/TTg ngày 15/2/1996. Tổng số vốn đầu tư của dự án là 200 triệu USD kể cả dự phòng và trượt giá, trong đó: Vốn ODA: 80% ; vốn đối ứng 20 %. Sau hơn 12 năm thực hiện, ngày 13/11/2008, giai đoạn II dự án thoát nước Hà Nội đã chính thức được khởi công với gói thầu nâng gấp đôi công suất trạm bơm Yên Sở lên 90 m3/giây. Tổng số vốn đầu tư cho giai đoạn này là 370 triệu USD. Dự án giai đoạn II được gia hạn đến hết tháng 12/2016. Sau hơn 20 năm triển khai dự án thoát nước cho Hà Nội và kết quả vẫn như chưa hề có dự án, chưa tồn tại dự án:

 

 

NHỮNG THỦ ĐÔ KHÔNG CHỊU PHÁT TRIỂN (tỷ lệ % diện tích so với Hà Nội): Thủ đô Hà Nội có diện tích 3.345km2, dân số 8,2 triệu (năm 2017)

THỦ ĐÔ

DIỆN TÍCH (km2)

(% Hà Nội)

DÂN SỐ (triệu người)

GDP/người

(USD, Euro)

Moskva (Nga)

2.511 (75%)

12,5 (năm 2010)

 

Tokyo (Nhật Bản)

2.188 (65%)

13,6 (năm 2016)

60.000 USD (năm 2014)

Delhi (Ấn Độ)

1.484 (44%)

16,8 (năm 2011)

4.800 USD

(năm 2017)

Rome (Italia)

1.285 (38%)

4,4 (năm 2017)

31.600 Euro (năm 2016)

Berlin (Đức)

892 (27%)

3,71 (năm 2017)

36.600 Euro (năm 2016)

Paris (Pháp)

814 (24%)

6,95

56.000 Euro (năm 2016)

Praha (Czech)

496 (15%)

1,3

34.700 Euro (năm 2016)

Vienna (Áo)

415 (12%)

1,89 (năm 2017)

48.600 Euro (năm 2016)

Stockholm (Thụy Điển)

382 (11%)

1,54 (năm 2014)

65.700 Euro (năm 2016)

Amsterdam (Hà Lan), tuy nhiên Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan ngoại giao đặt tại

The Hague

219 (7%)

 

 

 

 

98 (3%)

2,4 (năm 2017)

 

 

 

 

0,5 (năm 2014)

46.600 Euro (năm 2016)

Washington or D.C. (Mỹ)

177 (5%)

0,7 (năm 2017)

 

Bern (Thụy Sĩ)

52 (2%)

0,13 (năm 2016)

 

Nguồn về diện tích và dân số: Vào en.wikipedia.org đánh vào tên từng thủ đô. GDP/người của khối các nước EU tại: GDP per capita in 276 EU regions

 

Tôi đã có cơ hội sống ở Cộng hòa Séc hơn 10 năm thời sinh viên và  nghiên cứu sinh (1967 – 1977). Hè năm 2015 tôi sang lại đây 2 tháng. Tôi hấp thụ kiến thức về kiến trúc bằng ngắm nhìn không biết chán những lâu đài được bao quanh là thảm cỏ, vườn hoa và rừng cây, các dãy phố cổ kính ở thủ đô Praha. Vẫn ngôi nhà ấy, vẫn mái ngói đỏ tươi ấy, vẫn con phố ấy, vẫn con đường ấy, vẫn mảnh vườn ấy. Praha không một sự phát triển, không thay da đổi thịt, cổ điển đến kỳ lạ. Cách đây gần 150 năm như thế nào thì ngày nay vẫn vậy. Nhà cao chỉ từ 3 – 5 tầng, không đập phá để xây lên 20 – 40 tầng. Toàn Praha chỉ có một vài tòa nhà cao khoảng dưới 10 tầng, ở xa mé ngoại ô. Có lẽ Praha nên đến Hà Nội học hỏi kinh nghiệm nhẩy vọt thần kỳ của Hà Nội chỉ sau có 30 năm phát triển. Năm 64 nhà thơ Tố Hữu khi bay qua bầu trời Praha đã viết “Praha vàng tím chiều hè/Hỡi nàng công chúa nằm mê, mộng gì?” có ý phê phán ban lãnh đạo đất nước Tiệp Khắc thời gian đó theo chủ nghĩa xét lại, không mặn mà với các nước XHCN anh em, mơ tưởng quay lại với nền kinh tế thị trường.

Praha, một kiến trúc “bảo thủ” đến kỳ lạ, nhưng theo tôi cũng trẻ trung một cách kỳ lạ. Tuổi xuân, vẻ đẹp mê muội của nàng công chúa đọng lại vĩnh hằng  trong tâm trí của hàng tỷ người dân trên Thế giới như một vài hình ảnh dưới đây:

 

 

Không chỉ Praha  tuổi xuân đã đọng lại vĩnh hằng, theo tôi hầu hết các thành phố khác ở Châu Âu cũng vậy. Cách đây khoảng 150 năm họ đã xây đô thị với tầm nhìn cho cả con cháu mai sau.

 

THIỂN NGHĨ:

  1. Thủ đô không nhất thiết phải là trung tâm hay đầu tầu về kinh tế, văn hóa của cả nước, ví dụ Bern (Thụy Sĩ) hay Washington (Mỹ). Chính phủ ở những nước này và các thủ đô khác nữa đều muốn “xua đuổi” các nhà đầu tư đến với những “vùng sâu, vùng xa” của đất nước họ để thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo. Chính phủ bé nhưng các thành phố khác to mới là điều họ mong muốn. Người dân đóng thuế đã thừa đủ nuôi bộ máy quản lý Nhà nước, nên Thủ đô không cần ôm cả chức năng làm kinh tế, thu hút tiền đầu tư xã hội về thủ đô. Thủ đô cần là nơi đưa ra những chính sách phát triển kinh tế - xã hội thông  minh nhất, hiệu quả nhất cho đất nước.
  2. Trung tâm chính trị - hành chính, ngoại giao cũng không nhất thiết phải đặt ở thủ đô, ví dụ đất nước Hà Lan, đặt tại thành phố Hague, diện tích chỉ bằng 3% của Thủ đô Hà Nội.
  3. Cả diện tích và dân số không phải là căn cứ hay tiêu chí khoa học để đánh giá tầm cỡ của một thủ đô. Nguồn lực cho thủ đô phát triển không phải là diện tích đất rộng lớn và đông dân cư mà là chất xám, trí tuệ của vài  lãnh đạo là đủ.
  4. Dân tộc này hơn dân tộc khác ở chỗ tầm nhìn, bệ đỡ cho HIỆU QUẢ và NĂNG SUẤT.
  5. HIỆU QUẢ và NĂNG SUẤT phải là qui tắc vàng đối với những nước nghèo, đang phát triển.

 

Nguyễn Đức Thắng, Hà Nội ngày 31/7/2018